Eczema – một loại viêm da dị ứng phổ biến hiện nay, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Người mắc bệnh eczema rất khổ sở do thường xuyên chịu đựng cảm giác ngứa ngáy và mất tự tin trong cuộc sống. Ngoài ra, đây cũng là căn bệnh da liễu dễ tái phát và rất khó để điều trị dứt điểm. Việc nhận biết nguyên nhân gây bệnh cũng như các triệu chứng lâm sàng là điều vô cùng cần thiết trong hành trình chấm dứt nỗi ám ảnh với eczema
I. Bệnh eczema là gì?
Bệnh eczema là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái viêm lớp nông của da do các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Từ đó, các vùng da này sẽ bị ngứa, sưng đỏ và nổi mụn nước, bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da.
Có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: Eczeto – chỉ những tổn thương là mụn nước, bệnh được biết từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Dân gian thường gọi là chàm tổ đỉa vì tổn thương tái diễn lâu ngày, da dần sùi kèm theo các lỗ hút sâu rỉ nước vàng như con đỉa. Tuy làm người bệnh mất thẩm mỹ nhưng điều đáng mừng là bệnh eczema không lây nhiễm giữa các chủ thể khác nhau. Mặt khác, bệnh nhân cần điều trị sớm để tránh lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể
Bệnh eczema khiến người mắc khó chịu
II. Có bao nhiêu loại bệnh eczema thường gặp?
Theo các chuyên gia về da liễu, tùy theo tính chất thương tổn, tiến triển của bệnh sẽ có các biển thể khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến việc phân loại theo căn nguyên để có góc nhìn tổng quan hơn
2.1 Eczema tiếp xúc (Contact eczema, contact dermatitis)
Đây là một phản ứng xảy ra trên da sau khi tiếp xúc với những vật thể gây kích ứng cho cơ thể. Đó có thể là từ lông thú vật hoặc các hoạt chất có trong thực vật (cây sơn độc, cây anh thảo, cây tỏi…). Bất cứ vùng nào của da khi đã tiếp xúc với chất gây nhạy cảm hoặc gây kích thích đều có thể gây bệnh. Dâu hiệu tổn thương cơ bản là da đỏ xung huyết, hơi phù nề, trên bề mặt có mụn nước, hình thái mãn tính khô dày cộm có vảy. Trong giai đoạn cấp nếu nguyên nhân gây kích ứng được loại trừ thì phần xung huyết sẽ biến mất trong vài ngày, mụn nước chảy ra khô lại, tróc vảy và da trở lại bình thường.
Tuy nhiên, nếu vẫn còn tiếp xúc với các nguyên nhân gây kích ứng thì bệnh chuyển sang giai đoạn bán cấp và sau đó trở thành mãn tính. Lúc này, phần bề mặt da bị thương tổn khô, nhám, ngả đỏ, dạng sẩn, vảy mịn, dày lên và liken hóa
2.2. Eczema thể địa, viêm da cơ địa (Atopic dermatitis)
Đây là thể lâm sàng thường gặp nhất, liên quan nhiều đến yếu tố tự miễn, theo lứa tuổi lại có biểu hiện lâm sàng khác nhau
- Eczema thể địa ở trẻ em: Bệnh thường xuất hiện ở mặt trán, hai bên cân đối nhau tạo nên tổn thương hình móng ngựa, hình cánh bướm. Hình thái bệnh thường là dát đỏ có nhiều mụn nước trên bề mặt, trợt, chảy dịch, có mủ hoặc đóng vảy tiết.
- Eczema thể địa ở người lớn: Tổn thương cơ bản là những đám mảng mụn nước, tiết dịch hoặc đóng vảy tiết hoặc liken hoá, vị trí ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể, tính đối xứng hai bên ít hơn (thường là bị cả hai bên cơ thể, nhưng có nhiều trường hợp tổn thương chỉ khu trú rõ rệt ở một bên còn vị trí tương ứng ở bên kia hoàn toàn bình thường). Các tổn thương thường ở các nếp gấp lớn, bàn tay, bàn chân…
Eczema thể địa
2.3. Eczema thể đồng tiền (Nummular Eczema)
Hình thái bệnh có hình tròn hoặc ovan, ban đầu là đám đỏ tiết dịch, có mụn nước, sẩn, tiết dịch, vảy tiết, vảy da, lichen hoá có giới hạn rõ ràng, thường khu trú rõ ràng ở mặt duỗi của chi (mặt trước cẳng chân, tay, mu bàn chân bàn tay…Có ý kiến cho rằng Eczema đồng tiền là một thể đặc biệt của Eczema vi khuẩn, có ý kiến lại cho rằng eczema đồng tiền là một phân thể của eczema thể địa
2.4. Eczema da dầu (Seborrheic dermatitis)
Eczema da dầu là bệnh da mạn tính thường gặp có đặc tính là đỏ da và cẩy, vẩy mỡ ở vùng tuyến bã hoạt động mạnh như mặt, đầu và các nếp gấp. Thường gặp phần lớn ở người 20 – 50 tuổi, có thể gặp ở trẻ em. Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới, nhất là người có thể địa di truyền về căn bệnh này.
Vị trí thường gặp nhất là đầu, ở mặt thường bị ở lông mày, quanh mắt, giữa mũi, nếp mũi má, sau tai. Tổn thương là đám mảng đỏ trên có vảy, vảy mỡ, đôi khi có sẩn trên bề mặt, giới hạn tương đổi rõ, khô. Vi thể có hiện tượng xốp bào.
III. Nguyên nhân nào gây ra bệnh eczema?
Cho đến nay, nguyên nhân cụ thể của bệnh eczema vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng theo các chuyên gia Y Tế cho rằng, bệnh eczem phát triển do sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường bên ngoài
3.1 Nguyên nhân nội sinh
Là những vấn đề xuất phát từ bên trong cơ thể, tác động gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra bệnh như:
- Di truyền: Nếu trong gia đình đã có người từng mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh của các thế hệ sau cao gấp 2 lần người bình thường
- Bệnh lý: Nguyên nhân bệnh eczema có thể do các bệnh lý về viêm da cơ địa, viêm đại tràng, bệnh thận, xơ gan…làm thay đổi cấu trúc sinh lý của gan, thận nên cũng là tác nhân gây bệnh
- Cơ địa: Những biến đổi trong quá trình chuyển hóa chất do rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết bẩm sinh tăng nguy cơ mắc bệnh eczema
Bệnh nhân thay đổi cơ địa có thể dẫn dến eczema
3.2 Nguyên nhân ngoại sinh
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học…đụng chạm vào da gây kích ứng.
- Hóa chất: Các hoạt chất hóa học như lưu huỳnh, thủy ngân, sulfamid, chlorocid, penicillin,…không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài mà còn gây ra nhiều kích ứng về da đối với người thường xuyên tiếp xúc với chúng
- Các sản phẩm vi sinh: như vi khuẩn, nấm…
- Yếu tố vật lý: ánh sáng, độ ẩm, sự cọ xát do ngứa gãi rồi gây tổn thương vùng da đó
- Vật dụng hàng ngày: chất liệu lông hay sợi từ quần áo, khăn, giày dép, mỹ phẩm…
- Thực phẩm: người bệnh eczema dị ứng với một số loại thực phẩm đặc trưng; thường gặp như dị ứng trứng, sữa, đậu phộng…
- Động vật và thực vật: lông chó mèo, mối mọt, phấn hoa..
Nhiều loại hóa chất có các thành phần dễ kích ứng gây ra bệnh eczema
IV. Triệu chứng nào người mắc bệnh eczema cần chú ý?
May mắn thay đây là chứng bệnh không khó nhận biết bởi có rất nhiều dấu hiệu đặc trưng. Triệu chứng của bệnh eczema tiến triển theo thời gian, người bệnh cần nhận biết sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.
4.1 Người mắc eczema sẽ xuất hiện các mảng hồng ban
Theo đó, trên bề mặt da sẽ xuất hiện các mảng hồng ban, nhất là ở phía sau nếp gấp của khuỷu tay hoặc đầu gối, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Biểu hiện này rất dễ nhầm lẫn với các biểu hiện của dị ứng da thông thường
Da người bệnh eczema dễ nổi hồng ban
4.2 Trên da người mắc bệnh eczema có mụn nước nổi thành đám
Tùy theo mức độ nặng nhẹ và giai đoạn bệnh mà mụn nước có thể xuất hiện nhiều hay ít. Điều này do da bị tổn thương ở tầng thượng bì. Nếu mụn nước bị vỡ sẽ làm người bệnh có cảm giác đau rát, rất dễ bị nhiễm trùng
4.3 Bệnh nhân eczema bị ngứa da rất kinh khủng
Những cơn ngứa có thể xuất hiện tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và thường tập trung nhiều hơn vào buổi tối. Thậm chí, có những trường hợp nghiêm trọng hơn, ngứa ngáy khiến bệnh nhân gãi liên tục, gãi mạnh khiến da trầy xước, rướm máu. Đặc biệt giai đoạn lên da non là lúc cực kỳ khổ sở với bệnh nhân bị eczema
Người mắc bệnh eczema bị ngứa rất dữ dội
4.4 Hiện tượng bong tróc trên da
Khi mụn nước bong ra da của người bệnh eczema se đóng vảy, khô cứng và tróc. Lúc này, các tế bào da đã bị tổn thương nghiêm trọng, mọc lớp vảy sừng cứng và rất mất thẩm mỹ
Vào những ngày thời tiết thay đổi, nóng bức hay trở lạnh, những triệu chứng này thường sẽ nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do cơ thể đang thiếu nước, làn da không được cung cấp đủ nước, không giữ được độ ẩm nên bong tróc ngày càng nhiều
4.5 Các hiện tượng sẽ tái phát nhiều lần
Khi bệnh eczema đã chuyển sang giai đoạn mạn tính thì rất khó chữa trị dứt điểm. Các biểu hiện bệnh vẫn xuất hiện khi có điều kiện thuận lợi
Các triệu chứng trên chỉ là những biểu hiện thường gặp nhất khi mắc bệnh. Tuy nhiên, tùy theo từng người và mức độ bệnh sẽ có biểu hiện khác. Nhìn chung khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể cũng nên tới gặp bác sĩ để biết được chính xác mình đang mắc phải bệnh gì và ở giai đoạn nào. Nhất là tuyệt đối không được tự ý chữa bệnh cho con bằng các phương pháp dân gian truyền miệng để tránh tình trạng viêm nhiễm trầm trọng thêm
iCare Pharma tổng hợp
Pingback: nguyen nhan tre bi eczema - ponpang