Nhận biết dấu hiệu bị nấm da đầu qua 3 giai đoạn

Nấm da đầu là một trong những vấn đề da liễu phổ biến mà thường xuất hiện và phát triển mạnh mẽ trong mùa hè nóng ẩm hoặc khi thời tiết mưa nhiều. Có rất nhiều dấu hiệu bị nấm da đầu, tuy nhiên người bệnh rất dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý da đầu khác.

Cùng iCare Pharma tìm hiểu 3 giai đoạn bị nấm da đầu để có thể tìm ra phương pháp trị liệu hiệu quả.

Tổng quan về nấm da đầu

Trước khi đi tìm hiểu sâu vào các dấu hiệu bị nấm da đầu, cùng nghiên cứu về tác nhân gây bệnh và yếu tố khiến nấm phát triển nhanh.

Nấm da đầu hình thành do đâu?

Nấm da đầu là một tình trạng nhiễm trùng da do sự xâm nhập của các loại nấm sợi như Trichophyton và Microsporum vào sợi tóc.

dau-hieu-bi-nam-da-dau
Hình ảnh của nấm da đầu

Bệnh thường gây khó chịu và ngứa ngáy, điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn với các vấn đề da đầu khác như chấy, vẩy nến hoặc á sừng. Để nặng có thể gây viêm hoặc nhiễm trùng trong vùng da đầu, gây rụng tóc và để lại sẹo vĩnh viễn.

Nguyên nhân khiến nấm sợi phát triển nhanh?

  • Khi da đầu không được vệ sinh sạch, cùng với mồ hôi tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập vào da đầu. Nếu để da đầu bẩn, cùng với sự ngứa do nấm gây ra, khiến việc cào gãi da đầu mạnh mẽ gây tổn thương.
  • Bệnh nấm da đầu dễ lây nhiễm, đặc biệt khi sử dụng chung các đồ dùng như khăn lau tóc, lược chải đầu, ga gối.
  • Ngoài những nguyên nhân trên, việc sử dụng nguồn nước bẩn, để tóc ẩm và đi ngủ cũng tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm sợi.

Dấu hiệu nhận biết nấm da đầu

Có thể nhận biết được bệnh theo tiến triển của nấm qua 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Da đầu có nhiều gàu

Sự phát triển của nấm kích thích da đầu tiết ra bã nhờn và kết hợp với tế bào da chết tạo thành gàu. Tuy nhiên, nhiều người thường cho rằng đây là một biểu hiện bình thường nên không quan tâm đến.

Gàu do nấm

Giai đoạn 2: Ngứa ngáy, nổi mụn da đầu

Khi da đầu xuất hiện nhiều gàu và bã nhờn sẽ gây ngứa và khó chịu. Cảm giác bứt rứt và ngứa ngáy khiến người bệnh không ngừng gãi. Điều này gây tổn thương da đầu, thậm chí chảy máu và hình thành vảy. Da đầu cũng có thể xuất hiện những nốt đỏ nhỏ hoặc mụn.

Mụn đỏ chi chít

Giai đoạn 3: Rụng tóc nhiều

Sau khoảng 20 ngày bị nấm, người bệnh bắt đầu rụng tóc mạnh. Tóc có thể rụng tự nhiên hoặc khi chải và gội đầu.

Rụng tóc hình tròn

Rụng tóc quá nhiều dẫn đến tình trạng hói đầu với các vùng trống hình tròn hoặc bầu dục trên da đầu có kích thước khác nhau.

Cách trị nấm da đầu hiệu quả

Thông qua dấu hiệu nấm da đầu, cần phải phát hiện khi triệu chứng còn nhẹ để điều trị triệt để từ lúc này.

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc bôi: thuốc bôi thường áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ. Thuốc bôi thường dùng là clotrimazol, naftifine hoặc miconazol có tác dụng giảm ngứa và loại bỏ nấm gây bệnh.
  • Thuốc uống: Nếu thuốc bôi không có tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc uống toàn thân. Có 2 loại thuốc uống trị nấm phổ biến là Griseofulvin điều trị trong 8 – 10 tuần và Terbinafine điều trị trong 4 – 6 tuần.

Điều trị bằng phương pháp tự nhiên

  • Dùng chanh: sử dụng nước cốt chanh pha loãng, thoa hỗn hợp lên tóc và massage trong 10 – 15 phút sau đó xả sạch.

  • Dùng dầu dừa và tràm trà: Sử dụng 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trà nguyên chất cùng dầu dừa để ủ tóc, kiên trì thực hiện 2 ngày/lần để thấy được kết quả.

  • Dùng dầu gội đầu dược liệu chuyên dụng: Dầu gội đầu trị nấm có chứa các thành phần kháng nấm, kháng viêm lành tính như nghệ, hương thảo, tràm trà,…sẽ giúp làm sạch nấm hiệu quả và không gây kích ứng. Dầu gội Antisol là một gợi ý.
khach-hang-het-nam-khi-dung-antisol
Hình ảnh khách hàng sau khi dùng dầu gội Antisol

Kết luận

Nấm da đầu không phải là một bệnh lý khó chữa. Khi gặp phải tình trạng này, quan trọng là bạn phải cùng hợp tác tích cực với bác sĩ trong trường hợp điều trị giai đoạn nặng bằng thuốc, hoặc duy trì một phương pháp tự nhiên kiên nhẫn và đều đặn nếu chỉ gặp phải tình trạng nhẹ.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *