Mách bạn cách trị nấm da đầu nặng tận gốc

Nấm da đầu thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh da đầu khác do có cùng triệu chứng. Nấm da đầu nặng khi không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng vĩnh viễn. Tham khảo bài viết này của iCare Pharma để biết cần làm gì khi mắc bệnh nấm tóc nhé!

Nấm da đầu nặng và những tác hại nặng nề

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nấm da đầu là trên da đầu xuất hiện những mảng ngứa, tóc dễ bị đứt gãy để lại những vùng da đỏ có vảy hoặc hói. Khi bước vào giai đoạn 3, nấm da đầu nặng có thể có các biểu hiện sau:

  • Gàu và chất nhờn do vi nấm kích thích tuyến bã nhờn gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Người bệnh gần như luôn luôn cảm thấy ngứa, bứt rứt, không thể ngừng gãi.
  • Hành động gãi giúp người bệnh giảm bớt cảm giác khó chịu nhưng lại khiến da đầu tổn thương gây chảy máu và đóng vảy. Dùng tay gãi vùng da đầu bị nấm có thể dễ dàng lây nguồn bệnh sang vùng da đầu khác.
  • Xuất hiện những nốt mụn đỏ li ti ở vùng da bị nấm và lan rộng dần. Những nốt mụn này vừa gây đau đớn cho người bệnh vừa làm tổn thương nang tóc.
  • Nang tóc bị tổn thương khiến tóc rụng nhiều. Ở giai đoạn 3, hiện tượng tóc rụng xảy ra thường xuyên với mức độ ngày một nhiều không thể kiểm soát.
  • Ở một số trường hợp, nấm da đầu còn có thể gây ra tình trạng viêm da lan rộng khắp vùng da đầu và các vùng da khác.

Qua những triệu chứng này, tác hại của nấm da đầu gây ra cho người bệnh là vô cùng lớn. Tóc rụng nhiều có thể hình thành những mảng tóc thưa, thậm chí là bị hói ảnh hưởng đến thẩm mỹ. 

Nấm da đầu có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy e dè, tự ti và sa sút tinh thần. Những cơn ngứa ngáy kéo dài và liên tục khiến người bệnh không thể tập trung, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và cuộc sống.

Nấm da đầu nặng gây rụng tóc mất thẩm mỹ

Phân biệt nấm da đầu với các bệnh khác

Các triệu chứng kể trên của bệnh nấm da đầu tương đối dễ nhầm lẫn với một số bệnh da liễu ở đầu khác như gàu, vảy nến,… Điều này có thể gây khó khăn cho công tác chẩn đoán và điều trị.

Tuy nhiên, bạn có thể nhận ra sự khác nhau giữa các bệnh này qua một số đặc điểm điển hình sau:

  • Nấm da đầu: Những mảng tróc vảy kèm theo rụng tóc và những nốt sần trên da đầu. Xuất hiện nhiều mụn nước, sưng đỏ và đau đớn trên da. Căn bệnh này khiến da đầu luôn ẩm ướt, bết rít khó chịu.
  • Gàu: Tình trạng gàu là biểu hiện rối loạn lớp sừng của da đầu. Tế bào da có chu kỳ sống ngắn hơn bình thường nên da đầu bong tróc nhiều hơn. Da chết đóng thành vảy trắng sau đó rớt thành mảng hoặc tấm li ti.
  • Vảy nến: Là tình trạng xảy ra do người bệnh có một số vấn đề về hệ thống miễn dịch. Vảy nến gây ra tình trạng bong tróc da đầu màu đỏ hoặc bạc, khiến da đầu khô, ngứa ngáy và có thể làm rụng tóc.

Nấm da đầu có những biểu hiện tương đồng với một số bệnh khác

Cách trị nấm da đầu nặng nên thử ngay

Nấm da đầu không phải là một căn bệnh khó chữa. Chỉ cần người bệnh phát hiện và bắt đầu điều trị sớm, nấm da đầu sẽ không để lại nhiều biến chứng.

Tuy nhiên, nấm da đầu thường được bắt đầu chữa trị khi đã trở nặng vì người bệnh không quá quan tâm đến các triệu chứng. Dưới đây là một số phương pháp trị nấm da đầu nặng thường được sử dụng nhất:

Sử dụng thuốc kê toa theo bác sĩ

Tùy theo nguyên nhân bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa gồm những loại thuốc chống nấm phù hợp cho từng người bệnh. Các loại thuốc chống nấm phổ biến là:

  • Thuốc chống nấm Griseofulvin: Dùng để trị nấm da đầu do vi nấm Microsporum spp gây ra. Thường được dùng trong liệu trình từ 6 – 8 tuần, dùng kèm với thực đơn gồm nhiều chất béo để tăng cường hấp thụ.
  • Thuốc chống nấm Terbinafine: Dùng để trị nấm da đầu do nhiễm khuẩn Trichophyton spp. Thời gian điều trị của thuốc này ngắn hơn, từ 2 – 4 tuần.

Các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ nhẹ như buồn nôn hoặc đau bụng khi sử dụng cho trẻ em. Vì thế, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị nấm da đầu bằng thuốc.

Sử dụng dầu gội đặc trị để điều trị nấm da đầu

Có rất nhiều phương pháp điều trị nấm da đầu từ thiên nhiên mà người bệnh có thể cân nhắc sử dụng. Những cách này vừa an toàn lại vừa tốt cho sức khỏe tóc và da đầu của người bệnh. Các phương pháp này bao gồm:

  • Sử dụng vỏ bưởi.
  • Sử dụng muối biển.
  • Sử dụng bia tươi.
  • Sử dụng lá ổi.

Ngoài ra, dầu gội đặc trị Antisol của iCare Pharma cũng là một lựa chọn phù hợp khi bạn muốn chữa nấm da đầu bằng dầu gội. Dầu gội Antisol được bào chế từ các dược liệu như Curcuma, Gurjun, Neem Oil, Ginger,…

Sản phẩm có tác dụng trị gàu, trị ngứa, diệt nấm và giảm sự tăng tiết bã nhờn được các chuyên da về da liễu khuyên dùng.

Dầu gội Antisol trị nấm được chuyên gia khuyên dùng

Làm sao ngăn ngừa nấm da đầu tái phát

Nấm da đầu có nguy cơ tái phát rất cao, nhất là khi người bệnh không biết chăm sóc tóc và da đầu đúng cách. Những biện pháp cần được thực thi để ngăn nấm da đầu tái phát bao gồm:

  • Vệ sinh tóc và da đầu thường xuyên để tránh bệnh nấm tái phát.
  • Hạn chế gội đầu vào ban đêm.
  • Luôn giữ mái tóc và da đầu khô ráo.
  • Tránh sử dụng chung đồ dùng với người bị nấm.
  • Thường xuyên vệ sinh, làm sạch và khử trùng chăn ga, gối nệm.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về tác hại, cách chữa trị nấm da đầu nặng và cách ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Nếu bạn đang có nhu cầu được tư vấn về các phương pháp chăm sóc tóc và da đầu hiệu quả, hãy liên hệ ngay với iCare Pharma qua số hotline 0862.083.283 nhé!

>>> Xem thêm: Top 3 loại thuốc trị nấm da đầu được các bác sĩ chuyên môn đánh giá cao

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *