Nguyên Nhân Bị Nấm Tóc, Hình Ảnh Nhận Biết Và Cách Trị Nấm Tóc

Bệnh nấm tóc là một dạng nhiễm nấm xảy ra ở da đầu với tác nhân gây bệnh chủ yếu là Trichophyton hoặc Microsporum. Các chủng nấm này tấn công vào sợi tóc khiến tóc bị gãy rụng và làm da đầu nổi các nốt sẩn đỏ, đóng vảy. Bệnh có thể được điều trị khỏi bằng thuốc kháng nấm kết hợp với phương pháp chăm sóc tóc và da đầu đúng cách.

Nguyên nhân gây bệnh nấm tóc

Bệnh nấm tóc do các chủng nấm Trichophyton hoặc Microsporum gây ra. Chúng có thể tấn công vào sợi tóc và gây bệnh khi gặp những điều kiện thuận lợi sau:
Bệnh nấm tóc

Hình ảnh bệnh nấm tóc

  • Da đầu tiết nhiều mồ hôi khiến tóc bị ẩm ướt thường xuyên và dễ bị bám bụi bẩn, từ đó nấm mới có cơ hội phát triển.
  • Dùng dầu gội đầu không phù hợp, chứa chất tẩy mạnh hoặc gội quá mạnh tay làm da đầu bị tổn thương, suy yếu, dễ nhiễm mầm bệnh.
  • Gội đầu xong không làm khô tóc ngay mà để đội mũ, đi ngủ hoặc đi ra đường khi tóc còn ướt
  • Tắm gội bằng nguồn nước không sạch sẽ, bị nhiễm nấm
  • Đội nón hoặc mũ có kích thước quá chật khiến da đầu đổ nhiều mồ hôi, ẩm ướt
  • Không giặt nón mũ hay vệ sinh lược chải đầu thường xuyên
  • Gãi lên đầu khi tay chưa được rửa sạch
  • Ngủ chung, dùng chung nón, mũ, lược chải đầu, gối… với người đang bị nấm tóc
  • Tiếp xúc với động vật bị nhiễm mầm bệnh.

Biểu hiện của nấm tóc

Các biểu hiện nấm tóc thường xuất hiện tập trung ở khu vực tổn thương. Bạn có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Ngứa da đầu dữ dội
  • Chân tóc xuất hiện một số mụn li ti. Chúng có khuynh hướng lan dần ra xung quanh và hợp thành một mảng lớn khiến bề mặt da đầu trở nên gồ ghề, sưng nề và đóng vảy.
  • Tóc ở khu vực tổn thương bị gãy cách chân tóc vài cm hoặc gãy sát da đầu
  • Nấm tóc ảnh hưởng đến da đầu khiến chân tóc bị suy yếu và rụng dần. Bệnh càng nặng thì tóc càng rụng nhiều. Một số trường hợp bị rụng tóc nguyên mảng dẫn đến hói đầu.

Ngoài ra, tùy theo loại nấm tóc mắc phải mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu đặc trưng riêng.

Các loại nấm tóc

Bệnh nấm tóc có nhiều loại khác nhau, chúng được phân loại theo hình thái lâm sàng hoặc theo nguyên nhân gây bệnh

1. Phân loại nấm tóc theo hình thái lâm sàng

Căn cứ theo hình thái lâm sàng, y học chia bệnh nấm tóc thành 2 dạng chính gồm:

– Bệnh nấm tóc khô

Loại nấm tóc này khởi phát khi bị nhiễm nấm Microsporum, chủ yếu là các chủng như Microsporum canis và Mycobacterium ferrugineum. Bệnh ít khi được tìm thấy ở người lớn, nó chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em trong độ tuổi từ 1 – 12.
Biểu hiện của nấm tóc

Bệnh nấm tóc khô

Ngứa là triệu chứng đặc trưng của bệnh nấm tóc khô. Người bệnh có thể bị ngứa nhiều cả ban ngày lẫn ban đêm. Ngoài ra, còn có các triệu chứng lâm sàng khác như:

  • Xuất hiện các đốm da có đường kính khoảng vài cm, màu xám, có vảy bám trên mặt
  • Tóc ở nơi tổn thương bị rụng hoặc gãy sát da đầu. Nếu để ý kỹ sẽ nhìn thấy nhiều chấm đen li ti.
  • Trường hợp bị nhiễm nấm ký sinh trên động vật thì sẽ có biểu hiện viêm da đầu. Tuy nhiên da không bị làm mủ.
  • Chiếu đèn cực tím vào tóc thấy những sợi tóc bị nhiễm nấm phát ra ánh sáng màu xanh.

– Nấm tóc sinh mủ

Bệnh nấm tóc sinh mủ được phân thành các loại nhỏ gồm: Nấm tóc Favus, nấm tóc tổ ong. Chúng có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, bao gồm cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

+ Nấm tóc Favus:

Nấm Trichophyton schoenleini được xác định là thủ phạm gây bệnh. Biểu hiện của nấm tóc Favus bao gồm:

  • Xuất hiện của các chấm đỏ ở da đầu. khi ở gần nhau chúng có thể kiên kết thành một mảng lớn. Phía trên phủ lớp vảy tiết màu vàng.
  • Ở giữa khu vực da đầu bị tổn thương hơi lõm xuống
  • Tóc bị khô, ít khi rụng
  • Chiếu tia cực tím thấy sợi tóc bị bệnh phát màu huỳnh quang.

+ Nấm tóc tổ ong: 

Bạn có thể bị bệnh do nhiễm các chủng nấm Trichophyton mentagrophytes hoặc Trichophyton verrucosum. Các loại nấm này chủ yếu sống ký sinh trên động vật và lây truyền sang người theo các con đường trực tiếp hoặc giãn tiếp, chẳng hạn như ôm thú cưng, để chó mèo nhiễm mầm bệnh ngủ trên giường…
Các loại nấm tóc

Bệnh nấm tóc sinh mủ dạng tổ ong

Các biểu hiện nấm tóc tổ ong bao gồm:

  • Khi mới khởi phát, da đầu nổi lên một mảng sưng đỏ, hình tròn, bề mặt có vảy. Khu vực bị bệnh nhanh chóng sinh mủ sau một vài ngày.
  • Hơi đau ở nơi bị ảnh hưởng
  • Ngứa da đầu. Cảm giác ngứa sẽ giảm khi tổn thương sinh mủ
  • Rụng tóc, có mủ chảy ra ở lỗ chân tóc
  • Tuyến mang tai phái trước hoặc sau có thể bị nổi hạch
  • Chiếu đèn cực tím, bệnh nấm tóc tổ ong không phát ra ánh sáng huỳnh quang.

2. Các loại nấm tóc theo nguyên nhân gây bệnh

– Nấm xén tóc:

Tác nhân gây bệnh là nấm Microsporum audouinii hoặc Microsporum canis. Chúng chủ yếu sống lý sinh trên mèo. Bệnh nấm xén tóc gây ra những tổn thương có hình dạng là những nốt sẩn đỏ nhỏ nằm ngay chân tóc. Sau đó, nốt sẩn đóng vảy và gây gãy tóc. Ngọn tóc bị gãy chừa lại một đoạn khoảng 1 – 3 mm.

– Nấm làm trụi tóc: 

Dạng nấm tóc này gây ra bởi các chủng Trichophyton tonsurans ( ở Mỹ ) hoặc Trichophyton violaceum ( ở Ấn Độ, Đông Âu hoặc các nước trong khu vực Châu Phi ). Sự xuất hiện của chúng khiến cho da đầu bị khô từng mảng hình góc cạnh, không có biểu hiện bị viêm. Mặc dù bệnh gây rụng tóc nhưng nang tóc vẫn còn nên bạn sẽ thấy có nhiều chấm đen.

Ngoài ra, nằm trong nhóm này còn có nấm Favus và nấm tổ ong với những đặc điểm được nêu ở trên. Dù bị bất kì loại nấm tóc nào thì bạn cũng nên tìm cách điều trị sớm. Tránh để bệnh kéo dài gây ra những tác hại không tốt về mặt ngoại hình, tâm lý cũng như sức khỏe.

Tác hại của nấm tóc

Nấm tóc không phải là một căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nó có thể ảnh hưởng vẻ đẹp thẩm mỹ của mái tóc và khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Khi bị bệnh, da đầu xuất hiện rất nhiều nốt mẩn li ti, chúng ngày càng lan rộng và đóng vảy rồi bong tróc rơi rụng trên tóc, trên vai áo khiến người bệnh xấu hổ, mất tự tin trong giao tiếp.

Trường hợp bị bệnh nghiêm trọng, những mảng nấm có kích thước to lộ rõ ra ngoài. Chúng gây ngứa ngáy và khiến mái tóc trở nên xơ rối, gãy rụng. Không ít trường hợp bị rụng tóc nhiều đến mức hói đầu.

Đặc biệt, nấm có thể theo tóc ăn sâu xuống da đầu dẫn đến viêm nhiễm, tổn thương da. Nếu không được chăm sóc đúng cách, da đầu rất dễ bị nhiễm trùng, lở loét.

Bệnh nấm tóc có lây không?

Nấm tóc là căn bệnh rất dễ lây lan. Tác nhân gây bệnh có thể lây trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc do dùng chung các đồ dùng cá nhân của người bệnh như:

Bệnh nấm tóc có lây khôngBệnh nấm tóc có thể lây khi dùng chung lược chải đầu với người bệnh

  • Chăn gối
  • Khăn tắm
  • Lược chải đầu
  • Mũ bảo hiểm
  • Kẹo tóc…

Chuẩn đoán bệnh nấm tóc

Bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh nấm tóc bằng cách tìm kiếm sự hiện diện của vi nấm. Mẫu tóc cùng tế bào da đầu được lấy ở nơi tổn thương sẽ được đem làm sinh thiết, soi dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy để xác định chính xác loại nấm gây bệnh.

Bên cạnh đó, có thể phát hiện nhanh chóng tình trạng nhiễm nấm tóc bằng cách soi đèn Wood. Nếu bị nhiễm nấm tóc Favus thì khi chiếu đèn sẽ phát màu huỳnh quang.

Cách chữa nấm tóc

Để điều trị nấm tóc, bệnh nhân chủ yếu được sử dụng thuốc kháng nấm dạng uống, bôi, dầu gội. Bên cạnh đó, các phương pháp tự nhiên cũng được nhiều người áp dụng với mong muốn rút ngắn được thời gian đều trị.

1. Điều trị bệnh nấm tóc bằng thuốc uống

– Thuốc kháng nấm toàn thân:

Các thuốc kháng nấm dạng uống có tác dụng toàn thân nên thường được chỉ định cho những trường hợp bị nhiễm nấm tóc nặng. Được chỉ định phổ biến nhất là 4 loại thuốc Fluconazol, Griseofunvin, Terbinafin và Itraconazol. Liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc sẽ được điều chỉnh tùy theo trọng lượng cơ thể và đối tượng sử dụng:

+ Ở người trưởng thành:

  • Itraconazol: Liều dùng 5 mg/kg/ ngày. Thời gian dùng thuốc có thể kéo dài từ 4 – 8 tuần.
  • Fluconazol: Liều dùng 6 mg/kg/ ngày. Thời gian uống thuốc kéo dài trong 6 tuần liên tục
  • Griseofunvin: Liều dùng 20 mg/kg/ ngày. Với loại thuốc này cần uống liên tục trong 6-8 tuần
  • Terbinafin: Liều dùng 250 mg/ ngày. Liệu trình uống thuốc là 2 – 4 tuần.

cách chữa nấm tócFloconazol là thuốc chống nấm toàn thân thường được chỉ định cho người bị nấm tóc

– Ở trẻ nhỏ:

  • Itraconazol: Liều dùng 3- 5 mg/kg/ ngày trong khoảng thời gian từ 4-8 tuần tùy theo tình trạng bệnh.
  • Fluconazol: Liều dùng 6 mg/kg/ ngày trong 6 tuần.
  • Griseofunvin: Liều dùng 20-25 mg/kg/ ngày trong 6-8 tuần liên tục
  • Terbinafin: Liều lượng 62,5 mg/ ngày ( đối với bé có cân nặng dưới 20kg) ; 125 mg/ ngày ( cho trẻ nặng từ 20-40 kg ) và 250 mg/ ngày ( với trẻ nặng hơn 40 kg ). Tất cả những đối tượng này đều phải duy trì dùng thuốc trong 2 – 4 tuần.

Khi sử dụng thuốc chống nấm toàn thân chữa rụng tóc, bạn cần thận trọng dùng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ dưới đây:

  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Rối loạn dạ dày
  • Đau đầu
  • Rụng lông và tóc
  • Cao men gan
  • Giảm tiểu cầu

Nếu không may gặp phải một trong những tác dụng phụ nói trên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc có nên tiếp tục sử dụng thuốc hay không.

– Cách chữa nấm tóc bằng thuốc kháng sinh: 

Nếu bạn bị nấm tóc có kèm theo nhiễm trùng và làm mủ nhiều trên da đầu thì sẽ được chỉ định thêm thuốc kháng sinh trong thời gian từ 5 – 7 ngày hoặc lâu hơn.

– Cortiocoid: 

Trường hợp nấm tóc lan xuống da đầu gây viêm da, phù nề nhiều thì kết hợp thuốc chống nấm toàn thân với Corticosteroid. Liều dùng thuốc được khuyến cáo là 1 mg/ kg / ngày. Thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên thường chỉ được sử dụng trong 5 – 7 ngày. Hết thời gian này, nếu có ý định tiếp tục dùng thuốc, bạn cần được sự đồng ý của bác sĩ.

2. Cách chữa nấm tóc bằng thuốc điều trị tại chỗ

– Thuốc bôi chống nấm:

  • Dung dịch BSI: Thuốc chứa thành phần chính là Salicylic acid có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm bong tróc vảy và sừng da. Bạn có thể thoa thuốc ngày 1 – 2 lần hoặc dùng theo khuyến cáo của bác sĩ. Khi tiếp xúc với da đầu, thuốc có thể gây kích ứng nhẹ dẫn đến cảm giác châm chích khó chịu.
  • Kem Nizoral: Thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, tiêu diệt nấm và ký sinh trùng. Liều dùng 1 – 2 lần/ngày.
  • Kem Clotrimazol: Thuốc được sử dụng để bôi tại chỗ tổn thương nhằm tiêu diệt nấm. Liều dùng khoảng 2 lần/ngày trong 2 – 4 tuần.
  • Griseofulvin: Thuốc được điều chế dưới dạng kem bôi có tác dụng điều trị nấm tóc tại chỗ. Liều dùng là 3 – 4 lần/ngày trong 4 – 8 tuần.
  • Kem ketoconazol: Loại thuốc này có hoạt tính kháng nấm mạnh và thường được chỉ định bôi 1 – 2 lần/ngày trong 2 – 4 tuần.

Cách chữa nấm tóc bằng thuốc kháng nấm dạng bôi thường ít cho tác dụng hơn so với thuốc uống, đặc biệt là khi nấm đã di chuyển xuống chân tóc và ăn sâu vào trong da đầu.

Thuốc điều trị nấm tócCác thuốc kháng nấm tại chỗ có thể giúp chữa bệnh nấm tóc

– Dầu gội đầu chứa chất chống nấm:

Để tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại dầu gội đầu như Haicnea, Nizoral, Selenium sulfide hay Ketoconazole. Ngoài tác dụng chống nấm, các sản phẩm trên còn giúp giảm ngứa.

Bệnh nhân được khuyến cáo gội đầu 2 – 3 lần một tuần. Khi sử dụng nên để dầu gội lưu lại trên da đầu khoảng 5 phút mới xả lại bằng nước sạch.

– Thuốc chống nhiễm khuẩn: 

Các loại kem bôi hay dung dịch sát khuẩn ngoài da như Milian, Castelani, BSI… có thể được dùng phối hợp với thuốc bôi chống nấm để điều trị cho các trường hợp xác xác định bị các loại nấm tóc sinh mủ hay nấm tóc dạng tổ ong. Trước khi thoa thuốc, bác sĩ phải chích rạch tổn thương trên da đầu để lấy hết mủ ra ngoài. Nếu bị nặng, bạn có thể cần dùng thêm thuốc kháng sinh.

3. Điều trị nấm tóc với Ezema 50

Thuốc trị nấm da đầu Ezema 50

Cơ chế của Ezema 50:

Ezema 50 với chiết xuất từ các dược liệu như: Gurjun Ấn Độ, Ginger, Curcuma, Neem oil, Carrot Seed…. có tác dụng ức chế sự tặng tiết bã của các tế bào sừng và làm sạch vảy, bong tróc một cách hiệu quả.

Những ưu điểm vượt trội chỉ có ở Ezema 50:

1. Không gây kích ứng da, an toàn cho người sử dụng: Sản phẩm được chiết xuất từ nguồn dược liệu thiên nhiên, an toàn với người dùng.

2. Sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là người bị các vấn đề bị vảy, bong tróc.

3. Sản phẩm với cơ chế hình thành lớp cách ly, bảo vệ vùng da sau khi sử dụng, bên cạnh sẽ làm bong tróc vảy và hiệu quả sâu vào bên trong. Sử dụng liên tục thời gian từ 15 đến 30 ngày và tuân thủ các chế độ ăn uống do chúng tôi đưa ra để đạt hiệu quả cao nhất

4. Dược liệu quý hiếm và giá rất đắt đỏ: Sản phẩm Ezema 50  được sản xuất tuân theo quy trình nghiêm ngặt với nguồn dược liệu nhập từ các nước Ấn Độ, Mỹ, Singapore… nên đạt hiệu quả rất tốt trong các vấn đề bong tróc vảy, mảng da chết, phục hồi và tái tạo da đầu.

5. Hiệu quả đã được Khách hàng đánh giá và kiểm chứng:  Sản phẩm Ezema 50 được nhiều khách hàng Việt Nam đón nhận và phản hồi rất tích cực khi dùng sản phẩm.

Xem sản phẩm Ezema 50

4. Cách chữa bệnh nấm tóc tại nhà

Các biện pháp chữa trị tại nhà thường được bệnh nhân áp dụng khi các biểu hiện nấm tóc còn nhẹ, nấm chưa lan xuống da đầu. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:

  • Trị nấm tóc bằng muối: 

Muối nỗi tiếng là có tác dụng kháng khuẩn, diệt nấm mạnh. Đặc biệt nguyên liệu này còn giúp giảm ngứa, cân bằng độ pH trên da đầu khiến nấm không còn môi trường tốt để hoạt động.

Cách sử dụng: Bạn lấy 3- 4 muỗng muối đem pha với 1 ca nước ấm. Sau khi gội đầu xong, để tóc hơi ráo nước rồi dội ca nước muối lên đầu. Ủ tóc trong 20 phút trước khi xả lại lần cuối bằng nước sạch. Áp dụng 3 – 4 lần một tuần để nhanh chóng cải thiện được các biểu hiện của bệnh nấm tóc.

  • Cách chữa nấm tóc bằng chanh:

Chanh chứa các acid hữu cơ cùng hàm lượng vitamin C dồi dào. Những chất này có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt nấm, sát khuẩn, làm bong tróc vảy và kích thích tóc nhanh mọc trở lại.

Cách sử dụng: Vắt 2 – 3 quả chanh lấy nước cốt và pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ 1:1. Bạn gồi đầu sạch sẽ rồi lấy nước chanh thoa đều lên chân tóc ở khu vực bị bệnh. Để như vậy khoảng 15 phút mới xả lại. Lặp lại theo cách tương tự 2 – 3 lần mỗi tuần.

**Lưu ý: Không thoa chanh ở những vùng da đầu bị trầy xước vì thành phần axit trong chanh có thể khiến bạn bị xót.

  • Mẹo chữa nấm tóc bằng bồ kết:

Hoạt chất saponin trong bồ kết đã được chứng minh là có khả năng kháng viêm, làm sạch da đầu, ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm.
Cách chữa nấm tóc tại nhà bằng bồ kết

Gội đầu bằng bồ kết giúp ức chế nấm tóc và bổ sung dưỡng chất cho mái tóc khỏe mạnh, suôn mượt hơn

Cách sử dụng: Lấy 10 – 15 quả bồ kết khô đem nướng cho đến khi dậy mùi thơm. Sau đó nấu bồ kết với 3 lít nước, đun sôi kỹ cho đến khi nước chuyển qua màu vàng đậm. Dùng nước này để gội đầu 2-3 lần một tuần.

Cách chăm sóc giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh nấm tóc

Việc chăm sóc tóc và da đầu đúng cách cũng sẽ hỗ trợ rất lớn cho kết quả điều trị sau cùng, đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh nấm tóc quay trở lại. Liên quan đến vấn đề này có một số điểm đáng chú ý như sau:

– Gội đầu đúng cách:

  • Bạn nên gội đầu 2 – 3 lần một tuần. Tốt nhất là sử dụng các loại dầu gội chứa hoạt chất kháng nấm được bác sĩ kê đơn.
  • Tránh dùng các sản phẩm dầu gội chứa chất tẩy gàu mạnh. Trong quá trình gội đầu nên xoa bóp nhẹ nhàng để không làm tổn thương, trầy xước da đầu.
  • Xả đầu nhiều lần với nước sau khi dùng dầu gội. Điều này sẽ giúp làm sạch các mảng vảy và tế bào chết trên da đầu, đồng thời hỗ trợ loại bỏ bớt nấm gây hại bám dính trên tóc.
  • Dùng quạt hay máy sấy ở chế độ gió làm khô tóc ngay sau khi gội đầu xong.

– Hạn chế gãi ngứa:

Bệnh nấm tóc có thể khiến da đầu bạn ngứa ngáy khó chịu, tuy nhiên hãy hạn chế gãi ngứa. Hành động này không chỉ gây trầy xước da mà còn khiến cho vi khuẩn trong móng tay có thể dễ dàng xâm nhập qua da đầu gây nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm.

– Giữ cho đầu tóc luôn khô ráo:

Môi trường ẩm ướt chính là điều kiện lý tưởng để nấm phát triển mạnh. Do vậy, nếu bạn bị mắc mưa khiến đầu bị ướt, hãy cố gắng làm khô tóc ngay sau khi trở về nhà. Đồng thời tránh đội nón, mũ bảo hiểm quá chật khiến đầu đổ nhiều mồ hôi và làm tóc bị ẩm ướt.

– Tuyệt đối không uốn, duỗi tóc hay nhuộm tóc trong thời gian bị bệnh:

Dưới tác động của nhiệt nóng phát ra từ máy uống hay máy kẹp tóc, vi nấm càng có cô hội sinh sôi và phát triển mạnh. Việc nhuộm tóc cũng không được khuyến khích trong thời gian bị bệnh bởi hóa chất có thể gây kích ứng da đầu, làm tổn thương chân tóc khiến tóc bị gãy rụng nhiều hơn.

– Tăng cường các thực phẩm có lợi vào thực đơn:

Khi bị nấm tóc, bạn nên ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất giúp tóc chắc khỏe và nhanh mọc như: Sữa, dầu thực vật, cá, chuối, rau bina, bưởi, bơ, cà rốt, trứng, nha đam, ngũ cốc. Tránh ăn đồ cay nóng, thức ăn nhanh, đồ hộp, đường hoặc uống nước ngọt hay các thức uống có cồn.

 Không dùng chung đồ cá nhân với người khác:

Đây là con đường lây truyền nấm tóc chủ yếu. Bạn cần có ý thức phòng ngừa bệnh cho người thân bằng cách không để họ dùng gối nón, khăn lau đầu hay lược chải tóc của mình. Đây cũng chính là cách để bạn tránh tái nhiễm bệnh trở lại.

Nhìn chung, căn bệnh này có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu bạn kiên trì và có phương pháp điều trị đúng đắn. Hãy điều trị ngay khi bệnh chưa lây nhiểm nặng sang những vùng da đầu khác.
0/5 (0 Reviews)

One thought on “Nguyên Nhân Bị Nấm Tóc, Hình Ảnh Nhận Biết Và Cách Trị Nấm Tóc

  1. Pingback: Nguyên Nhân Bị Nấm Tóc, Hình Ảnh Nhận Biết Và Cách Trị Nấm Tóc – Thuốc trị nấm da đầu Ezema 50, Không tái phát - Giải pháp cho người bị nấm lâu năm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *