Gội đầu và vệ sinh da đầu thường xuyên là yếu tố quan trọng để da đầu và mái tóc luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa các tác nhân gây nấm, viêm. Tuy nhiên, đôi khi, dù bạn có gội đầu và vệ sinh da đầu kỹ lưỡng thì vẫn có triệu chứng của bệnh lý nấm da đầu.
Nấm da đầu do cơ địa
Bệnh lý nấm da đầu do cơ địa hình thành bởi sự tổn thương của hàng rào bảo vệ và suy giảm miễn dịch bẩm sinh trên da đầu. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển mùa hoặc vào mùa lạnh và hanh khô, dễ trở thành dạng mạn tính và dễ tái . Các triệu chứng thường gặp của bệnh là: da đầu sưng, tấy đỏ và bong tróc, ngứa ngáy hoặc có mùi khó chịu, lên mụn hoặc lở loét…
Đây là bệnh bẩm sinh và do cơ địa nên quá trình điều trị thường khó khăn và kéo dài dai dẳng. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu và khắc phục triệu chứng bệnh bằng cách giữ vệ sinh da đầu, hạn chế sử dụng hóa chất làm đẹp cho tóc. Bảo vệ tóc trước các tác động từ môi trường bên ngoài như: khói bụi, khói thuốc, phấn hoa và các dị nguyên gây dị ứng khác. Vào mùa hanh khô nên cấp ẩm cho da đầu để hạn chế sự bong tróc và gàu. Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin D vào thực đơn hàng ngày, kết hợp chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi điều độ để triệu chứng bệnh sớm chấm dứt.
(Bệnh nhận bị bệnh về nấm da đầu)
>> Nguyên nhân tại sao bị nấm da đầu và cách phòng trị hiệu quả
>> Cách trị nấm da đầu đơn giản tại nhà mà tiết kiệm
>> Phân biệt giữa nấm da đầu và gàu?
Nấm da đầu do môi trường làm việc
Đối với một số ngành nghề đặc thù, môi trường làm việc thường có nhiều tác nhân gây hại cho tóc và da đầu như: công trường xây dựng, đường phố, khu công nghiệp, khu chế xuất… Theo đó, người làm việc tại những môi trường kể trên thường có tỉ lệ mắc bệnh lý da đầu khá cao. Khi tuyến bã nhờn dưới da đầu tăng tiết, kết hợp da đầu chết, mồ hôi và khói bụi từ môi trường bên ngoài, da đầu sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và các chủng nấm sinh sôi, hình thành các triệu chứng viêm da, bong tróc da đầu, ngứa ngáy và rụng tóc.
Chính vì vậy, chúng ta cần bảo vệ cho mái tóc và da đầu bằng cách sử dụng mũ vải bằng chất liệu thấm hút mồ hôi. Nếu cần sử dụng mũ bảo hộ trong quá trình làm việc thì cần lưu ý vệ sinh mũ thường xuyên để ngăn ngừa tác nhân gây hại cho da đầu.
Nấm da đầu do thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lý da đầu ở mọi lứa tuổi. Dưới đây là một số thói quen không tốt mà chúng ta nên loại bỏ để da đầu luôn khỏe mạnh:
- Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng: Sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn và các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…)
- Thói quen nghỉ ngơi, sinh hoạt chưa điều độ: Thường xuyên thức khuya, căng thẳng tâm lý kéo dài, dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh (lược, khăn, mũ nón….), tắm gội muộn và để tóc ướt đi ngủ, để tóc ngấm nước mưa mà không gội lại,…
- Thói quen làm đẹp cho mái tóc chưa đúng cách: Lạm dụng các loại hóa chất làm đẹp cho tóc (thuốc uốn, nhuộm, là….) hoặc keo, sáp vuốt tóc…
Nấm da đầu rất dễ hình thành bởi những thói quen chủ quan trong sinh hoạt, theo đó, chúng ta cần hết sức lưu ý để ngăn ngừa bệnh, đặc biệt là trong mùa hanh khô.