Lý giải một cách khoa học về cảm giác ngứa ngáy trên da

Trong số chúng ta hẳn nhiên đã từng trải qua cảm giác bị ngứa ngáy khó chịu. Cơn ngứa có thể ập tới bất kỳ lúc nào và bất kỳ vùng nào trên cơ thể. Tuy quen thuộc nhưng chúng gây cảm giác hết sức khó chịu, bực bội, thậm chí đứng ngồi không yên. Đặc biệt nếu việc gãi “điên cuồng” dường như chẳng có tác dụng gì
Ngứa là loại cảm giác gây khó chịu nhưng các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu về hiện tượng này

I. Cảm giác ngứa đến từ đâu?

Theo các nghiên cứu khoa học, trên mỗi một mm2 da người có khoảng 100 – 200 điểm cảm giác đau, 10 điểm cảm giác lạnh, 1 điểm cảm giác nóng nhưng lại không hề có điểm cảm giác ngứa. Đã không có điểm cảm giác ngứa, vậy thì tại sao chúng ta lại có cảm giác này?

Đây là vấn đề đã từng làm các nhà khoa học phải đau đầu. Hiện nay có ba cách giải thích được nhiều người biết đến:

  • Tuy con người không có điểm cảm giác ngứa nhưng khi các điểm cảm giác đau bị kích thích ở mức độ nhẹ, tín hiệu sẽ được truyền lên não và khiến người ta sinh ra cảm giác ngứa
  • Rất có thể các điểm cảm giác ngứa vẫn tồn tại dù chưa tìm ra chúng
  • Một cơ chế ngứa mới được phát hiện vào năm 2001. Theo đó, thủ phạm gây ngứa là một hóa chất tên là histamin, có sẵn trong dưỡng bào dưới da. Nó liên kết với đầu mút của dây thần kinh trên những thụ quan đặc biệt. Khi bị viêm hay dị ứng, dưỡng bào lập tức tiết ra histamin, tạo ra cảm giác ngứa ngáy hoặc làm vùng da quanh đó bị đỏ lên

Chuyên trang TED-ED nổi tiếng của Mỹ đã có một video nghiên cứu thú vị và sâu về cảm giác ngứa làm khổ sở đại đa số chúng ta

II. Những chứng bệnh rất ngứa – nhưng càng gãi càng nặng

Phải khẳng định rằng, ngứa là triệu chứng của nhiều bệnh, chứ bản thân nó không phải là một bệnh. Một số kiểu ngứa, như do muỗi đốt, chỉ kéo dài trong vài phút. Một vài loại khác, như ngứa dị ứng nặng có thể gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Luôn phải gãi cũng có thể gây nên cảm giác mệt mỏi và xấu hổ.

Tuy nhiên, đối với một số tình trạng da dưới đây, nếu càng gãi càng trở nên nguy hiểm

2.1 Da khô

Bề mặt da hay còn gọi là chất sừng đôi khi bị khô do thiếu chất béo đặc biệt. Mặc dù việc gãi có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng nó chắc chắn sẽ làm tổn hại da. Cách khắc phục đơn giản là tắm nước ấm và bôi kem dưỡng da trong khi da vẫn còn hơi ẩm.

2.2 Côn trùng cắn

Một vết muỗi đốt ngay lập tức sẽ kích hoạt giải phóng histamine. Bọ ve cũng có khả năng giải phóng một loại enzyme làm xói mòn mô, khiến các tế bào da ở vùng ngoại vi bị cứng và ngứa. Kiến lửa đốt cũng giải phóng nọc, gây ra mụn nước ngứa ngáy. Nếu bạn gặp phải một trong các vấn đề trên, hãy lấy vài viên đá bọc vào khăn và chườm lên vùng ngứa, hoặc bôi kem chống ngứa

Côn trùng cắn đôi khi kèm theo nọc độc khó lường, việc gãi ngứa sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng

2.3 Vết thương hở

Các vết cắt hoặc xước sẽ gây cảm giác ngứa cho đến khi chúng liền hoàn toàn. Đây là một phản ứng viêm tự nhiên của cơ thể khi các dây thần kinh bị tổn thương do da vỡ ra. Gãi một vết thương chưa kín miệng cho thể khiến thời gian lành kéo dài hơn. Bạn có thể sử dụng biện pháp chườm mát để làm giảm ngứa.

2.4 Vết bỏng nắng

Bỏng nắng rất khó chịu, nhưng ngứa do bỏng còn khó chịu hơn. Nó khiến bất kì ai bị bỏng cũng có ham muốn được gãi để thấy dễ chịu. Mặc dù các dây thần kinh trên da không bị ảnh hưởng nhiều do bỏng nắng, nhưng chúng lại gây ngứa ngáy. Gel lô hội là cách tuyệt vời để làm dịu ngứa do bị cháy nắng. Còn kem cortisone có thể giúp giảm viêm.

2.5 Eczema

Eczema là một triệu chứng viêm da dị ứng, khi lớp ngoài của da không hoạt động đúng, dẫn tới gây ngứa. Rất khó cưỡng lại mong muốn gãi nhưngnếu làm như vậy, bạn có thể làm phát triển triệu chứng prigo nodularis – là sự tạo thành các vết sưng ngứa.

Nếu cơn ngứa trở nên không chịu nổi và không suy giảm, bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ kê đơn cho bạn với một liều steroid mạnh để chữa da khô và thuốc kháng histamin để làm dịu tình trạng viêm.

Bệnh eczema dễ gây ngứa

2.6 Bệnh vẩy nến

Hệ thống miễn dịch hoạt động cao là nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến, nó khiến cơ thể sản sinh các tế bào với tốc độ rất nhanh. Kết quả là nó tạo ra các vết đỏ và các cục mụn gây ra bởi tế bào da chết không kịp tiêu đi cho sự phát triển của tế bào mới, dẫn tới sự ngứa ngáy.

Bệnh có thể giảm triệu chứng ngứa bằng cách giữ ẩm cho da. Hoặc có thể điều trị bằng liệu pháp ánh sáng tia cực tím , thuốc uống theo đơn của bác sĩ.

Trong một nghiên cứu trường hợp cực đoan, một phụ nữ bị bệnh zona bị ngứa đầu như vậy trong vòng một năm, cô ấy đã gãi thẳng qua sọ và vào trong não một cách đau đớn.

2.7 Nấm da chân

Nấm da chân là bệnh khiến lòng bàn chân và vùng giữa các kẽ ngón chân bị khô và ngứa. Gãi gây nứt, nhiễm trùng và lây bệnh đến các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh cần được điều trị bằng kem chống nấm, nếu không có tác dụng, bạn nên đi khám để có giải pháp chữa trị hiệu quả hơn

III. Ngứa hoài không dứt – cảnh giác với các bệnh chết người

Tuy thường là vô hại, nhưng ngứa kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm, có thể gây chết người

3.1 Bệnh thận

Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận rằng những người bị bệnh thận, dù nặng hay nhẹ, đều bị ngứa da. Nếu bị bệnh thận mãn tính như suy thận, ngứa có thể rất dữ dội. Các chất độc và chất cặn bã mà thận không thể đào thải ra khỏi người sẽ ngấm vào máu và gây ngứa.

3.2 Rối loạn gan

Gan cũng là một cơ quan thiết yếu khác của cơ thể giúp tiêu hóa các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi mật thừa ứ đọng trong gan, nó bắt đầu axit hóa và ngấm vào máu. Chúng gây ngứa nghiêm trọng trên da

Rối loạn chức năng gan cũng gây ngứa ngáy nghiêm trọng

3.3 Bệnh cột sống

Các dây thần kinh trong và xung quanh tủy sống bị tổn thương hoặc bị viêm, chúng bị “bị chèn ép” khi ngồi và di chuyển, gây cảm giác ngứa ở vùng đó.

3.4 U lympho

U lympho là một loại ung thư máu ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết của cơ thể. Loại ung thư này thường rất khó điều trị và tỷ lệ tái phát rất cao. Người bệnh thường bị ngứa da khắp người mà không thấy phát ban. Điều này là do cytokine gây ra phản ứng viêm ở các tế bào da, gây ngứa trầm trọng

3.5 Bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp có hai loại. Loại thứ nhất được gọi là suy giáp hay nhược giáp, do tuyến giáp hoạt động kém và loại thứ hai được gọi là cường giáp do tuyến giáp hoạt động quá mức. Bệnh tuyến giáp là bệnh nội tiết có thể cần điều trị lâu dài. Sự mất cân bằng nội tiết do bệnh tuyến giáp cũng có thể gây ngứa da ở nhiều bệnh nhân.

Được biết, hiện các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu nhiều hơn về phản ứng ngứa độc đáo này. Vì vậy, hy vọng trong tương lai chúng ta có thể chấm dứt hiện tượng ngứa không kiểm soát gây khó chịu

iCare Pharma tổng hợp

Nguồn: TED-ED

Science Alert

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *