Ngứa da đầu và rụng tóc? Bạn đang mắc phải bệnh gì?

 Da đầu ngứa ngáy, tóc rụng nhiều là hiện tượng khá phổ biến và đáng lo ngại không chỉ ở phụ nữ mà cả ở nam giới. Vậy ngứa da đầu rụng tóc có phải là bệnh? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết. 

Vì sao da đầu ngứa và rụng tóc 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng da đầu bị kích ứng dẫn tới ngứa ngáy và bắt đầu có triệu chứng rụng tóc. Trong đó tác nhân ít nguy hiểm nhất do việc lựa chọn dầu gội không phù hợp, da đầu bị bẩn dẫn tới ngứa râm ran khó chịu.

Tuy nhiên, da đầu bị ngứa và rụng tóc cũng có thể là lời cảnh báo cho thấy bạn đang mắc phải bệnh lý ngoài da nào đó cần sớm thăm khám và điều trị để tránh bệnh tiến triển nặng.

Theo chia sẻ từ nhiều bác sĩ chuyên khoa cho biết, da đầu ngứa và rụng tóc là biểu hiện của nhiều bệnh lý, trong đó thường gặp nhất là:

Gàu

Đầu nhiều gầu là nguyên nhân được nghĩ tới đầu tiên khi nhắc tới những triệu chứng về da đầu, trong đó có tình trạng ngứa đầu thường xuyên và dai dẳng. Gàu là một dạng tế bào chết của da đầu, do một loại nấm có tên khoa học là Melissa gây ra. Tuy gàu không phải là nguyên nhân trực tiếp gây rụng tóc nhưng do tác động của lực ngón tay khi gãi ngứa quá nhiều làm tổn thương nang tóc khiến cho chân tóc yếu và dễ gãy rụng.

 

Gàu hiện nay rất phổ biến gây nên những cơn ngứa dữ dội.

Dị ứng

Da đầu ngứa ngáy rất có thể là có nguyên nhân là do phản ứng ngược chiều của cơ thể đối với các loại sản phẩm chăm sóc, tạo kiểu tóc hay các loại mĩ phẩm sử dụng cho da đầu khác. Trong thành phần của hầu hết các sản phẩm này đều cần phải có chứa các loại hóa chất có tác dụng điều chế tự nhiên và bảo quản sản phẩm, nếu không phù hợp, rất có thể sẽ gây ra tình trạng kích ứng cho da đầu.

Vậy nên, lời khuyên cho những ai đang mong muốn sử dụng những sản phẩm trị ngứa da đầu cần tham khảo kĩ thành phần và nên trải qua quá trình dùng thử nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe da đầu.

Nấm da đầu

Là hiện tượng da đầu bị ngứa ngáy do sư xuất hiện của các mảng trắng lớn hơn gàu một chút. Khi khó chịu lên đến đỉnh điểm, hành động gãi càng nhiều, da đầu bị trầy xước khiến cho nấm da đầu ngày một lan rộng.

 

 

Nấm da đầu là một căn bệnh về da đầu gây ngứa.

Nguyên nhân gây nấm da đầu khiến cho da đầu ngứa được cho là thói quen sinh hoạt không sạch sẽ, để tóc ướt đi ngủ, dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân. Đây là lí do bệnh nhân nấm da đầu cần tới các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị các vết thương hở, khống chế vết thương lan rộng.

Ung thư lành tính

Hiện tượng đau và ngứa da đầu rất có thể là những dấu hiệu ban đầu của một vài căn bệnh ung thư lành tính, đó có thể là ung thử biểu mô tế bào đáy, ung thư tế bào vảy, … Cần lưu ý tới những nốt sần cứng trên đầu có kích thước 3mm – 10mm; để lâu sẽ dần to ra và ngả sang màu đỏ, tỉnh thoảng có kèm theo cảm giác đau và ngứa. Đây được cho là dấu hiệu của một loại tổn thương tiền ung thư hay còn gọi là dày sừng quang hóa, tuy nhiên, chỉ 10% trong số này sẽ chính thức mắc ung thư.Mách bạn cách trị ngứa da đầu cho những bệnh nhân mắc ngứa kinh niên.

Vẩy nến da đầu

Nếu như tình trạng ngứa ngáy đi cùng với sự xuất hiện của các vẩy trắng thì rất có thể bạn đang có nguy cơ cao mắc bệnh vẩy nến. Cho tới nay, chưa có bất cứ tài liệu khoa học nào giải thích được nguyên nhân gây bệnh, nhờ vào kinh nghiệm, người ta chỉ có thể phỏng đoán vẩy nến là do chứng rối loạn tự miễn dịch của cơ thể gây nên. Có thể là do việc lạm dụng rượu bia, chất kích thích,… là tác động lớn nhất khiến cho vảy nến gia tăng.

 

Bệnh vảy nến gây hình thành nên những mảng vảy gây ngứa.

Hạn chế điều này, bạn cần thay đổi một thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để cơ thể được khỏe mạnh từ bên trong.

Cách giảm ngứa da đầu tại nhà

Mật ong nguyên chất

Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên, nó đã được sử dụng từ cách đây 2000 năm để điều trị những nhiễm trùng trên da. Mật ong thô có độ pH 3.2 ~ 4.5, đảm bảo nó có tính axit đủ để chống lại nhiều loại mầm bệnh với ít nhất là 60 chủng vi khuẩn cũng như một vài loại nấm men.

Thành phần của mật ong bao gồm chủ yếu là đường, ngoài ra có những enzim, khoáng chất, vitamin và những chất chống oxy hóa giúp sửa chữa và tế tạo tái bào da, làm dịu da viêm.

Trong một cuộc nghiên cứu nhỏ công bố năm 2011, những bệnh nhân bị ngứa da đầu và rụng tóc đều được thoa mật ong nguyên chất khoảng 4 tuần trong 3h/mỗi lần và rửa sạch sau đó. Kết quả ghi nhận: tất cả đều có những cải thiện đáng kể với việc điều trị chứng rụng tóc, tình trạng ngứa biến mất và các tổn thương da được chữa lành do người ta dùng tay cào gãi. Ngay cả sau khi cuộc điều trị kết thúc, da đầu của bệnh nhân hoàn toàn không hề có gàu trong khoảng thời gian là 6 tháng.

Để làm mặt nạ mật ong trị rụng tóc và ngứa da đầu hãy sử dụng 9 thìa mật ong và 1 thìa nước ấm, làm ướt tóc và xoa bóp mật ong vào da đầu khoảng 5 phút, ủ với một chiếc khăn cuối cùng là gội sạch như thường. Hãy thực hiện kiên trì để đảm bảo có tác dụng.

Dấm táo

Dấm táo 1

(Ảnh: Dấm táo)

Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc hằng ngày như dầu gội, dầu xả, xịt gôm… có thể loại bỏ các axit tự nhiên khỏi da đầu khiến da đầu có độ pH cao hơn gây khô và ngứa da đầu. Da đầu khỏe mạnh thì độ pH lý tưởng là ở mức từ 4.5 đến 5.5 nhưng phần lớn các loại mỹ phẩm cho tóc hiện nay trên thị trường đều ở mức trên 5.5 có tính kiềm khiến da đầu dễ nhiếm nấm và vi khuẩn.

Trong dấm táo có thành phần axit axetic là chủ yếu không chỉ có tác dụng kháng khuẩn mà còn có thể cân bằng lại độ pH tự nhiên của da đầu đưa nó quay về cơ chế bình thường.

Cách thực hiện:

  • Làm ướt tóc và da đầu
  • Cho khoảng 1 thìa dấm táo và 50ml nước vào bình xịt. xịt hỗn hợp này lên da đầu.
  • Sau khoảng 5 phút, thì gội đầu như bình thường

Dầu mè

Dầu mè có độ dưỡng ẩm cao đặc biệt hiệu quả trong việc làm dịu da đầu khô và giảm ngứa.

  • Đun ấm một chút dầu mè
  • Mát xa da đầu bằng dầu mè ấm trước khi đi ngủ mỗi đêm. Để có kết quả tốt nhất, xoa bóp da đầu bằng đầu ngón tay trong ít nhất 10 phút rồi ủ với khăn nóng có thể để như vậy qua đêm
  • Gội sạch đầu của bạn vào sáng hôm sau.

Dầu cây trà

Dầu cây trà, có tính kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ,  sử dụng để điều trị da đầu ngứa rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng dầu cây trà theo nhiều cách khác nhau, ví dụ:

  • Thêm từ 10 đến 20 giọt dầu cây trà vào nửa cốc dầu gội đầu và sử dụng nó hàng ngày cho đến khi tình trạng da đầu của bạn được cải thiện.
  • Một lựa chọn khác là pha loãng từ 2 – 3 giọt dầu cây trà trong một muỗng canh dầu thực vật rồi massage nhẹ nhàng trên tóc và da đầu. Với việc sử dụng thường xuyên, mẹo nhỏ này sẽ có tác dụng trong khoảng vài tuần.

Dầu dừa

Dầu dừa tạo ra một lớp màng ngăn giúp giữ ẩm cho da và nó là một phương pháp hiệu quả để điều trị ngứa da đầu và rụng tóc.

Thực hiện: Đun nóng 1 thìa dầu dừa và thêm nó vào cùng với dầu gội, xoa tạo bọt và gội đầu như bình thường. Thực hiện theo phương pháp đơn giản này ba lần một tuần.

Nước chanh

Nước chanh 1

(Ảnh: Nước cốt chanh)

Nước chanh sẽ giúp điều trị da đầu ngứa và khô vì các đặc tính sát trùng của nó. Nó đặc biệt hữu ích khi đối phó với gàu

  • Bạn chỉ cần thoa nước cốt chanh lên da đầu khoảng 5 phút rồi gội sạch. Nếu tóc không bị gầu chỉ cần pha loãng nước chanh và thực hiện như trên.
  • Ngoài ra, chúng ta có thể trộn nước chanh và sữa chua và thoa lên da đầu trước khi gội. Lặp lại cách này khoảng 2 lần/ tuần cho đến khi tình trạng ngứa da đầu và rụng tóc biến mất.
Giải pháp sạch gàu, hết ngứa da đầu hiệu quả

Dầu gội dược liệu Antisol với pH 6.5 giúp cân bằng độ ẩm tự nhiên da đầu cùng các chiết xuất dược liệu tự nhiên như chiết xuất Gurjun, lavender, tràm trà… và những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của mái tóc và da đầu như vitamin C, vitamin B5. Antisol trở thành lựa chọn số 1 trong điều trị gàu và ngứa da đầu vượt trội.

Cách trị ngứa da đầu bắt đầu từ việc thay đổi thói quen hằng ngày

  • Loại bỏ, khử trùng những vật dụng trung gian tạo môi trường cho nấm và vi khuẩn sinh sôi gây bệnh cho da đầu như: lược chải tóc, mũ bảo hiểm, chăn, gối, … Đây là cách hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng ngứa đầu, nguy cơ tái phát cho bản thân cũng như ngăn ngừa lây nhiễm hiện tượng này tới mọi người xung quanh.
  • Tuyệt đối không dùng chung khăn tắm, khăn lau mặt, khăn cuốn tóc với người khác vì như đã biết, bệnh vảy nến có thể xuất phát từ da đầu rồi lan xuống mặt, da cổ hoặc ngược lại. Lưu ý, phải thường xuyên vệ sinh khăn mặt, phơi khăn mặt ra nắng để diệt khuẩn.
  • Thư giãn tâm trạng, làm việc kết hợp với nghỉ ngơi hợp lí, hạn chế tình trạng căng thẳng, stress. Đều này ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, sự hoạt động của tuyến bã nhờn bị thay đổi đột ngột khiến dầu nhờn tiết ra nhiều gây gàu và viêm da đầu.
  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn vặt, đồ ăn cay nóng, dầu mở. Đây là những món ăn có hàm lượng dầu mỡ cao khiến gan và các cơ quan nội tạng phải làm việc với khối lượng lớn. Vì vậy, việc cơ chế thải độc của cơ thể qua da nói chung và đặc biệt là da đầu trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *