Vấn đề trẻ sơ sinh bị nấm da đầu phải làm sao đã trở thành nỗi lo ngại của rất nhiều bậc phụ huynh. Liệu rằng chúng có quá nguy hiểm hay để lại di chứng gì không? Hãy để iCare Pharma giải đáp thắc mắc này giúp bạn.
Biểu hiện nấm da đầu ở trẻ sơ sinh
Mặc dù cùng là nấm da đầu, nhưng biểu hiện ở trẻ sơ sinh lại không quá giống với biểu hiện ở người trưởng thành. Dưới đây là những dấu hiệu để bạn nhận biết bé đang bị nấm da đầu:
- Da đầu xuất hiện những vảy phấn trắng nhỏ, thoạt nhìn rất giống gàu.
- Những vùng da bị nấm sẽ tạo thành những mảng ban có màu đỏ, gây nên cảm giác ngứa ngáy. Điều này sẽ khiến bé vô cùng khó chịu, hay gãi đầu và thường xuyên quấy khóc.
- Bên cạnh đó, trên da đầu bé còn có thể xuất hiện thêm những nốt mụn mủ nhỏ. Chúng thường sẽ tạo thành từng mảng phồng rộp có dạng như tổ ong.
- Khi bị nấm, tóc trẻ sẽ bị rụng nhiều và thường xuyên hơn.
- Đối với dạng nấm thân tóc, bạn sẽ có thể thấy những hạt nhỏ, tròn như hạt kê, có màu đen hoặc nâu sẫm bám trên tóc trẻ. Những hạt này có thể dùng tay tuốt ra tương tự như trứng chấy.
Biểu hiện nấm da đầu ở trẻ sơ sinh có hơi khác với biểu hiện ở người lớn
Trẻ sơ sinh bị nấm da đầu phải làm sao?
Nấm da đầu là tình trạng chung của nhiều trẻ nhỏ nên các bậc phụ huynh cũng không cần quá lo lắng. Sau khi thấy bé có những biểu hiện của nấm, hãy thực hiện những điều ngay dưới đây:
Thăm khám tại các cơ sở y tế
Nấm da đầu ở trẻ tương đối dễ chữa, có thể bôi thuốc tại nhà là khỏi. Tuy nhiên, da của trẻ sơ sinh còn rất nhạy cảm, nên các phụ huynh không nên tự ý mua thuốc để thoa cho bé.
Cách tốt nhất cũng như được các chuyên gia khuyến khích nhất đó là đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám. Lúc này, bác sĩ chuyên môn sẽ có thể đánh giá được tình hình và kê thuốc sao cho phù hợp với thể trạng bé nhất.
Kiểm soát cơn ngứa cho bé
Trẻ sơ sinh bị nấm da đầu phải làm sao khi sự ngứa ngáy, khó chịu mà nấm mang lại khiến bé không thể kiểm soát hành vi gãi mạnh của mình. Tuy nhiên, hành động này sẽ làm nấm càng trở nặng và khó kiểm soát hơn.
Cần hạn chế bé gãi đầu vì sẽ dễ làm nấm lây lan và phát triển
Do đó, các bậc cha mẹ hãy chú ý đến bé hơn, không để bé dùng tay để cào, gãi đầu. Chúng ta cần thường xuyên cắt móng và giữ cho tay bé sạch sẽ. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng nên đeo bao tay cho bé nhiều hơn.
Để làm giảm cảm giác ngứa, bạn có thể cân nhắc việc dùng khăn ấm chườm lên phần da đầu bị nấm. Nhiệt độ ở mức vừa phải sẽ có thể làm dịu cơn ngứa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng tay massage nhẹ nhàng cho trẻ.
Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh bị nấm da đầu phải làm sao mới phù hợp với bệnh tình? Trong giai đoạn này, cần phải tránh các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ cho trẻ. Kể cả những món hải sản dễ dị ứng như tôm, cua, ốc… cũng nên hạn chế.
Đặc biệt, nếu trẻ còn bú mẹ thì bản thân người mẹ cũng nên giảm thiểu các món trên trong khẩu phần ăn. Thay vào đó, cả mẹ và bé đều nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm có tính mát… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cả mẹ và bé nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây và cá béo
Trong quá trình điều trị nấm, bạn chỉ nên cho bé ăn những món nhạt. Đồng thời nên cân nhắc sử dụng dầu thực vật để bổ sung thêm axit béo không bão hòa. Điều này sẽ giúp làm giảm hiện tượng mẩn ngứa ở trẻ.
Vệ sinh sạch sẽ
Để giúp điều trị nấm tốt hơn, bạn có thể dùng dầu gội chứa hoạt chất kháng nấm cho bé với tần suất khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần. Nên gội đầu cho bé vào ban ngày, lưu ý rằng thao tác tay phải nhẹ nhàng và đảm bảo làm khô tóc cho bé ngay sau đó.
Hãy đảm bảo rằng môi trường xung quanh bé luôn được sạch sẽ, khô thoáng. Cần giặt giũ, thay ga giường thường xuyên để tiêu diệt các vi nấm. Không để bé tiếp xúc với môi trường nắng nóng, nhiều khói bụi và hóa chất.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị nấm da đầu
Trong thời kỳ trẻ bị nấm da đầu, bạn cần phải hết sức lưu ý trong khâu chăm sóc. Dưới đây là một số điều bạn cần đặc biệt để tâm:
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để điều hòa tuyến mồ hôi
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn để tuyến mồ hôi và bã nhờn được điều tiết. Đồng thời giúp đào thải độc tố và thúc đẩy tái tạo tế bào da mới.
- Không nên cho trẻ mặc quần áo quá dày, quá nhiều lớp, không để bé tham gia các hoạt động thể chất quá độ để hạn chế đổ nhiều mồ hôi.
- Nên cắt tóc gọn gàng cho bé để dễ dàng vệ sinh cũng như bôi thuốc thường xuyên.
- Trẻ bị nấm da đầu vẫn có thể đi học như bình thường. Tuy nhiên cần đảm bảo giờ giấc bôi thuốc cũng như chăm sóc kỹ cho bé để tránh lây lan.
Đến đây thì có lẽ các bậc phụ huynh cũng đã biết trẻ sơ sinh bị nấm da đầu phải làm sao. Nếu có thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay cho iCare Pharma để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất nhé!
>>> Xem thêm: Bệnh nấm da đầu ở trẻ em là gì và cách khắc phục. <<<
>>> Xem thêm: Trẻ nhỏ bị nấm da đầu phải làm sao để điều trị an toàn và hiệu quả? <<<