Da đầu nổi mụn ngứa: Có phải là bệnh lý nghiêm trọng

Da đầu nổi mụn ngứa ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và công việc của người mắc phải. Tình trạng này nếu không được điều trị nhanh chóng, để lâu sẽ gây ra các bệnh khác khó điều trị, gây tổn thương cho da đầu, iCare Pharma sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn.

Da đầu bị ngứa và nổi mụn là bị bệnh gì?

Da đầu ngứa và nổi mụn có thể là triệu chứng của một số tình trạng da sau:

  • Nấm da đầu: Bệnh do vi khuẩn Trychophyton gây ra, vi khuẩn này xâm nhập vào da đầu gây ra các nốt mụn li ti, rụng tóc và ngứa da đầu.
  • Bệnh vảy nến: Đây là bệnh tự lây lan và rất dễ mắc phải. Khi bị vảy nến, da đầu nổi mụn và ngứa, các vảy trên da đầu bong ra.
  • Viêm nang lông: Khi da đầu tiết nhiều bã nhờn và bụi bẩn mà không được làm sạch sẽ dẫn đến tình trạng viêm nang lông. Bệnh gây nổi mụn trên da đầu, có dịch chảy ra khi gãi ngứa.
  • Viêm da tiếp xúc: Việc sử dụng các sản phẩm gây kích ứng như hóa chất từ thuốc uốn, nhuộm, ép sẽ ảnh hưởng đến da đầu. Nó gây ra những nốt mụn ngứa trên da đầu khiến người bệnh thấy rất khó chịu.

Các “thủ phạm” làm da đầu bị ngứa và nổi mụn

Da đầu nổi mụn ngứa là tình trạng viêm nhiễm do các tác nhân như nấm, vi khuẩn, vi rút gây ra. Bệnh sẽ làm tổn thương da gây viêm, tấy, ngứa và nổi mụn. Dưới đây là một số yếu tố giúp bệnh phát triển nhanh chóng:

  • Da đầu bị gàu lâu ngày nhưng không được điều trị, da đầu thường xuyên ẩm ướt, gội xong không làm khô tóc dẫn đến việc da đầu ngứa nổi mụn.
  • Vệ sinh da đầu kém, tích tụ nhiều bã nhờn, da chết, bụi bẩn làm bít lỗ chân lông dẫn đến các bệnh về da đầu gây mụn lan rộng.
  • Sử dụng các loại dầu gội chứa nhiều hóa chất gây mất cân bằng độ ẩm trên da đầu. Các tế bào trên da sẽ rụng nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm dễ dàng ẩn náu và phát triển gây bệnh.
  • Có thói quen dùng móng tay gãi vào da đầu với lực mạnh gây trầy xước và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Dùng chung một số vật dụng cá nhân với người bị bệnh da đầu. Vi khuẩn và nấm còn sót lại trên đồ dùng sẽ bám vào da đầu và gây da đầu bị nổi mụn ngứa.

Có thói quen dùng móng tay gãi vào da đầu với lực mạnh

Cách chữa trị da đầu nổi mụn ngứa

Da đầu nổi mụn ngứa khiến người mắc phải luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và mất tự tin. Để có thể chấm dứt tình trạng này nhanh chóng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

Phương pháp Tây y

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng histamine để giúp giảm ngứa da và kích ứng ở da đầu. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê đơn với các loại thuốc và liều lượng khác nhau.

Thuốc kháng sinh

Khi người bệnh bị nhiễm trùng, các loại thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn để chống nhiễm trùng, chống mụn da đầu và giảm ngứa. Thuốc thường được kê đơn chữa da đầu có mụn và ngứa là penicillin hoặc amoxicillin.

Thuốc chống nấm

Thuốc bôi và thuốc trị nấm tại chỗ được chỉ định sử dụng trong các trường hợp nhiễm nấm. Các loại thuốc này có tác dụng làm lành nhanh các vết thương do nấm gây ra, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. 

  • Thuốc uống: Riseofulvin, Itraconazole, Ketoconazole …
  • Thuốc bôi: Nizoral, Clotrimazol cream, Ketoconazole cream

Thuốc kháng vi rút

Thuốc được chỉ định sử dụng khi nấm da đầu do vi rút gây ra. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để xác định virus gây bệnh sau đó kê đơn thuốc phù hợp.

Lưu ý: Khi điều trị bằng thuốc phải dưới sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp dân gian

Bạn cũng có thể lựa chọn cách trị ngứa da đầu, nổi mụn bằng một số bài thuốc dân gian, với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm trong cuộc sống.

Trị ngứa da đầu bị ngứa và nổi mụn bằng giấm và baking soda

Bạn có thể dùng giấm hoặc baking soda để gội đầu giúp trị ngứa da đầu mọc mụn rất hiệu quả. Bên cạnh đó, hai nguyên liệu này cũng rất dễ tìm và dễ mua.

Chữa da đầu nổi mụn ngứa với tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có tác dụng sát khuẩn rất tốt, giúp ngăn ngừa mụn da đầu do nấm và vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó, tinh dầu tràm trà còn giúp làm thông thoáng nang lông, ngăn ngừa sự tích tụ bụi bẩn trên da.

Cách trị ngứa da đầu, nổi mụn bằng lá trầu không

Y học cổ truyền đã chỉ ra rằng lá trầu không có chứa chất kháng khuẩn rất tốt và được coi như một loại thảo dược kháng sinh tự nhiên. 

Bạn có thể kết hợp lá trầu không với muối biển để trị ngứa da đầu, mụn nhọt mang lại hiệu quả rất tốt.

Bạn có thể kết hợp lá trầu không với muối biển để trị ngứa da đầu

Cách phòng tránh tình trạng da đầu bị ngứa và nổi mụn

Để tránh tình trạng này, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh để bệnh không tái phát và trở thành mãn tính.

  • Nên gội đầu kỹ 2 – 3 lần / tuần, không nên gội đầu quá nhiều lần trong ngày, khi gội nên hạn chế gãi mạnh, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Sử dụng dầu gội lành tính, có độ pH phù hợp khoảng 6.5 bạn nhé.
  • Những người có da đầu nhạy cảm không nên dùng các loại dầu gội có tính chất tẩy rửa cao, dễ gây viêm da tiếp xúc.
  • Hạn chế đội mũ vào mùa hè sẽ khiến da bị ẩm ướt, đóng vảy và dễ mắc các bệnh da liễu.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn, mũ, lược với người bị bệnh da đầu.

Hạn chế đội mũ vào mùa hè sẽ khiến da bị ẩm ướt, đóng vảy và dễ mắc các bệnh da liễu.

Đó là những thông tin về tình trạng da đầu nổi mụn ngứaiCare Pharma muốn cung cấp đến cho bạn. Bạn có thể đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại đây hoặc gọi tới hotline 0862.083.283 để được giải đáp.

>>>Xem thêm: 3 cách trị gàu triệt để bạn không nên bỏ qua!

>>>Xem thêm: Bạn đã biết bị nấm da đầu dùng dầu gội gì để điều trị hiệu quả chưa?

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *