Nếu những ai đã và đang mắc phải căn bệnh nấm da đầu thì các triệu chứng như ngứa ngáy, rụng tóc, mụn đỏ phồng rộp là rất quen thuộc. Thậm chí đến mức ám ảnh vì nó ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Nhiều độc giả có tâm sự với iCare Pharma rằng từ khi bị nấm da đầu, các bạn thường tự ti hẳn. Nhất là mỗi khi mặc áo tối màu, vảy gàu trắng rớt xuống áo, tóc rụng mảng mảng khiến ai cũng đưa mắt nhìn ái ngại. Trong bài viết này, iCare Pharma chia sẻ thêm một số cách trị nấm da đầu khá hiệu quả được nhiều bạn áp dụng. Nguyên vật liệu đặc biệt đó rất rẻ tiền và dễ kiếm – mè đen
I. Nấm da đầu có dễ trị không?
Trên thực tế nấm da đầu là một bệnh rất khó điều trị. Ngoài ra, tính chất bệnh lây lan khá nhanh và có thể lây trực tiếp qua các tế bào trên da đầu. Do đó, những người dùng chung mũ, khăn, lược, dây buộc tóc với người bệnh đều có thể bị nhiễm nấm. Nếu không có biện pháp khắc phục hợp lý và kịp thời thì bạn có thể đối diện với chứng hói đầu, bong vảy, lở loét rất khó chịu và xuất hiện mùi hôi rất khó chịu trên da đầu.
>> Xem thêm các cách trị nấm da đầu: Người có da nhạy cảm khổ sở khi bị nấm da đầu
>> Nữ nhân viên văn phòng thoát nấm da đầu bằng thứ gia vị rẻ bèo trong nhà bếp
II. Vì sao mè đen hiệu quả trong việc trị nấm da đầu?
Mè đen là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Theo nghiên cứu thì trong 100 gram mè đen chứa khoảng 19g protein, 18g glucid, 620mg kali,11,5mg sắt. Ngoài ra còn có hàm lượng vitamin B1, B3, E, A… và các acid béo không no. Các chất này có thể giúp kháng khuẩn, diệt vi nấm giúp da đầu khỏe mạnh. Tóc cũng bóng mượt chắc khỏe hơn
Bên cạnh đó, để công dụng trị nấm da đầu cho hiệu quả tốt hơn, bạn có thể dùng tinh dầu mè đen để thoa. Nguyên nhân là do lượng vitamin E và tinh dầu dồi dào trong dầu mè có thể giảm tình trạng khô da đầu. Ngoài ra, tinh dầu mè còn có công dụng làm đen tóc, chống tia cực tím gây hại, làm dịu mát da đầu. Đẩy nhanh quá trình phục hồi nang tóc và ngăn ngừa các tổn thương cho da đầu
III. Công thức mè đen trị nấm da đầu bằng đường uống
>> Tham khảo ý kiến chuyên khoa: Cách trị nấm da đầu từ mè đen hiệu quả
3.1. Mè đen kết hợp với hà thủ ô trị nấm da đầu
Mè đen và hà thủ ô được xem là 2 vị thuốc tốt cho tóc mà từ lâu ông bà ta rất ưa chuộng. 2 nguyên liệu này vừa giúp trị nấm da đầu lại giúp kích thích mọc tóc. Ngoài ra còn tăng cường lưu thông tuần hoàn máu lên da đầu
Chuẩn bị:
- 200g mè đen
- 300g hà thủ ô đã sấy khô tán mịn.
Cách dùng:
- Lấy mè đen rang chín rồi tán mịn và trộn với hà thủ ô cho vào hộp thủy tinh dùng dần.
- Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần pha 2 thìa bột với 1 ly nước ấm có thể cho thêm 1 thìa mật ong vào hoặc cho đường để dễ uống hơn.
- Uống ngày 2 lần liên tục sẽ giúp diệt nấm từ sâu bên trong.
- Đi kèm với bài thuốc này là bạn dùng tinh dầu mè đen thoa lên chân tóc và massage nhẹ nhang cho tác dụng diệt nấm bên ngoài da cực kì hiệu quả.
3.2 Mè đen, bạch quả và đậu đen trị nấm da đầu
3.2.1 Chuẩn bị
- Mè đen 150g
- Đậu đen 250g
- Bạch quả 20 hạt
3.2.2 Cách dùng
- Các nguyên liệu trên đem sao đen rồi nghiền nhỏ thành bột mịn cho vào hộp thủy tinh tránh ẩm.
- Mỗi ngày bạn ăn khoảng 2 thìa mỗi ngày chia ra làm 2 lần liên tục.
3.3 Mè đen và táo nhục trị nấm da đầu
3.3.1 Chuẩn bị
- 200g mè đen
- 200g táo nhục.
3.3.2 Cách dùng
- Đem hấp cách thủy mè đen và táo nhục
- Giã nhuyễn cho 2 nguyên liệu này trộn đều với nhau.
- Dùng tay viên thành viên tròn đường kính 1 cm rồi cho vào lọ thủy tinh để trong ngăn mát dùng dần.
- Mỗi ngày ăn 2 viên chia làm 2 lần sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng nấm da đầu rất tốt.
IV. Trị nấm da đầu bằng tinh dầu mè
4.1 Tinh dầu mè và cây ngũ sắc
Cây ngũ sắc thường được biết đến với công dụng trị bệnh viêm xoang. Nhưng thực tế thì lượng tinh dầu cadinen, caryophyllen, curmarin… còn giúp loại cây này trị nấm da đầu tốt. Bạn chỉ cần đun sôi rồi nhỏ vài giọt dầu mè vào.Sau đó dùng nước để gội đầu thường xuyên.
4.2 Tinh dầu mè kết hợp giấm táo
Giấm táo có thành phần axit citric làm ức chế vi khuẩn phát triển, ngừa nhiễm trùng và ngứa da. Bạn chỉ cần lấy hỗn hợp xoa vào tóc, giúp tăng thêm độ bóng cho tóc, nuôi dưỡng sâu, ủ tóc, sau đó rửa sạch với nước là được.
4.3 Tinh dầu mè và chanh
Axit citric trong chanh có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm tốt cho da đầu và chân tóc. Bạn cho dầu mè vào chanh, thoa lên da đầu, massage, xoa bóp nhẹ da đầu và ủ tóc trong khoảng 10 phút. Sau đó, bạn xả lại với nước sạch là sẽ cảm nhận được sự khác biệt. Hỗn hợp này còn giải quyết tình trạng khô da đầu rất tốt.
4.4 Tinh dầu mè với trứng gà
Trứng gà giàu protein có thể làm trẻ hóa mái tóc và trị da đầu nấm ngứa. Bạn chỉ cần lấy lòng đỏ hòa với dầu, thoa lên da đầu. Sau đó bạn rửa sạch da đầu với nước ấm sẽ có nhiều tác dụng tốt trong việc cải thiện và đẩy lùi vi khuẩn nấm mốc da đầu. Làm cách này liên tục mỗi ngày trong một tuần sẽ có kết quả tốt nhất trong việc chăm sóc tóc của bạn
4.5 Tinh dầu mè với các loại tinh dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên khác
Một số người dùng các loại thuốc kháng sinh hòa với tinh dầu mè để sử dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết cách làm này có thể dẫn đến các bệnh hoặc hệ lụy khác. Bạn chỉ nên dùng kết hợp các loại nguyên liệu thiên nhiên có công dụng kháng nấm cao với tinh dầu mè.
Điển hình như tinh dầu chanh, tinh dầu sả, tinh dầu hương bưởi…có thể kết hợp với tinh dầu mè. Hay gần đây xuất hiện loại tinh dầu Gurjun – có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Tinh dầu Gurjun được chiết xuất tại Ấn Độ được chứng minh là có công dụng cao trong việc kháng khuẩn và điều trị nấm da đầu
Ngoài ra, bạn cần chú ý uống nhiều nước mỗi ngày. Tăng cường ăn nhiều loại trái cây tươi và rau, ăn nhiều các loại hạt giúp cung cấp các acid béo thiết yếu để cải thiện tình trạng da đầu
iCare Pharma tổng hợp