1. Triệu chứng nấm da đầu, nấm tóc – Đừng chủ quan?
Nấm tóc là tình trạng viêm dưới chân tóc do vi nấm gây tổn thương tóc, nang tóc da đầu và vùng da xung quanh do nấm.
Khi mắc bệnh nấm tóc, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu như sau:
- Ở giai đoạn đầu, mới phát bệnh: Xuất hiện các nốt sừng sần nhỏ gây ngứa và rụng tóc, sau đó những nốt này lan ra xung quanh tạo thành mảng vảy.
- Tóc bị nấm trở nên cứng và gãy sát, chân tóc được nhúng trong màu trắng nên người bệnh rất dễ lầm tưởng là gàu.
- Dọc tóc có hột màu đen hoặc trắng làm gãy tóc, rụng tóc; da đầu bị ngứa dai dẳng, khó chịu, gàu xuất hiện nhiều… ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và sức khỏe.
- Ở giai đoạn nặng, nấm gây viêm, xuất hiện mụn mủ xung quanh, cào gãi gây viêm, nhiễm trùng da đầu, mưng mủ, lở loét, đóng vảy, rụng tóc từng mảng lớn.
2. Nấm tóc, nấm da đầu – những tác hại khôn lường?
Những tác hại của nấm tóc không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, tâm lý sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh, như sau:
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Nấm tóc kéo dài gây rụng tóc từng mảng như bị hói mất thẩm mỹ. Hơn nữa, da đầu người gây mọc mụn, tóc tiết bã nhờn, bết dính, tóc có mùi lạ… nhìn vào trông rất mất vệ sinh.
- Ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người bệnh: Khi bị nấm tóc, khu vực dễ nhìn thấy khiến người bệnh cực kỳ tự ti, e dè khi giao tiếp với người khác, khiến họ buồn phiền, chán nản, tinh thần sa sút.
- Ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống: Nấm tóc gây ra những cơn ngứa ngáy kéo dài và liên tục, vô cùng khó chịu, bứt rứt khiến người bệnh mệt mỏi, rã rời, không tập trung làm được bất cứ việc gì, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc.
- Để lại biến chứng nặng nề: Một số trường hợp nấm gây rụng tóc vĩnh viễn, gây sẹo hoặc làm suy giảm miễn dịch, nấm có thể xâm nhập sâu và có thể gây nhiễm nấm huyết hoặc nội tạng.
3. Cách điều trị nấm tóc như thế nào là hiệu quả?
Việc điều trị nấm tóc căn cứ cụ thể vào chủng nấm, mức độ bệnh, cơ địa người bệnh… bác sĩ sẽ xây dựng liệu trình chữa trị hiệu quả, an toàn.
❋ Điều trị bằng thuốc: Xem xét và chỉ định loại thuốc, liều lượng, thời gian dùng thuốc… nhằm ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi nấm, kháng khuẩn, làm lành các vùng da tổn thương, giúp tóc nhanh mọc lại…
Các loại thuốc trị nấm tóc phổ biến hay sử dụng: Kem bôi trị nấm da Kentax 2%, Thuốc Endx G Cream 20g, thuốc trị nấm tóc ezema 50…
Lưu ý: Bệnh nhân nên tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn bác sĩ chuyên khoa và tuyệt đối không nên bỏ thuốc giữa chừng vì có thể khiến bệnh nặng hơn.
❋ Điều trị bằng vật lý trị liệu: Với trường hợp nặng, bên cạnh dùng các loại thuốc đặc trị, diệt nấm, bác sĩ sẽ phun dược liệu đặc biệt lên vùng nhiễm bệnh kết hợp với chiếu tia hồng quang nhằm tiêu diệt vi nấm gây bệnh và tái tạo lại tế bào mới, rút ngắn thời gian phục hồi, ngăn ngừa bệnh tái phát.
4. Một số lưu ý khi sử dụng điều trị nấm tóc
Trong thời gian sử dụng các loại dầu gội hỗ trợ cải thiện các triệu chứng nấm da đầu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh cơ thể thường xuyên, đúng cách, gội đầu với dầu gội trị nấm 2 lần/ tuần. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh lý người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để điều chỉnh tần suất tắm gội hợp lý.
- Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặt biệt là khăn tắm, lau đầu. Bởi bệnh nấm da có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
- Tránh sử dụng nước nóng gội đầu, lau khô tóc sau khi gội và không nằm khi tóc còn ướt
- Giữ da đầu luôn được thông thoáng, người bị nấm da đầu hạn chế quấn khăn hoặc đội mũ
Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặt biệt là khăn tắm, lau đầu. Bởi bệnh nấm da có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh
- Tránh sử dụng nhiều loại dầu gội đầu trị nấm da đầu trong cùng thời điểm. Bên cạnh đó, liệu trình sử dụng dầu gội tối thiểu 2 tuần để nhận thấy kết quả
- Trong thời gian sử dụng dầu gội trị nấm da đầu, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, hoặc kích ứng. Lúc này bạn nên ngưng sử dụng sản phẩm và thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách khắc phục
- Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị nấm da đầu, người bệnh cũng nên lưu ý kết hợp xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh giúp cải thiện bệnh lý tốt hơn, đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
- Người bị nhiễm nấm da đầu tránh để tóc tiếp xúc với các hóa chất như thuốc uốn, duỗi, nhuộm, đặt biệt là trong thời gian điều trị.
Pingback: Tại sao bị gàu? Cách chọn dầu gội trị gàu dứt điểm - iCare Pharma