Chuyên trang tin tức Daily Mail của Anh dẫn kết quả khảo sát tiến hành trên 2.000 đàn ông về những điều khiến họ lo lắng, sợ hãi nhất khi về già. Theo đó, 94% số người được phỏng vấn rất sợ bị hói. “Hói là nỗi ám ảnh kinh hoàng với phần lớn đàn ông. Họ sợ cảm giác trở thành chủ đề bàn tán, trêu chọc của mọi người – từ các thành viên trong gia đình cho đến người lạ” – Dailu Mail dẫn lời chuyên gia Ian Watson ở Viện Nghiên cứu trị liệu tóc và da đầu ở Anh.
Hói đầu là một bệnh gặp nhiều ở nam giới. Tuy nhiên, hiện nay nhiều phụ nữ cũng mắc phải bệnh khó chữa này. Nguyên nhân hói đầu xuất phát từ các yếu tố nội tại bên trong cơ thể và cả tác động từ bên ngoài. Vậy vì sao lại bị hói và làm thế nào để ngăn chặn quá trình rụng tóc hói đầu? iCare Pharma sẽ trích dẫn nghiên cứu thú vị của Ted-Ed tại Mỹ và tổng hợp một số khảo sát có liên quan trong bài bên dưới
Hói đầu là ám ảnh đối với nhiều người, nhất là người còn trẻ
I. Dấu hiệu bệnh hói đầu?
Rụng tóc là hiện tượng bình thường của cơ thể. Mỗi ngày bạn có thể rụng từ 30 – 100 sợi tóc nên rất khó để biết khi nào rụng tóc trở thành bệnh và bạn có nguy cơ bị hói đầu. Tuy nhiên cũng có một số dấu hiệu đặc trưng sau:
- Tóc rụng nhiều, liên tục trong thời gian dài
- Tóc con mọc ít hoặc không mọc trở lại
- Da đầu bị lộ những mảng trắng lớn
Ngoải ra, đối với nam và nữ triệu chứng hói đầu có sự khác biệt. Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh hói đầu cao hơn và có khả năng dẫn đến trọc đầu. Phụ nữ thường không bị hói hoàn toàn, thường thì họ vẫn có một lượng tóc nhất định.
1.1 Dấu hiệu hói đầu ở nam
1.1.1 Đường chân tóc thụt lùi
Ban đầu tóc sẽ rụng ở phía trước trán, tóc con có mọc ra nhưng giảm dần và nhanh chóng bị gãy, rụng. Sau đó, bạn sẽ nhìn thấy một đường chân tóc bị thụt lùi lại và xuất hiện những vùng hói đầu tiên. Tóc sẽ ngày càng mảng, dần dần cả vùng bên trên đầu là một mảng hỏi lớn
1.1.2 Hói ở đỉnh đầu
Tóc phía trên đỉnh đầu (thường là ở đường xoáy ốc) sẽ bị rụng nhiều dẫn đến hói một mảng nhỏ. Sau đó vùng hói này lan rộng ra toàn bộ da đầu. Sau cùng, chỉ còn lại tóc ở sau gáy và hai bên mang tai, da đầu nhẵn bóng.
1.1.3 Hói từng mảng
Đây là một kiểu bệnh tự miễn khá phổ biến. Tóc rụng thành từng đốm tròn bằng đồng xu hoặc từng mảng trên da đầu. Thời kì đầu, tóc con có mọc lại nhưng với số lượng ít, sợi mảnh và rụng rất nhanh. Da bề mặt nhẵn thin và hơi teo, sau đó có thể lan rộng ra toàn bộ đầu
Hói đầu ở nam
1.2 Triệu chứng hói đầu ở nữ giới
1.2.1 Hói ở đường rẽ ngôi
Tóc thưa dần ở đường ngôi rẽ chính giữa, tóc mất dần, số lượng tóc con mọc lại ít nhưng thường không mọc ở xung quanh vùng này. Cách chân tóc mọc cách xa nhau, mật độ tóc mỗi ngày một thưa và có xu hướng lan rộng ở phía trên.
1.2.2 Hói ở 2 bên trán
Đây là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là những người sau sinh. Tóc mỏng dần ở hai bên trán, lượng tóc con mọc lại ít và rất dễ bị gãy rụng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến bị hói ở hai bên trán.
1.2.3 Hói ở phía trước trên trán
Một số phụ nữ có thể gặp phải trường hợp hói ở phái trước trên, gần trán. Lượng tóc ở khu vực này giảm dần, ít tóc con. Tình trạng này kéo dài lâu dẫn đến hói một mảng nhỏ như đồng xu và có khả năng lan rộng ra xung quanh. Kiểu này dễ nhận thấy ở những người có tóc mái.
Dấu hiệu hói đầu ở nữ
1.3 Triệu chứng hói đầu bệnh lý
Tương tự như rụng tóc, hói đầu cũng là một dấu hiệu cho thấy bên trong cơ thể đang mắc bệnh lý
1.3.1 Hói từng mảng lốm đốm
Bạn thấy tóc rụng nhiều bất thường, lượng tóc con mọc lại giảm đi. Da đầu lộ ra các mảng hói, trắng bóng. Đây có thể là dấu hiệu của những người mắc bệnh về tuyến giáp.
1.3.2 Tóc rụng nhiều, da đầu bị ngứa
Tóc rụng nhiều trong thời gian ngắn, lộ ra những vùng da đầu hói. Phần da đầu này bị tấy đỏ và rất ngứa. Nếu bạn thấy xuất hiện những triệu chứng này, bạn cần đi khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh nấm đầu, viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hói đầu và rất khó mọc lại tóc.
1.3.3 Hói toàn bộ đầu
Đây là dấu hiệu của việc dùng thuốc đặc trị kéo dài (thuốc chống ung thư, thuốc thần kinh…) hoặc tác dụng phụ của những đợt hóa trị
II. Nguyên nhân gây bệnh hói đầu?
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hói đầu, chủ yếu là do di truyền. Những người có bố mẹ bị rụng tóc hói đầu thì nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn người bình thường.
Chuyên trang nghiên cứu giáo dục TED-ED của Mỹ đã có một khảo sát thú vị về nguyên nhân gây bệnh hói đầu như trong video clip sau:
III. Cách điều trị và phòng ngừa rụng tóc hói đầu
3.1 Nguyên tắc điều trị
Để chữa hói đầu thường rất khó và mất thời gian, tốn kém. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một “mắc xích” quan trọng trong cơ chế gây rụng tóc: hormone DHT ở chân tóc. Việc điều chỉnh sự mất cân bằng DHT-Testosterone trong cơ thể là một giải pháp cơ bản nhất để ngăn ngừa rụng tóc, hói đầu.
- Cách 1: Ngăn chặn sự hình thành DHT bằng cách dùng sản phẩm ngăn chặn enzim 5-alpha reductase. Vì dưới tác động của enzim 5-alpha reductase, hormone testosterone chuyển đổi thành DHT. Tuy nhiên sản phẩm này gây ra nhiều tác dụng phụ, nhất là làm cho người bệnh phụ thuộc vào thuốc
- Cách 2: Giải pháp an toàn hơn là dùng các chế phẩm từ thảo dược thiên nhiên, có tác dụng gia tăng hormone Testosterone một cách tự nhiên
3.2 Làm sao để ngăn ngừa hói đầu?
Để hạn chế tình trạng rụng tóc hói đầu, iCare Pharma có một số gợi ý như sau
3.2.1 Gội đầu và dưỡng tóc một cách khoa học
Sử dụng dầu gội phù hợp với từng loại tóc, khi có dấu hiệu dị ứng phải dừng lại ngay. Bạn nên chú ý khi gội đầu nên tránh để dầu gội đầu tiếp xúc trực tiếp với da dầu và phải gội thật sạch không để dầu gội còn sót lại trên đầu, vì như thế khi bụi bẩn bám vào sẽ làm tắc lỗ chân lông ảnh hưởng tới sự tuần hoàn nuôi dưỡng tóc
3.2.2 Chải đầu đúng cách
Chải đầu không những làm tóc gọn gàng mà còn có tác dụng kích thích da đầu, thúc đẩy tuần hoàn, nuôi dưỡng tóc và làm tóc mọc nhanh hơn. Nhưng cũng cần chú ý chải đầu đúng cách như hướng chải phải ngược hướng chiều rủ xuống của tóc. Ngoài ra, tóc đỉnh đầu và tóc phía sau nên cúi đầu thấp chải từ chân tóc. Như vậy vừa không làm hư tóc, lại kích thích da đầu làm tóc mọc nhanh và mịn. Trong khi gội đầu nên massage tóc để kích thích mao mạch và mao nang thúc đẩy tóc nhanh mọc
Cách chải đầu đúng cách để ngừa hói đầu
3.2.3 Không nên nhuộm tóc, uốn tóc, duỗi tóc liên tục quá nhiều lần
Thuốc uốn tóc có tính kiềm rất mạnh do đó dễ làm đóng vón chất protein, làm tóc mất đi sự óng mượt, hơn nữa trong khi uốn tóc ở nhiệt độ cao quá làm tế bào tầng dễ bị phá hủy khiến tóc dễ rụng và bị cháy, chuyển từ đen thành vàng, từ dày sang thưa, dòn, dễ gãy.
3.2.4 Chế độ ăn uống khoa học
Trong chế độ ăn uống, cần uống đủ nước, đảm bảo đủ dinh dưỡng các loại vitamin và nguyên tố vi lượng do nước chiếm 15 – 20% trọng lượng của tóc, làm cho tóc mềm, mịn, đồng thời phải bổ sung canxi, vitamin, đặc biệt là sinh tố nhóm B, B5, H, lipid rất cần cho da và tóc.
3.2.5 Tránh stress
Cần loại bỏ phiền muộn, có tâm lý thoải mái, dinh dưỡng cân bằng, ngủ đủ giấc, tạo thói quen và tinh thần tốt cũng góp phần làm cho mái tóc khỏe, đẹp hơn.
Bị rụng tóc nhiều dẫn đến hói đầu là điều không ai mong muốn. Hy vọng với những tổng hợp bên trên của iCare Pharma, bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách nhận biết sớm các triệu chứng hói đầu. Từ đó thoát khỏi nỗi ám ảnh, lo âu về việc hết tóc trên đầu
iCare Pharma tổng hợp
Nguồn: TED-ED