Bệnh da đầu – hãy để chuyên gia lên tiếng giúp bạn

Bệnh da đầu chắc hẳn không phải là điều quá xa lạ. Ít nhất ai trong chúng ta cũng gặp phải một trong các trường hợp như rụng tóc, nấm da đầu, gàu ngứa… Tuy nhiên, có thể vì quá quen thuộc và cũng vì là một căn bệnh mạn tính nên bệnh da đầu không trở nên cấp thiết chữa trị. Cũng chính vì thế thay vì điều trị triệt để bệnh da đầu chúng ta lại tập cách làm quen và chấp nhận chúng.

Vậy nên, với bài viết này, các chuyên gia sẽ vào cuộc để cung cấp góc nhìn chi tiết về bệnh lý da đầu. Việc tìm hiểu và nắm rõ nguyên nhân cũng như triệu chứng các bệnh da đầu là động lực tốt nhất giúp chúng ta chủ động phòng tránh cũng như điều trị bệnh một cách đúng đắn và hiệu quả.

1. Nấm da đầu

Nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng có đốm hình tròn, da đầu bị đóng vảy, có thể nổi mẩn đỏ và gây rụng tóc rất nhiều trên da đầu. Bệnh nấm da đầu là một trong các bệnh về da đầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi trong đó thường gặp nhất là ở trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 7. Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc gần hoặc khi dùng chung mũ, quần áo, khăn tắm và lược.

Biểu hiện của nấm da đầu

Da đầu xuất hiện nhiều gàu ẩm, da đầu bết dính và bị nổi mụn, luôn trong tình trạng ngứa ngáy nhất là vào những lúc chảy mồ hôi hay thời tiết nóng ẩm, khoảng 20 -30 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng sẽ bị rụng tóc từng mảng.

Tác hại 

Nấm da đầu nếu không có phương pháp điều trị hiệu quả có thể sẽ lây lan sang vùng da mặt, da sau gáy, phần da đầu bị tổn thương lở loét, mưng mủ và tiết mùi hôi gây phiền toái cho người bệnh. Bên cạnh đó, bề mặt tóc rụng theo mảng và không thể mọc trở lại, hoặc mọc thưa hơn trước làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh, làm mất đi sự tự tin.

Nguyên nhân gây nấm da đầu

Theo thông tin từ Bài viết về Nấm da đầu (Vinmec) nấm da đầu có thể do các chủng nấm ký sinh bao gồm Trichophyton hoặc Pierdraiahortai và Trichosporon beigelii gây ra. Nguồn bệnh nấm da đầu chủ yếu là người, ngoài ra có thể có từ một số loại súc vật như chó, mèo. Nấm có thể tồn tại dai dẳng ở vật dụng bị nhiễm. Bệnh lây trực tiếp từ da, qua da  nhưng cách thường gặp là gián tiếp qua việc dùng chung lược, mũ, gối…với người bệnh. Để chẩn đoán, ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cần làm các xét nghiệm: Soi tươi bệnh phẩm là mảng vảy da đầu hoặc chất bám trên tóc. Nuôi cấy trong môi trường đạm thạch để chẩn đoán xác định loại nấm và có phác đồ điều trị thích hợp.

Điều trị

Đối với các trường hợp nhẹ, gội đầu hàng ngày để loại bỏ tóc rụng. Có thể sử dụng các loại sản phẩm trị nấm chuyên sâu như: thuốc bôi trị nấm da Kentax 2%, thuốc bôi trị nấm da Endx G Cream 20, cao bôi trị nấm da đầu Ezema 50… Nếu trong tình trạng nặng hơn cần sử dụng kem bôi hoặc thuốc theo hướng dẫn của chuyên gia hoặc bác sĩ để mang lại tác dụng mạnh hơn.

Lưu ý:

Cần nhanh chóng điều trị khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, tránh để tình trạng nặng lây lan sang các vùng da khác. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt trong thời tiết năng nóng. Chăm sóc tóc nhẹ nhàng đúng cách, không được cào mạnh khi gội gây tổn thương da đầu.

2. Gàu

Gàu là bệnh lý phổ biến, đặc trưng bởi hiện tượng bong da trên da đầu và ngứa. Theo sinh lý bình thường, lớp da đầu ngoài cùng sau khoảng thời gian một tháng sẽ chết đi, tóc ra tạo thành những vảy nhỏ li ti. Tuy nhiên, khi bị gàu, thời gian tế bào da đầu tróc ra thu gắn chỉ còn 2-3 tuần, da đầu bị thay thế quá nhanh, các vảy rớt nhiều, đôi khi thành các mảng lớn hơn dính vào tóc và vai áo. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, không lây nhiễm, nhưng những mảng gàu trắng cùng tình trạng ngứa đã làm cho không ít người lúng túng, mất tự tin.

Biểu hiện của gàu

Da đầu hình thành tế bào chết, gàu dày bong thành từng mảng lớn màu trắng hoặc ti ti như bụi, khi gãi hoặc lắc đầu mạnh, gàu sẽ rơi rụng và bám đầy lên quần áo hoặc đồ vật xung quanh. 

Tác hại

Gàu gây ra tình trạng ngứa da đầu, bệnh càng nặng thì mức độ ngứa càng tăng, nổi mụn nhọt, khiến cho da đầu bị viêm và dẫn đến tình trạng rụng tóc, đầu có mùi hôi. Gàu gây phiền toái, thiếu thẩm mỹ, người bệnh dễ dàng lúng túng, mật tự tin.

Nguyên nhân gây ra gàu

Theo thông tin từ Bài viết về Gàu (Vinmec), gàu xuất hiện khi da đầu bị kích ứng quá mức như chải đầu, gội đầu hay massage da đầu quá mạnh, thời tiết hanh khô, môi trường ô nhiễm, da đầu tiếp xúc với các hóa chất uốn nhuộm thường xuyên. Việc gội không thường xuyên khiến dầu và các tế bào da đầu không được loại bỏ kịp thời, cũng có thể gây nên gàu. Bên cạnh đó, gàu là một biểu hiện khi đang mắc một số bệnh lý khác như viêm da tiết bã, bệnh vảy nến, bệnh chàm.

Điều trị

Nếu những trường hợp gàu nhẹ chỉ cần gội đầu thường xuyên bằng dầu gội trị gàu nhằm giảm nhờn và tích tụ các tế bào chết trên da đầu. Nếu trường hợp gàu nặng hơn, các dầu gội trị gàu thông thường không có hiệu quả, các thể dùng các loại dầu gội dược mỹ phẩm chuyên dụng để điều trị gàu, các dầu gội chuyên gia khuyên dùng trong việc trị gàu như: dầu gội trị gàu Antisol. dầu gội Selsun, dầu gội Jasuny…. Đôi khi người mắc gàu phải thử nghiệm nhiều loại dầu gội để tìm loại phù hợp nhất với tình trạng của mình.

Lưu ý:

Một chế độ ăn uống hợp lý cũng làm giảm nguy cơ mắc phải gàu, tăng cường rau xanh và trái cây, cung cấp các khoáng chất, đặc biệt là kẽm có tác dụng rất tốt trong hạn chế gàu, cũng như tình trạng nứt da, bong tróc da. Nước giúp làm chậm quá trình tăng sinh tế bào sừng của da đầu, do đó tăng uống nước có thể giúp hạn chế sự xuất hiện của gàu. 

3. Bệnh lý khác

Hai căn bệnh phổ biến nhất là nấm da đầu và gàu là nguyên nhân chính gây nên không ít phiền muộn cho mọi người. Những bệnh lý da đầu khác như là viêm nang tóc, chàm da đầu, á sừng da đầu tuy không phổ biến nhưng cũng cần chú ý phát hiện và điều trị. 

Viêm nang tóc là tình trạng nang tóc (túi chứa chân tóc) bị viêm hoặc nhiễm trùng. Khi bị tụ cầu vàng, vi khuẩn gram âm hay nấm trichophyton xâm hại, chân tóc có thể bị viêm. Bên cạnh đó các nang tóc này cũng có thể bị kích ứng sau khi cạo râu, trang điểm, hoặc đến từ quần áo. Một vài trường hợp cũng bị viêm nang lông sau khi ngâm mình trong bồn tắm nước nóng. 

Bệnh chàm (hay còn gọi là eczema) là bệnh xảy ra khi có hiện tượng giảm tiết bã nhờn ở da đầu. Điều này khiến da trở nên khô, dễ bị kích ứng và nhiễm trùng. Khi bị bệnh, da đầu xuất hiện nhiều mảng đỏ có ranh giới rõ ràng, khô, đóng vảy ngứa. Bệnh tái lại nhiều lần khiến da đầu ngày càng dày lên, bị liken hóa, bề mặt thô ráp, xù xì và có thể nứt nẻ, chảy máu.

Á sừng da đầu là căn bệnh xảy ra ở những người thường xuyên để da đầu tiếp xúc với hóa chất độc hại từ môi trường làm việc hoặc từ dầu gội đầu hay các loại thuốc uốn, duỗi, nhuộm tóc. Ngoài ra yếu tố di truyền cũng góp phần thúc đẩy bệnh phát triển. Căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng có thể lây lan từ da đầu xuống phía dưới ảnh hưởng đến khuôn mặt và toàn thân. Vì vậy, cần chú ý khám và chữa trị sớm.

Trên đây là một số bệnh lý da đầu phổ biến. Hy vọng đã có riêng cho mình cuốn cẩm nang bảo vệ mái tóc trước sự trỗi dậy của các bệnh lý da đầu, đặc biệt là nấm da đầu và gàu.

Đối với các loại bệnh da đầu kể trên, chuyên gia khuyên bạn không nên tự chữa tại nhà hoặc chỉ dùng các phương pháp chữa mẹo (dân gian) vì có thể trở thành bệnh mạn tính hay tái phát liên tục. 

Để dứt điểm các bệnh này, bạn nên tìm đến các sản phẩm đặc trị được chuyên gia khuyên dùng. iCare Pharma khuyến cáo nên dùng các sản phẩm với các chiết xuất từ dược liệu vừa an toàn lành tính vừa mang tính hiệu quả sâu hơn.

5/5 (1 Review)

4 thoughts on “Bệnh da đầu – hãy để chuyên gia lên tiếng giúp bạn

  1. Pingback: Tại sao chúng ta hay bị ngứa da đầu về đêm? Làm sao khắc phục của tình trạng này? - iCare Pharma

  2. Pingback: Da đầu nhờn gội gì hiệu quả nhất? - iCare Pharma

  3. Pingback: Điểm mặt chỉ tên loại dầu gội trị gàu mảng tốt nhất hiện nay - iCare Pharma

  4. Pingback: TOP 3 dầu gội trị gàu cho nam được săn lùng 2021 - iCare Pharma

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *