Thuốc uốn tóc có hại không?
Để đánh giá thuốc uốn tóc có hại không và mức độ như thế nào cần xem xét nhiều yếu tố. Các yếu tố quan trọng cần lưu ý là thành phần của thuốc, cách dùng, liều lượng, tần suất dùng. Nếu uốn tóc quá thường xuyên và dùng thuốc uốn có chất lượng “dỏm” có thể dẫn đến các tác hại sau.
Thuốc uốn tóc có thể gây hại cho cơ thể
Khi uốn tóc, những hóa chất trong thuốc uốn rất dễ dính vào mắt, mũi, miệng. Các hóa chất này có thể gây kích ứng và viêm da. Thường biểu hiện qua đỏ, ngứa, khô da, và phát ban ở vùng tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, thường là ở cánh tay.
Nếu sản phẩm bị nuốt phải, có thể gây kích ứng nghiêm trọng đối với miệng, họng và dạ dày.
Đồng thời, thuốc uốn tóc có thể gây ra hen suyễn, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Theo các nghiên cứu, đã có hóa chất trong thuốc uốn tóc được chỉ ra có nguy cơ ung thư đối với thợ làm tóc khi họ tiếp xúc với chúng trong thời gian dài.
Thuốc uốn tóc ảnh hưởng xấu đến tóc
Tóc khô xơ, hư tổn
Trong quá trình uốn tóc, nhiệt độ và hóa chất có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên của tóc, dẫn đến sự thay đổi cấu trúc của tóc. Nếu không được chăm sóc đúng cách sau đó, tóc có thể trở nên khô và yếu, chẻ ngọn.
Tóc giòn, dễ gãy rụng
Khi dùng thuốc uốn, các liên kết disulfide trong tóc được nới lỏng để cho phép việc uốn tóc theo ý thích của khách hàng. Khi uốn xong, các liên kết này được khôi phục để giữ cho kiểu tóc mới được cố định.
Tuy nhiên, quá trình này ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc gốc của sợi tóc, làm cho tóc dễ gãy rụng.
Da đầu bị tổn thương
Khi không may tiếp xúc với hóa chất uốn tóc, những người có cơ địa nhạy cảm sẽ dễ bị kích ứng. Điều này gây đỏ rát, ngứa, và ảnh hưởng đến chức năng của tóc và da đầu. Nặng hơn có thể dẫn đến viêm nang lông, viêm tiết bã, gàu ngứa, hoặc nấm da đầu.
Chăm sóc tóc sau khi uốn như thế nào?
Lưu ý khi dùng thuốc uốn tóc
Để giải đáp thuốc uốn tóc có hại không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, không phải là mối đe dọa lớn và chúng ta có thể tự bảo vệ và giảm thiểu tác động tiêu cực bằng cách sau:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất uốn.
- Không ăn uống trong quá trình xử lý tóc.
- Sử dụng khẩu trang và kính bảo vệ để bảo vệ mắt, mũi, và miệng khi thực hiện quy trình uốn tóc.
- Đảm bảo tóc khỏe mạnh trước khi uốn bằng cách chăm sóc cẩn thận.
- Tần suất 2 lần uốn tóc nên cách nhau khoảng 6 tháng.
Cách dưỡng tóc để hạn chế hư tổn
- Hãy đảm bảo rằng bạn làm sạch và gội cẩn thận không chỉ tóc mà cả da đầu. Việc này giúp loại bỏ tế bào chết và bụi bẩn hiệu quả hơn.
- Lựa chọn dầu gội có thành phần dịu nhẹ, nhiều dưỡng chất và ít hóa chất. Điều này sẽ giảm thiểu áp lực từ hóa chất lên da đầu, củng cố sức khỏe da đầu.
- Sử dụng dầu xả sau khi gội có thể cải thiện tình trạng tóc một cách đáng kể bằng cách làm tăng độ bóng, giảm tĩnh điện, cải thiện độ mềm mại và bảo vệ tóc khỏi tác động của tia UV. Hãy nhớ chỉ áp dụng dầu xả lên phần ngọn tóc, tránh tiếp xúc với da đầu.
- Bổ sung các tinh chất hoặc serum dưỡng tóc, tăng cường độ ẩm và các dưỡng chất cho tóc khỏe mạnh lâu dài.
Combo Antisol và Dermato 200 từ iCare Pharma là giải pháp giúp cải thiện mái tóc một cách toàn diện.
- Thành phần hoàn toàn từ thảo dược như gừng, nghệ, hạt neem, Gurjun Ấn Độ,…
- Công dụng làm sạch dầu thừa, bụi bẩn, gàu nấm và hỗ trợ ngăn rụng tóc.
- Không chứa hóa chất gây kích ứng nên vô cùng an toàn, lành tính.
- Chứa các dưỡng chất nuôi dưỡng da đầu khỏe mạnh, sợi tóc mềm mượt.
Xem ngay sản phẩm!
Kết luận
Việc chăm sóc và làm đẹp là nhu cầu tự nhiên của mọi người, đặc biệt là với phụ nữ. Bạn hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn kiểu tóc mà bạn thích. Tuy nhiên, quan trọng là bạn cần nắm rõ thông tin để tự tin trả lời thuốc uốn tóc có hại không, hại như thế nào để kiểm soát hiệu quả. Ngoài ra, chú ý chăm sóc tóc hàng ngày để duy trì sức khỏe và sự mềm mại của mái tóc.