Tóc bạc sớm nên ăn gì để cải thiện?

Tóc bạc sớm hiện đang là nỗi lo lắng của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Không chỉ người lớn tuổi, giới trẻ ngày nay cũng rơi vào tình trạng tóc bạc sớm vì những nguyên nhân ít ai ngờ tới.

I. Bệnh bạc tóc sớm là gì 

Có thể bạn chưa biết nhưng sợi tóc bản thân nó không có màu. Màu tóc mà chúng ta thường thấy là do các tế bào tạo chất có màu sắc. Tế bào sắc tố và chất có màu này được gọi là melanin. Sắc tố khi được sản xuất sẽ chứa trong các túi đựng trước khi đổ vào các tế bào sừng được hình thành khi sợi tóc mọc. Từ đó tạo nên màu của sợi tóc

Bạc tóc là tình trạng thiếu hoặc giảm melanin trong thân của tóc bị ảnh hưởng. Bạc tóc sớm có biểu hiện là một, nhiều mảng hoặc toàn bộ tóc màu trắng hoặc xám của cơ thể. Bệnh này thường thấy ở da đầu nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến lông mày, lông mi hoặc các vị trí khác

Tóc bạc sớm là nỗi ám ảnh của nhiều người

II. Nguyên nhân gây bạc tóc sớm

2.1 Chế độ ăn uống thiếu cân bằng

Việc không cân bằng chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến mái tóc bạn yếu dần đi. Khi cơ thể không được cung cấp đủ vitamin những tình trạng như mỏi mệt, trầm cảm, suy giảm trí nhớ, thiếu máu rất dễ xảy ra. Đồng thời khiến cơ thể lão hóa nhanh hơn.

Đặc biệt, việc thiếu hụt vitamin B12 (vitamin sản sinh sắc tố) sẽ khiến tóc nhanh chóng bị bạc hơn bởi nó là thành phần tạo nên sắc đen cho tóc.

2.2 Rối loạn tuyến giáp và tuyến yên

Tuyến giáp bị rối loạn là nguyên nhân hàng đầu khiến việc sản xuất hormone bị ứ đọng và dẫn đến hiện tượng tóc bạc sớm. Không những vậy, khi tuyến giáp bị rối loạn, tóc cũng trở nên khô và dễ gãy, dễ chẻ ngọn hơn.

2.3 Thói quen sống thiếu lành mạnh

>> Xem thêm cách chăm sóc tóc tại: 15 thói quen tốt để có mái tóc chắc khỏe và bóng mượt

Những người hút thuốc lá khả năng bị bạc tóc sớm so với những người không hút thuốc đến 4 lần. Ngoài gây bạc tóc, các hóa chất trong thuốc lá còn phá hủy những tế bào mọc tóc, gây hư tổn và có thể dẫn đến hói đầu

Ngoài ra, khi cơ thể bị mệt mỏi lâu ngày, mái tóc cũng vì thế mà suy yếu và “ngả màu”. Sự lo lắng, mất ngủ, suy nhược cơ thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của melanocyte. Đồng thời làm xáo trộn việc tổng hợp melanin quyết định màu sắc tự nhiên của tóc

Nguyên nhân bạc tóc là sự lão hóa của cơ thể khiến các melanocytes sản xuất mỗi lúc một ít dần các sắc tố melanin

 

Luôn căng thẳng và lo âu cũng gây ra hiện tượng bạc tóc sớm và rụng tóc

2.4 Lạm dụng sản phẩm chăm sóc tóc

Những sản phẩm chăm sóc tóc (thuốc nhuộm, thuốc tẩy tóc, dầu gội, dầu xả,…) đều chứa hydrogen peroxide – một chất rất gây hại cho tóc. Vì thế, bạn nên chăm sóc tóc bằng những liệu pháp tự nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất mà không có nguy cơ tiềm ẩn gây hư hại mái tóc.

Thường xuyên uốn, nhuộm…dễ làm tóc yếu và hư tổn

2.5 Do gen di truyền

Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xác định đến thời điểm nào thì tóc bạn bị bạc. Đây cũng là yếu tố không thể thay đổi được. Tóc chúng ta bắt đầu có dấu hiệu bạc từ 20 tuổi đổ ra có thể trùng với lần đầu tiên ông bà, cha mẹ thế hệ trước bắt đầu bạc tóc. Bạn còn có thể được di truyền các đặc điểm khác về tình trạng bạc tóc như tốc độ bị bạc màu, mức độ bạc hay độ đậm nhạt trong màu tóc.

Ngoài ra, các bệnh lý gây tổn hại nang lông như bệnh bạch tạng, bạch biến, bệnh về tuyến giáp…cũng khiến tóc bạc nhanh gấp nhiều lần bình thường

III. Các cách điều trị hiện nay

Y học hiện nay vẫn chưa có phương thuốc cụ thể giúp thay đổi màu tóc bị ảnh hưởng bởi chứng bạc lông tóc. Phương pháp đơn giản, hữu hiệu nhất là nhuộm tóc hoặc các phương tiện che phủ tóc bạc. Ngoài ra, bạn nên chăm sóc và giữ độ ẩm cho tóc bằng cách gội đầu thường xuyên với các loại dầu gội dịu nhẹ. Bạn có thể giữ tóc luôn bóng khỏe bằng việc sử dụng thêm các loại tinh dầu dưỡng để bổ sung độ ẩm cho tóc

Một cách khác vừa lợi cho tóc vừa có được sức khỏe tốt là bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Vậy để giữ mái tóc luôn khỏe đẹp, chúng ta cần chú ý bảo đảm nguồn dinh dưỡng hàng ngày

>> Tham khảo thêm: Đối phó nỗi lo tóc bạc sớm

3.1. Thực phẩm nên ăn

3.1.1 Protein

Protein là thành phần chính cấu tạo nên tóc. Các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như trứng, cá, sữa, thịt nạc, gan…tốt cho tóc hơn là đạm thực vật. Tuy nhiên, nên dùng đậu nành vì ngoài cung cấp protein, nó còn ít chứa các chất béo gây hại cho tóc

Bên cạnh đó, gia cầm nói chung là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao và ít chất béo. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn thịt trắng và bỏ da. Loại đạm này vừa giúp mái tóc khỏe, vừa cung cấp dưỡng chất giúp da đầu nuôi dưỡng tóc

Lựa chọn protein thích hợp để bổ sung thêm dưỡng chất cho tóc

3.1.2 Sắt

Sắt là thành phần chủ yếu giúp tóc mọc nhanh, ổn định sắc tố tóc. Các thực phẩm giàu chất sắt như thịt gia cầm, đậu nành, lúa mì, thịt bê, lươn, tim bò, thịt bò, lạc, lòng đỏ trứng. Các loại quả khô như chà là, nho khô, rau đậm màu như rau cải và các loại hạt ngũ cốc cũng chứa nhiều sắt

3.1.3 Kẽm

Kẽm là thành phần vi lượng quan trọng trong việc ngăn rụng tóc. Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp protein và phân chia tế bào. Kẽm có vai trò quan trọng trong việc gắn kết các nang tóc. Khi cơ thể có hàm lượng kẽm thấp, các nang tóc sẽ yếu đi. Đó là nguyên nhân khiến các sợi tóc không đủ khả năng bám lại trên da đầu và rụng xuống

Các loại thực phẩm giàu kẽm như sò huyết, hải sản tươi, các loại thịt đỏ, phô mai, hạt dẻ..

3.1.4 Vitamin và khoáng chất

Người tóc bạc sớm nên ăn thực phẩm bổ dưỡng và giàu vitamin nhóm B, A, E, D, K. Đây là những hợp chất có vai trò làm mềm mại mái tóc. Điển hình như cà rốt, bí đỏ, gấc, rau ngót, rau đay, giá đậu, nấm mèo, nấm hương, cải soong,…Hoặc các loại trái cây như bơ, nho, na, sầu riêng, măng cụt, chuối, nhãn. Các loại hạt là nguồn thực phẩm giàu vitamin E, chống oxy hóa. Chúng có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa của tóc, chậm quá trình bạc tóc

Đặc biệt, hạt óc chó là hạt duy nhất có chứa biotin và vitamin B. 2 chất này giúp nuôi dưỡng da đầu và giữ nang tóc khỏe mạnh. . Axit béo không no trong quả óc chó làm tóc có tính đàn hồi, ngăn khô và chẻ ngọn

Vitamin và khoáng chất giúp nuôi dưỡng da đầu, giúp nang tóc khỏe mạnh

3.2 Thực phẩm nào không nên ăn

  • Thực phẩm giàu chất béo: nó làm tăng hàm lượng testosterone. Đây là một trong những nguyên nhân gây tóc bạc sớm, rụng tóc. Ngoài ra, testosterone còn làm cho tóc bị khô, ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc
  • Thức ăn chứa nhiều đường và dầu mỡ: điển hình như bơ thực vật, đồ nướng, bánh quy hay hamburger. Chúng có chứa chất béo bão hòa gây cản trở các lỗ thông khí trên da đầu. Ngoài ra còn khiến các chất nhờn, mồ hôi không thoát ra được sẽ tích tụ trong chân tóc. Từ đó làm tóc yếu dần, dẫn đến rụng và viêm nang tóc
  • Chất kích thích: Như đồ uống có cồn hoặc thuốc lá, cà phê, trà đặc…Chúng gây ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi kẽm trong cơ thể.

Tuy tình trạng bạc tóc không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng làm chúng ta rất mất tự tin khi giao tiếp. Hy vọng rằng với bài viết trên, bạn có thể hình thành những thói quen lành mạnh. Từ đó giúp giảm nguy cơ dẫn đến tình trạng tóc bạc sớm

iCare Pharma tổng hợp

0/5 (0 Reviews)

2 thoughts on “Tóc bạc sớm nên ăn gì để cải thiện?

  1. Pingback: ăn gì để thay đổi sắc tố da - yontay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *