Nấm da đầu là bệnh lý khá phổ biến về da đầu. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất cả thắc mắc về căn bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh? Nấm da đầu có lây không? Và cách để ngăn chặn nấm hoặc trị dứt điểm căn bệnh này.
Nấm da đầu là bệnh gì?
Trước khi khẳng định một cách chắc chắn rằng nấm da đầu có lây không, bạn hãy cùng iCare Pharma tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh này là gì. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh, bạn mới biết được cơ nguyên của bệnh.
Nhiều nhà nghiên cứu khoa học hiện đại đã thực hiện nhiều thí nghiệm và cho biết 2 loại nấm Trichophyton và Microsporum chính là “thủ phạm” của căn bệnh này.
Sự xuất hiện và phát triển của hai loại nấm trên sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu và sau một thời gian sẽ phát triển thành các nốt mụn lớn, dẫn đến rụng tóc từng mảng và có thể gây nguy cơ nhiễm trùng máu.
Biểu hiện đầu tiên của bệnh nấm da đầu là ngứa và gàu.
Nguyên nhân gây nấm da đầu
Bạn cần biết rằng, bình thường trên da của chúng ta luôn tồn tại rất nhiều loại nấm và vi khuẩn. Bình thường chúng sẽ vô hại nhưng khi có điều kiện lý tưởng, chúng sẽ phát triển nhanh về số lượng và dẫn đến một số bệnh lý.
Sau đây là 3 nguyên nhân chính khiến bệnh nấm da đầu xuất hiện:
Thói quen sinh hoạt
Việc vệ sinh da đầu không sạch sẽ, khiến da đầu thường xuyên ở trong tình trạng nhiều da, bụi bẩn chính là cơ hội khiến gàu và nấm xuất hiện. Vì vậy, thói quen sinh hoạt chính là nguyên nhân và đầu của bệnh.
Bên cạnh đó, khi gàu và ngứa, nếu bạn thường xuyên gãi, khiến da đầu bị tổn thương, càng tạo điều kiện cho nấm phát triển nhanh hơn.
Sản phẩm sử dụng không phù hợp
Việc sử dụng những sản phẩm chăm sóc tóc và da đầu không phù hợp cũng sẽ khiến da đầu của bạn bị tổn thương. Từ đó khiến nấm hình thành.
Vì vậy, khi lựa chọn sản phẩm dầu gội, chăm sóc tóc, bạn nên đọc kỹ bảng thành phần để chắc chắn mình không bị dị ứng với thành phần nào trong đó. Và hạn chế sử dụng những hóa chất và nhiệt độ như thuốc nhuộm, uốn,… cũng là cách để bạn bảo vệ da đầu của mình.
Những nguyên nhân khách quan khác
Vẫn có những trường hợp, mặc dù bạn chăm sóc da đầu rất sạch sẽ, không sử dụng những sản phẩm chứa hoá chất nhưng vẫn bị nấm. Đó là vì những nguyên nhân khách quan đến từ những người xung quanh.
Đó có thể là do bạn sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, hoặc có những cử chỉ thân mật với người mắc bệnh nấm da đầu. Từ đó vô tình tạo cơ hội cho nấm “di tản” qua da đầu của bạn.
Qua nguyên nhân này, chắc hẳn bạn đã giải đáp được câu hỏi nấm da đầu có lây không? Hãy cùng giải đáp chi tiết hơn qua phần tiếp theo nhé!
Nấm da đầu có lây không?
Các chuyên gia khẳng định rằng, bệnh nấm da đầu là một bệnh rất dễ lây. Vì vậy, người mắc bệnh cần phải nắm rõ những con đường truyền bệnh để phòng tránh lây nhiễm cho người khác.
Và những người không bị nấm da đầu cũng cần nắm được để bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây bệnh.
Cụ thể, nấm da đầu có thể lay lan qua 2 con đường chủ yếu:
– Lây qua con đường trực tiếp: Tiếp xúc, ôm ấp và ngủ chung với người bị nấm.
– Lây qua con đường gián tiếp: Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bị nấm như khăn lau tóc, mũ, gối, lược,…
Nấm da đầu có lây không? Cách ngăn chặn lây lan nấm da đầu
Như đã nói ở trên, nấm da đầu là căn bệnh rất dễ lây lan. Vì vậy, sau khi đã nắm được 2 con đường lây bệnh, hãy cùng tìm hiểu cách phòng tránh bệnh.
Giữ tóc và da đầu luôn sạch sẽ
Đây là cách căn bản nhất để phòng các bệnh liên quan đến da đầu, như nấm da đầu và một số tình trạng viêm nhiễm khác như gàu hoặc vảy nến.
Gội đầu sạch sẽ không chỉ giúp bạn ngăn chặn nấm xuất hiện mà còn có mái tóc mềm mượt, óng ả.
Bạn luôn phải gội đầu sạch sẽ để loại bỏ tất cả bụi bẩn trên tóc và giữ cho da đầu luôn khô thoáng. Nhất là khi thời tiết nắng nóng, da đầu tiết nhiều mồ hôi và bã nhờn hơn bình thường, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Không dùng chung các đồ dùng cá nhân
Quần áo, khăn tắm, lược, nón, gối… là một số vật dụng cá nhân và bạn không nên dùng chung với bất kỳ ai, bao gồm cả vợ hoặc chồng của mình.
Và nên thường xuyên vệ sinh những đồ dùng này mỗi ngày để nấm và vi khuẩn không có cơ hội tồn tại.
Vệ sinh thú cưng (nếu có)
Nếu bạn là người yêu thú cưng và thường xuyên có những cử chỉ thân mật với chúng thì hãy đảm bảo rằng chúng được tắm và tỉa lông thường xuyên.
Đồng thời, bạn nên đưa chúng đi tiêm phòng hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi nghi ngờ thú cưng của mình bị nhiễm nấm. Bởi chúng chính là môi trường lây nấm thuận tiện nhất.
Những thói quen tốt giúp giảm tình trạng nấm da đầu
Một vài thói quen tốt bạn nên xây dựng để có một cuộc sống khoẻ mạnh và nói không với tình trạng nấm da đầu cũng như các bệnh về da đầu khác:
– Vệ sinh chăn gối, khăn, mũ bảo hiểm thường xuyên cho cả nhà để tăng khả năng sát khuẩn.
– Phơi đồ ở những nơi thoáng mát, có đủ ánh nắng mặt trời để nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn.
– Không dùng chung đồ cá nhân với người khác, kể cả người thân để bảo vệ bản thân và những người khác.
– Không nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chứa nhiều hoá chất có tính tẩy mạnh như thuốc nhuộm, thuốc mọc tóc,… Thay vào đó, bạn nên ưu tiên sử dụng những loại dầu gội được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên đến từ thương hiệu uy tín như dầu gội Antisol để bảo vệ da đầu.
Sản phẩm dầu gội nấm da đầu Antisol được chiết xuất từ các thảo dược an toàn như gừng, nghệ, hương thảo, nguyệt quế,…
+ Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi chứa nhiều vitamin để cơ thể khoẻ từ bên trong.
Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn trả lời được thắc mắc nấm da đầu có lây không. Nếu bạn cần chuyên gia tư vấn thêm bệnh lý da đầu này, hãy liên hệ với iCare Pharma qua hotline 0899 065 879.
Xem thêm: Nấm da đầu và gàu khác nhau như thế nào?