Da đầu bị ngứa ngáy và nổi đầy mụn đỏ là tình trạng xảy ra rất phổ biến vào thời điểm thời tiết nắng nóng. Việc này gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh. Nếu tình trạng này không được điều trị nhanh chóng, để lâu ngày sẽ gây ra các bệnh về nấm tóc, viêm chân tóc gây nguy hại cho da đầu
I. Da đầu bị nổi mụn là bệnh gì?
>> Tham khảo: Cách để trị và phòng ngừa mụn trên da đầu – MedicalNewsToday
Da đầu bị nổi mụn đỏ kèm theo triệu chứng ngứa ngáy có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về da sau đây:
- Nấm da đầu: Bệnh gây ra do vi khuẩn Trychophyton. Vi khuẩn này xâm nhập vào da đầu gây ra các vết mụn li ti, rụng tóc và ngứa da đầu
- Bệnh vẩy nến: Đây là một căn bệnh tự nhiễm và rất dễ bị mắc phải. Khi bị vảy nến, da đầu sẽ xuất hiện tình trạng ngứa rát, các lớp vảy trên da đầu bị bong tróc.
- Viêm nang chân tóc: Khi da đầu tiết ra nhiều bã nhờn và bụi bẩn mà không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến viêm nang tóc. Bệnh gây ra mụn ở da đầu, có rỉ dịch khi gãi ngứa.
- Viêm da tiếp xúc: Việc sử dụng các loại sản phẩm gây kích ứng như hóa chất từ thuốc uốn, nhuộm, ép sẽ ảnh hưởng đến da đầu. Gây ra tình trạng mụn ngứa ở da đầu khiến người mắc phải cảm thấy rất khó chịu.
II. Nguyên nhân và biểu hiện người bị mụn da đầu
2.1 Nguyên nhân mắc phải mụn trên da đầu
Theo các bác sĩ da liễu, mụn nhọt ở da đầu hình thành khi nang lông bị tắc nghẽn do dầu hoặc bụi bẩn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn Staphylococus xâm nhập. Khi đó, vi khuẩn sẽ đi vào bên trong cơ thể và gây nhiễm trùng, làm hoại tử lỗ chân lông và tạo mụn
Ngoài ra, nguyên nhân gây mụn nhọt ở đầu cũng có thể là do:
- Vệ sinh da đầu không sạch sẽ.
- Sử dụng loại dầu gội chứa nhiều chất hóa học gây mất cân bằng độ ẩm ở da đầu. Các tế bào trên da sẽ bong tróc ra nhiều, giúp vi khuẩn và nấm dễ ẩn náu và phát triển gây bệnh
- Sử dụng thường xuyên thuốc nhuộm tóc, dầu gội gây kích ứng
- Hay có thói quen dùng móng tay cào gãi da đầu với lực mạnh
- Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bị bệnh về da đầu.
2.2 Những đối tượng nào dễ mắc mụn trên da đầu?
Mụn trên da đầu có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất là trẻ em. Ngoài ra, bệnh cũng dễ gặp ở các đối tượng sau:
- Người có sức đề kháng, hệ miễn dịch suy yếu
- Tuyến mồ hôi dưới da đầu hoạt động mạnh dẫn đến ra mồ hôi nhiều
- Người già
- Bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, mắc các bệnh dị ứng như dị ứng thực phẩm, phấn hoa, hóa chất
- Người mắc bệnh tiểu đường
2.3 Biểu hiện của chứng mụn da đầu
Mụn da đầu xuất hiện với biểu hiện nhận biết ban đầu như nổi nốt đỏ trên da, gây sưng, đau hoặc nóng ở ngay vị trí mọc. Những nốt mụn đỏ này lúc ban đầu nhỏ giống như vết muỗi đốt. Nhưng sau đó mụn lớn dần và có kích thước như hạt đậu hoặc hạt ngô. Đôi khi lớn như quả trứng. Bên trong mụn đôi khi có chứa nhiều mủ. Sau khoảng thời gian, các nốt mụn vỡ ra. Lúc này, mủ chảy ra ngoài và vết sưng viêm sẽ tự tiêu
Một số triệu chứng kèm theo của chứng mụn trên da đầu như:
- Ngứa
- Chán ăn
- Khó ngủ hoặc ngủ chập chờn
- Khi mụn sưng tấy có thể gây sốt cao
- Đau nhức ở vị trí mụn xuất hiện
Ở trẻ em, mụn nhọt ở đầu có thể gây nên các biểu hiện như:
-
- Trẻ quấy khóc
- Bỏ ăn
- Không chịu ngủ
2.4 Biến chứng của mụn da đầu
Mụn trên da đầu nếu trở thành mụn nhọt, mụn có mủ không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu nguy hiểm. Ngoài ra, nổi mụn ở đầu cũng có thể gây viêm màng não mủ, viêm mủ màng phổi, mủ màng tim hoặc viêm phổi do tụ cầu…
Các biến chứng này khi chuyển nặng gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, người bệnh tuyệt đối không tự ý nặn khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
III. Cách điều trị da đầu bị nổi mụn
Nổi mụn trên da đầu khiến người mắc phải luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và mất tự tin. Để có thể chấm dứt tình trạng này nhanh chóng, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Xác định rõ nguyên nhân để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất
3.1 Phương pháp hiện đại
Thông thường, bạn sẽ được bác sĩ chỉ dẫn sử dụng thuốc kháng histamin giúp làm giảm ngứa da và kích ứng ở da đầu. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn với những loại thuốc dùng và liều dùng khác nhau.
3.1.1 Thuốc kháng sinh
Khi bệnh nhân đã bị viêm nhiễm sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, chống viêm da đầu nổi mụn và giảm ngứa. Người bệnh nên sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi.
Những loại thuốc thường được chỉ định sử dụng là penicillin hoặc amoxicilin.
3.1.2 Thuốc chống nấm
Thuốc bôi và chống nấm da đầu được chỉ định sử dụng trong trường hợp bị nhiễm vi nấm gây nên. Những loại thuốc này có tác dụng nhanh chóng làm lành các vết thương do nấm gây ra, ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Những loại thuốc thường được sử dụng là:
- Thuốc uống: Riseofulvin, Itraconazol, Ketoconazol…
- Thuốc kem bôi: Nizoral, kem Clotrimazol, kem Ketoconazol
3.1.3 Thuốc kháng virus
Thuốc được chỉ định sử dụng khi da đầu nổi mụn do virus gây ra. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xác định virus gây bệnh để có thể kê đơn thuốc thích hợp
Trên đây là các nhóm thuốc thường được các bác sĩ kê đơn cho các bệnh nhân bị mụn trên da đầu. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra
3.2 Phương pháp dân gian
3.2.1 Trị nổi mụn da đầu bằng giấm và banking soda
Giấm và baking soda là hai nguyên liệu rất quen thuộc và dễ mua. Bạn có thể sử dụng chúng để gội đầu giúp điều trị da đầu bị ngứa và nổi mụn rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
Giấm: Sử dụng giấm pha loãng với nước để gội đầu giúp làm giảm ngứa, kiểm soát mụn và làm mượt tóc.
Baking Soda:
- Sử dụng 1 – 2 muống cà phê baking soda
- Cho trực tiếp lên đầu không cần pha nước
- Massage nhẹ nhàng bằng tay để làm bong lớp sừng chết
- Sau đó gội lại bằng nước sạch
3.2.2 Điều trị nổi mụn da đầu bằng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có tác dụng khử trùng rất tốt, giúp ngăn chặn tình trạng da đầu nổi mụn do nấm và vi khuẩn. Bên cạnh đó, tinh dầu tràm trà còn giúp làm thông thoáng nang chân tóc, ngăn chặn tình trạng tích tụ bụi bẩn trên da.
Cách thực hiện:
- Nhỏ vài giọt tinh dầu với dầu gội
- Sử dụng để gội đầu như bình thường
- Sau 4 – 8 tuần, tình trạng ngứa và nổi mụn da đầu sẽ giảm dần
3.2.3 Điều trị nổi mụn da đầu bằng lá trầu không
Y học cổ truyền đã chỉ ra, trong lá trầu không có chứa các tinh chất có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, được xem là một loại thảo dược kháng sinh tự nhiên. Bạn có thể kết hợp lá trầu không với muối biển để điều trị da đầu bị ngứa và nổi mụn giúp mang lại hiệu quả rất tốt.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch
- Đun sôi lá trầu với 1 thìa muối biển trong vòng 10 phút
- Đổ nước ra chậu làm nguội, dùng nước này gội đầu cho những người bị nổi mụn và ngứa
- Không gội đầu lại bằng nước sạch để các tình chất trong lá trầu ngấm vào da đầu
- Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần để mang lại hiệu quả tốt
Các cách chữa mụn da đầu bằng dân gian giúp làm giảm sưng và tiêu mủ, xẹp mụn. Tuy nhiên, không phải ai áp dụng cũng đều mang lại hiệu quả vì bài thuốc còn tùy vào cơ địa của mỗi người. Vì vậy, để tránh lây nhiễm và ngăn ngừa biến chứng, tốt nhất bệnh nhân vẫn nên đến bệnh viện để bác sĩ khám và theo dõi bệnh.
iCare Pharma tổng hợp