Top 4 Bệnh Dân Văn Phòng Thường Gặp – Cách Phòng Tránh Bệnh Hiệu Quả

Một môi trường làm việc hiện đại, một mức lương đáng mong đợi, công việc văn phòng đối với người khác dường như là một niềm mơ ước. Thế nhưng, liệu có phải công việc văn phòng chỉ có những mặt thuận lợi, mặt trái thầm kín có phải ai cũng nhìn nhận được?

Ngồi làm việc hàng giờ trước màn hình máy tính, máy lạnh hoạt động liên tục suốt 8 tiếng đồng hồ, dân văn phòng phải đối mặt với rất nhiều bệnh lý tiềm ẩn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế, dân văn phòng cần bỏ túi cho mình những bệnh nghề nghiệp thường gặp sau đây để phòng tránh và đảm bảo một cơ thể khỏe khoắn năng lượng cống hiến cho công việc.

Bệnh về xương khớp

Việc ít vận động và thường xuyên ngồi một tư thế khiến cho hệ xương khớp của dân văn phòng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc giữ cổ cố định trong thời gian dài sẽ khiến máu kém lưu thông, lâu dần dẫn tới thoái hóa khớp, vẹo đốt sống cổ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi ngồi áp lực lên cột sống tăng trên 50% so với lúc đứng. Vì vậy, dân văn phòng ngồi càng lâu thì áp lực đè lên các đốt sống càng lớn, rất dễ gây đau lưng. Chưa kể đến việc ngồi sai tư thế, càng dễ dàng gây ra vẹo đốt sống lưng, đau hông, đau vai gáy. Hơn nữa, những căng thẳng trong công việc cũng ảnh hưởng đến sự căng cứng cơ bắp, nhất là vùng cổ và lưng. Và nếu tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến đau lưng mạn tính cho dân văn phòng.

Việc ít vận động gây nên nhiều vấn đề về xương khớp đối với dân văn phòng

Để hạn chế tình trạng trên, cần có khoảng nghỉ ngơi thư giãn xương khớp. Có thể kết hợp các bài tập xương khớp nhẹ nhàng ở các khoảng nghỉ để duy trì sự dẻo dai, linh hoạt. Việc vận động còn giúp máu huyết lưu thông, tăng cường vận chuyển dinh dưỡng cho sụn khớp. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất hỗ trợ xương khớp.

Bệnh về mắt

Màn hình máy tính và các thiết bị điện tử khi hoạt động tỏa ra ánh sáng xanh. Loại ánh sáng này gây không ít tổn hại cho mắt. Theo nghiên cứu của Viện sức khỏe và an toàn lao động quốc gia Mỹ, có tới 75- 90% người sử dụng máy tính gặp hội chứng rối loạn thị giác và các vấn đề về mắt. Thậm chí, bệnh về mắt còn phổ biến hơn cả bệnh xương khớp. Bên cạnh đó, việc nhìn liên tục vào màn hình khiến cho mắt hoạt động quá tải, gây mỏi mắt, gia tăng các tật và bệnh về mắt.

Làm việc thường xuyên trước màn hình máy tính ảnh hưởng lớn đến thị lực

Có nhiều phương pháp bảo vệ đôi mắt trước tác hại của màn hình máy tính. Hãy chú ý giữ khoảng cách từ mắt tới màn hình máy tính tầm 70 cm. Cần cho mắt nghỉ sau một khoảng thời gian làm việc, có thể kết hợp các động tác massage thư giãn cho mắt trong lúc nghỉ ngơi, hoặc để mắt thả lỏng hướng tầm nhìn ra xa phạm vi trên 5m để mắt được điều tiết linh hoạt. Bên cạnh đó, có thể trang bị cho bản thân cặp kính cản ánh sáng xanh để bảo vệ mắt trước màn hình điện tử.

Bệnh về hô hấp

Văn phòng tuy là nơi thoáng đãng, mát mẻ thế nhưng lại là không gian kín tiềm tàng rất nhiều vi khuẩn. Do đó, khả năng lây nhiễm cảm cúm, viêm phổi cao hơn nhiều lần sao với bên ngoài. Hơn nữa, làm việc dưới hoạt động liên tục của máy lạnh khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Lan, Trưởng Khoa Mũi xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, nhiệt độ không phù hợp có thể làm cho các lông chuyển trong mũi vốn có tác dụng lọc bụi trong không khí sẽ hoạt động kém, kích thích niêm mạc viêm, dẫn đến viêm xoang mũi. Chưa kể nếu vệ sinh máy lạnh kém, bụi do máy lạnh thải ra có thể gây dị ứng, để lâu dễ gây viêm xoang. Ngoài ra, mùi hóa chất do mực in và các dụng cụ văn phòng khác gây ra hoặc do bụi từ vụn giấy và các dụng cụ văn phòng khác cũng là nguyên nhân gây bệnh về hô hấp.

Máy lạnh bẩn là nguy hiểm tiềm tàng gây nên bệnh hô hấp ở nơi công sở

Vì vậy, để bảo vệ hệ hô hấp trước các nguy cơ gây bệnh, trên hết cần giữ môi trường sạch sẽ. Đặc biệt, vệ sinh máy lạnh thường xuyên, thỉnh thoảng ra ngoài văn phòng hoặc mở cửa để thoáng khí. Giữ mức nhiệt độ trong văn phòng không quá cao cũng không quá thấp để tránh ảnh hưởng đến hô hấp. Nhiệt độ mà các bác sĩ khuyến cáo là khoảng trên dưới 20°C.

Bệnh về da đầu

Một bệnh dân văn phòng cũng hay mắc là bệnh nấm da đầu, khô da, dị ứng da, . Việc sử dụng điều hòa trong phòng khiến da bạn bị mất nước, khô rát, dễ dẫn tới các bệnh về dị ứng hay viêm da, khiến làn da của xuống cấp nhanh chóng. Khô da cũng dẫn gia tăng tình trạng lão hóa, da sớm xuất hiện vết nhăn. Những vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách chăm sóc da hợp lý, uống đầy đủ nước và thường xuyên  cấp ẩm cho da là có thể xua tan vấn đề này.

Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, một nỗi lo đáng báo động nữa về da liễu cho dân văn phòng đó là tình trạng xâm lăng của bệnh da đầu. Việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất tạo kiểu tóc, kích ứng mạnh khi chải hay gội đầu là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh nấm da đầu. Bệnh nấm da đầu đã gây nên nỗi ám ảnh cho dân văn phòng khi gây ra bao nỗi phiền toái từ ngứa ngáy đến rụng tóc đến vảy gàu. Nỗi ám ảnh ấy càng gia tăng gấp bội khi yêu cầu công việc lại đòi hỏi sự chỉn chu và tươm tất.

Bệnh da đầu cũng là nỗi ám ảnh đối với dân văn phòng

Dân văn phòng cần lưu ý chăm sóc tóc đúng cách và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đẩy lùi bệnh nấm da đầu. Bên cạnh đó, với những sản phẩm được chiết xuất từ dược liệu tự nhiên sẽ là giải pháp hỗ trợ tốt nhất trong việc điều trị bệnh nấm da đầu một cách hiệu quả

Dù được chữa khỏi nhưng nấm da đầu rất dễ tái lại, đặc biệt khi chăm sóc không đúng cách. Vì vậy, người bệnh đã từng bị nấm da đầu cẩn rất cẩn trọng trong sinh hoạt hàng ngày. Những biện pháp ngừa tái nhiễm nấm nên được áp dụng:

  • Vệ sinh tóc thường xuyên: Dùng dung dịch kháng khuẩn có tác dụng diệt nấm để ủ đầu và làm sạch da đầu.
  • Hạn chế gội đầu vào ban đêm: Để tránh mang mái tóc ẩm ướt đi ngủ, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Giữ khô tóc: Tránh ra mồ hôi nhiều, lau và sấy tóc kỹ càng sau mỗi lần gội.
  • Tránh tiếp xúc với người bị nấm.
  • Hạn chế ôm ấp thú cưng, sau khi sờ thì cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Thường xuyên lau dọn nhà cửa, thay giặt chăn màn, ga gối.

Hy vọng với bài viết trên mọi người sẽ có giải pháp phù hợp và tránh bị các bệnh thường gặp.

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *