Để trị được bệnh nhanh chóng, ít tốn kém và có thể trị được dứt điểm cần phát hiện ra biểu hiện bệnh và nguyên nhân gây bệnh sớm nhất có thể. Dưới đây là những công việc và đối tượng cần lưu ý, có thể bất ngờ là nguyên nhân chính dẫn đến việc bị nấm da đầu
Những công việc và đối tượng dễ mắc bệnh nấm da đầu:
1. Xe ôm, shipper
Những người phải đội mũ bảo hiểm và di chuyển lâu, liên tục hằng ngày ngoài đường là một trong những người có nguy cơ bị nấm đầu cao nhất. Mũ bảo hiểm không được vệ sinh sạch, ẩm mốc do mồ hôi hoặc do nước mưa là tác nhân chính gây ra bệnh. Việc tiếp xúc với khói bụi hàng ngày cũng khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường. Những người làm công việc này cần lưu ý liên tục vệ sinh sạch mũ bảo hiểm, cố gắng giữ cho mũ và đầu tóc khô ráo.
2. Trẻ mầm non
Trẻ mầm non là đối tượng cũng rất dễ mắc bệnh. Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý theo dõi con mình. Thường thì các bé dễ gặp phải cháy, rận, ký sinh và lây nhau. Chấy rận ký sinh cũng dễ gây nấm da đầu, nặng nhất là gây hói đầu. Hói đầu ở trẻ rất khó điều trị, để hói đầu đến khi trưởng thành và tóc không mọc lại được. Phụ huynh cần chú ý giúp bé vệ sinh cá nhân sạch sẽ, và dạy bé cách vệ sinh cơ thể và tóc để luôn khỏe mạnh.
3. Người cao tuổi
Người già cao tuổi, sức khỏe yếu đi, da đầu cũng yếu dần, sức đề kháng kém khiến các loại vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh. Nấm da đầu ở người già ngoài việc gây hói đầu còn làm ảnh hưởng rất lớn đến da đầu và phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm khác. Bởi vậy khi bước vào tuổi già, bạn cần chăm sóc cơ thể tốt hơn để có sức đề kháng tốt kháng bệnh
4. Tạp vụ, lao công
Những người làm nghề tạp vụ, lao công thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, khói, môi trường ô nhiễm dễ để vi khuẩn xâm nhập và hành hoành. Vi khuẩn tiếp xúc da đầu, vì đây là môi trường thường xuyên ẩm, vùng chân tóc hay tiết dầu nên sẽ tạo điều kiện để nấm gây bệnh sinh nở rất mạnh, ngoài ra thì da đầu cũng là vùng giàu chất dinh dưỡng để nấm phát triển. Hãy đảm bảo là cơ thể được che chắn an toàn trong khi làm việc, đặc biệt là vùng tóc. Bạn có thể dùng tấm vải mỏng bịt kín để ngăn tóc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm cũng là một cách phòng bệnh.
iCare Pharma tổng hợp
Pingback: Bị nấm tóc phải làm sao? 5 cách điều trị tận gốc nhanh chóng tại nhà - iCare Pharma
Pingback: Viêm da tiết bã và cách đặc trị không phải ai cũng biết - iCare Pharma