Tình trạng ngứa rát do côn trùng cắn, dị ứng hay do các bệnh da liễu gây ra không chỉ làm tổn thương da mà còn gây ra cảm giác khó chịu. Với các trường hợp ngứa nhẹ, bạn có thể tận dụng tinh dầu tự nhiên để cải thiện tình trạng này.
I. Tinh dầu là gì?
Xem thêm nhiều bài về tinh dầu: Sự kết hợp hoàn hảo của các loại tinh dầu
Tinh dầu có nguồn gốc từ thực vật, là sản phẩm thu được qua quá trình chưng cất và tinh chế. Tinh dầu được chiết xuất từ nhiều loại thực vật, có nhiều công dụng và mùi hương phong phú. Bên cạnh công dụng tạo mùi hương, tinh dầu còn được sử dụng để giảm kích ứng và giảm ngứa da.
Nếu bạn bị ngứa da do muỗi, côn trùng cắn, dị ứng hoặc phát ban có thể sử dụng tinh dầu để cải thiện. Trường hợp ngứa da do các bệnh da liễu nghiêm trọng như vảy nến, chàm (eczema),… bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách điều trị này.
II. 7 loại tinh dầu làm giảm ngứa da an toàn
Tinh dầu có khả năng giảm sưng và giảm ngứa da thường có đặc tính kháng khuẩn, giúp vết thương trên da không bị nhiễm trùng. Ngoài tác dụng chống viêm, các tinh dầu này còn có tác dụng làm dịu và dưỡng ẩm, giúp hạn chế tình trạng ngứa và bong tróc ở vùng da bị tổn thương.
Một số loại tinh dầu đã được bổ sung hương liệu và các thành phần khác. Bạn nên lựa chọn tinh dầu nguyên chất để tránh tình trạng kích ứng khi sử dụng.
2.1. Tinh dầu bạc hà
2.1.1 Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu trong tinh dầu bạc hà bao gồm những chất sau đây:
- Mentola C10H19OH có trong tinh dầu với tỷ lệ 40-50%, một số loài có thể lên tới 70-90%. Mentola ở trong tinh dầu chủ yếu ở trạng thái tự do nhưng một phần ở dạng kết hợp với axit axetic.
- Mentol C10H18O chừng 10 đến 20% trong tinh dầu bạc hà Trung Quốc.
2.1.2 Tác dụng dược lý
Tinh dầu bạc hà và mentola bốc hơi rất nhanh. Gây cảm giác mát và tê tại chỗ. Chúng được dùng trong một số trường hợp đau dây thần kinh. Ngoài ra còn có tác dụng sát trùng mạnh thường dùng trong một số trường hợp ngứa ngoài da.
Khi thoa tinh dầu bạc hà lên vùng da tổn thương bạn sẽ nhận thấy vết thương mát và giảm sưng dần. Bạn nên thoa tinh dầu từ 2 – 3 lần/ngày để giảm ngứa nhanh chóng.
2.1.3 Lưu ý khi dùng tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà bôi mũi có thể gây hiện tượng ức chế dẫn đến ngừng thở. Nghiêm trọng hơn là làm cho tim ngừng đập hoàn toàn. Hiện tượng này hay xảy ra, nhất là đối với trẻ con ít tuổi. Người ra đã nhận xét thấy một số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu mentola 1% .
Bên cạnh đó, tinh dầu này nếu uống với liều lượng rất nhỏ có thể gây hưng phấn, xúc tiến sự bài tiết của tuyến mồ hôi. Ngoài ra, còn làm cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp. Nếu sử dụng với liều thấp, có tác dụng kích thích tủy sống. Gây tê liệt phản xạ và ngăn sự lên men quá bình thường trong ruột
Do đó chúng ta cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu hạc hà cho trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh
2.2 Tinh dầu hoa cúc La Mã
2.2.1 Thành phần hóa học của tinh dầu hoa cúc
Cúc la mã có tên khoa học Matricaria chamomilla là loại thực vật thuộc họ cúc, chuyên mọc ở các vùng khí hậu ôn hòa.
Tinh dầu hoa cúc được chiết xuất từ hoa cúc La Mã bằng phương pháp ép. Thành phần chính của tinh dầu la mã gồm: Alpha pinen, Beta pinen, camphene, caryophyllene, Sabinene, Myrcene, Gamma terpinene-, Pinocarvone, Farsenol, cineole, Propyl Angelate và Butyl Angelate
2.2.2 Công dụng của tinh dầu hoa cúc
Hoa cúc có mùi thơm nhẹ, tính mát và có đặc tính làm dịu da. So với tinh dầu bạc hà, tinh dầu từ hoa cúc ít gây kích ứng và không gây ra cảm giác xót khi tiếp xúc với vết xước
- Giảm ngứa da: Tinh dầu hoa cúc có độ ẩm cao. Bạn có thoa lên vùng da khô, ngứa 2 lần/ngày. Sử dụng trong khoảng 3 ngày liên tục bạn sẽ thấy vết ngứa thuyên giảm. Ngoài ra, loại tinh dầu này còn có ích đối với các vấn đề về da khác như bị khô, nứt nẻ, mất nước hoặc mắc các bệnh eczema
- Khử trùng, kháng viêm: Các bác sỹ y học cổ truyển của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã có nhiều nghiên cứu về tinh dầu hoa cúc. Hoạt chất Benzaldehyde, Acid Benzoic và Benzyl benzoat có khả năng sát khuẩn giúp diệt khuẩn, diệt nấm và kháng virus
- Hỗ trợ làm mờ sẹo: Thành phần của tinh dầu hoa cúc có hoạt chất Cicatrisant có vai trò thúc đẩy sự tái tạo da bổ sung collagen. Đồng thời hỗ trợ làm mờ vết sẹo bị gây ra bởi mụn trứng cá, mụn nhọt hay hay các vết thương khác.
2.3 Tinh dầu tràm trà
Thành phần gần giống nhau. Tuy nhiên tinh dầu tràm gió thường chỉ được dùng trong các liệu pháp trị bệnh. Còn tinh dầu tràm trà dùng phổ biến hơn ở cả lĩnh vực trị bệnh và làm đẹp
2.3.1 Thành phần hóa học của tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm là chất lỏng màu vàng hơi xanh, trong suốt và nhẹ hơn nước, không tan trong nước
Thành phần hóa học của tinh dầu tràm gồm chủ yếu là Eucalytol (1,8-cineol) chiếm 23 – 65%. Và alpha-Terpineol chiếm 5-10%. Là hỗn hợp tecpenoit cấu trúc gồm nhiều đơn vị isopren. Các monotecpenoic C10 và sesquitecpenoic C15 là thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm
2.3.2 Công dụng dược lý của tinh dầu tràm
- Tràm trà là một loại cây họ chè, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Tinh dầu tràm trà thường được sử dụng để trị mụn trứng cá, giảm bã nhờn và giảm gàu trên da đầu.
- Tinh dầu tràm trà không chỉ giảm ngứa da mà còn được sử dụng để kiểm soát tình trạng nổi mề đay, phát ban…
- Hoạt chất α-Terpineol chiết xuất từ tinh dầu Tràm Trà chính là nguyên liệu để sản xuất nhiều thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu. Bạn có thể bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi
2.4 Tinh dầu hoa oải hương
2.4.1 Thành phần hóa học
Tinh dầu hoa oải hương được chiết xuất từ các cánh hoa bằng phương pháp chưng cất hơi nước cho sản lượng 1,4% – 1,6%. Các thành phần hóa học chính của dầu hoa oải hương là một pinen-limonene, 1,8-cineole, cis-ocimene, xuyên ocimene, 3 octanone, linalool, linalyl acetate, caryophyllene, terpinen-4-ol và lavendulyl acetate
Tinh dầu hoa oải hương được xem là một trong những loại tinh dầu an toàn nhất. Tuy nhiên bạn nên ngưng sử dụng nếu bị dị ứng.
2.4.2 Đặc tính trị liệu
Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng kháng nấm nên rất thích hợp với những người bị ngứa do nấm da gây ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tinh dầu này để cải thiện vết cắn do bọ xít, kiến, ong,…
Hoa oải hương có mùi rất thư giãn và dễ chịu. Bạn nên dùng tinh dầu này để dưỡng da trước khi ngủ. Mùi hương nhẹ nhàng sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
2.5. Tinh dầu hoa hồng
2.5.1 Thành phần hóa học
Tinh dầu hoa hồng nguyên chất có màu vàng nhạt và hương thơm ngọt ngào, ấm áp của hoa hồng. Ở điều kiện nhiệt độ dưới 20 độ C, tinh dầu sẽ đông cục bộ. Tinh dầu hoa hồng được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước (steam distillation),
Thành phần chủ yếu của tinh dầu hoa hồng gồm geraniol (12,78%), 1-citronellol (23,89%), phenethyl alcol (16,36%), stearoptenes (22,1%)…
2.5.2 Công dụng dược lý
Một nguyên nhân gây ngứa da mà ít người biết đến là do căng thẳng, mệt mỏi. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng tinh dầu hoa hồng để kích thích các dây thần kinh giảm căng thẳng.
Hoa hồng không có tác dụng kháng khuẩn nên bạn hạn chế dùng trên vùng da có vết xước hoặc vết thương hở.
Bạn có thể dùng tinh dầu hoa hồng để xông hơi; thêm vào nước tắm; pha chế dầu mát-xa. Ngoài ra, tinh dầu hoa hồng pha trộn thêm các loại tinh dầu lành tính khác để làm nước hoa hồng rửa mặt
2.6 Tinh dầu dừa
2.6.1 Thành phần cấu tạo của tinh dầu dừa
Dầu dừa làm tăng thêm hương vị cho nhiều loại thực phẩm phổ biến. 90% thành phần của dầu dừa là các chuỗi axit béo. Những axit béo no và không no mang theo từng loại công dụng khác nhau cho dầu dừa. Một số hợp chất tốt cho sức khỏe như axit lauric, axit linoleic, axit capric…Ngoài ra, trong tinh dầu dừa còn chứa các vitamin và khoáng chất khác, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương
2.6.2 Công dụng của tinh dầu dừa
Nghiên cứu “Đặc tính chống viêm và bảo vệ da của dầu dừa” được thực hiện năm 2018 cho thấy dầu dừa có khả năng ức chế leukotriene, prostaglandin và cytokine. Đây là những thành phần kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể.
Tuy nhiên, cải thiện lâm sàng của phương pháp trị mẩn ngứa bằng dầu dừa thường diễn ra chậm hơn các loại thuốc đặc hiệu. Vì vậy nếu triệu chứng trên da nặng nề, bạn nên sử dụng những loại thuốc bôi được bác sĩ chỉ định.
2.6.3 Cách sử dụng dầu dừa trị mẩn ngứa dễ thực hiện
- Sử dụng tinh dầu dừa trực tiếp lên da
Cách thực hiện này đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho da. Điển hình như dưỡng ẩm, làm dịu, giảm ngứa và giảm sưng viêm.
Thực hiện: Vệ sinh vùng da nổi mẩn ngứa. Sau đó, thoa nhẹ nhàng trên da rồi đợi trong 10 phút và rửa lại bằng nước sạch. Nên massage theo hình xoắn ốc để tránh tinh dầu ứ đọng trong lỗ chân lông
- Kết hợp tinh dầu dừa và nha đam
+ Trộn đều 1 thìa gel nha đam với 1 thìa dầu dừa
+ Làm sạch vùng da cần điều trị
+ Sau đó thoa hỗn hợp lên vùng da này
+ Đợi trong khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước sạch
- Kết hợp tinh dầu dừa và mật ong
Kết hợp tinh dầu dừa với mật ong làm tăng khả năng kháng khuẩn và chống viêm
+ Làm sạch vùng da cần điều trị
+ Trộn đều 1 thìa dầu dừa và 1 thìa mật ong
+ Thoa đều hỗn hợp lên vùng da này
+ Đợi trong 10 phút và rửa lại bằng nước sạch
- Tinh dầu dừa và chanh
Dầu dừa chứa hàm lượng axit oleic cao nên có thể gây bít tắc lỗ chân lông. Để làm loãng hàm lượng axit béo, bạn có thể bổ sung thêm chanh vào công thức trị mẩn ngứa. Ngoài ra, chanh có chứa nhiều nước và axit citric, có tác dụng sát khuẩn và giảm ngứa da.
Thực hiện:
+ Vắt nửa quả chanh, lấy nước cốt trộn đều với 1 thìa dầu dừa
+ Thoa hỗn hợp lên vùng da nổi mẩn ngứa
+ Để trong 10 phút và rửa lại bằng nước sạch
2.7. Tinh dầu khuynh diệp
2.7.1 Thành phần hóa học của tinh dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp hay tinh dầu khuynh diệp là một loại dầu gió được chiết xuất từ tinh dầu của lá bạch đàn. Loại cây này có rỉ ra một chất nhựa được gọi là chất kino. Nhờ vào đặc tính làm se, kino có thể dùng để chữa bệnh.
Các thành phần chính tinh dầu khuynh diệp bao gồm: Ecucalyptol (chiếm tới trên 60% tỷ trọng), ngoài ra có các thành phần như aldehydes, hydrocarburs,….Tinh dầu khuynh diệp được sản xuất bằng cách chưng cất hơi nước từ lá cây và ngọn cây tươi hay chiết xuất bằng hệ thống hơi nước
2.7.2 Công dụng dược tính
Tinh dầu khuynh diệp đã được chứng minh về khả năng giảm sưng viêm và giảm ngứa. Hiện nay, tinh dầu này đã được ứng dụng trong y học để điều chế dầu xoa bóp, dầu trị các vấn đề về da thường gặp.
Dầu khuynh diệp giúp bạn làm giảm ngứa nhanh chóng, tuy nhiên dầu không có tác dụng với tình trạng ngứa da do vi nấm gây ra.
III. Lưu ý khi dùng tinh dầu làm giảm ngứa da
- Nên lựa chọn tinh dầu hữu cơ để giảm kích ứng lên da
- Thận trọng khi dùng tinh dầu lên da mặt hoặc vùng da gần mắt
- Thử trước lên vùng da nhỏ để chắc da bạn không bị kích ứng trước khi thoa lên vùng da rộng
- Không dùng cho trẻ em nếu không có sự cho phép của bác sĩ
Nếu tình trạng ngứa da không được cải thiện sau 3 – 5 ngày sử dụng tinh dầu làm giảm ngứa, bạn nên gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Một số vi khuẩn gây bệnh da liễu chỉ được ức chế khi bạn dùng kháng sinh hoặc các loại thuốc điều trị chuyên sâu.
iCare Pharma tổng hợp