Những sự thật bất ngờ về nguyên nhân bị vảy nến da đầu

Bệnh vảy nến chiếm 5% dân số Châu Âu, 2% dân số Châu Á và Châu Phi, xấp xỉ 10% tổng số các bệnh nhân đến khám ở các phòng khám Da liễu, và da đầu là một trong những nơi thường xuất hiện vảy nến nhất.
Bệnh vảy nến da đầu ảnh hưởng đến đời sống, thẩm mỹ và sự tự tin của người bệnh. Có rất nhiều lưu ý về nguyên nhân bị vảy nến da đầu và cách điều trị, hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

Dấu hiệu bị vảy nến da đầu

Bệnh vảy nến da đầu có thể tùy mức độ bệnh nhẹ hay nghiêm trọng mà có dấu hiệu nhận biết khác nhau và chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường.

  • Xuất hiện vảy trắng trên da đầu: da đầu trở nên khô ráp, căng và xuất hiện những vảy trắng bạc. Những vảy trắng này thường kết thành mảng và có thể lan sang các vùng lân cận trên cơ thể.

dau-hieu-vay-nen-da-dau

  • Ngứa và dễ kích ứng: Bệnh nhân thường bị ngứa và kích ứng dữ dội, gây nên tình trạng khó chịu và mất ngủ về đêm.

dau-hieu-vay-nen-ngua-da-dau

  • Những mảng đỏ, viêm: Da đầu xuất hiện những mảng đỏ hình tròn hoặc hình dạng không đều, khi trở nặng chúng phát triển thành những mảng rất rõ, dày và viêm.

dau-hieu-vay-nen-da-dau-mang-do

  • Rụng tóc nhiều: Da đầu khô và việc gãi lên da đầu làm tăng nguy cơ rụng tóc. Tuy nhiên tình trạng này sẽ có thể khỏi khi có biện pháp trị bệnh phù hợp.

rung-toc-nguyen-nhan-bi-vay-nen-da-dau

Nguyên nhân bị vảy nến da đầu?

Có một sự thật là hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ đâu mới là nguyên nhân chính xác gây nên căn bệnh phiền toái này. Tuy nhiên, có một số nguy cơ gây bệnh đã được chấp nhận liên quan đến sự kích thích quá mức của lớp tế bào sừng thượng bì.

Do yếu tố di truyền

Bởi qua nghiên cứu, các chuyên gia chỉ ra trong cơ thể người bệnh có mang gen đột biến gây vảy nến (các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp), do đó khả năng di truyền bệnh vảy nến da đầu từ bố mẹ sang con cái là rất cao, rơi vào tầm 30%.

nguyen-nhan-bi-vay-nen-da-dau-gen-di-truyen
Khoảng 30% bệnh vảy nến lây từ cha mẹ sang con

Rối loạn hệ miễn dịch

Cơ chế của hệ miễn dịch là chống lại các tác nhân gây hại và bệnh tật. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chúng sẽ nhầm lẫn tấn công nhầm vào các tế bào da khỏe mạnh làm da bị viêm mạn tính. Vùng da bị tăng sinh lâu ngày sẽ tích tụ chồng lên nhau tạo thành vảy nến trên da.

Suy giảm miễn dịch cũng có thể gây vảy nến

Các yếu tố ngoại cảnh

Bị nhiễm trùng sau chấn thương hoặc sau các kích thích cơ học như gãi da đầu hoặc chà xát quá mạnh (Kobner) dẫn đến các bệnh da liễu, trong đó có vảy nến da đầu.

nguyen-nhan-bi-vay-nen-da-dau-do-gai-dau
Gãi và chà xát da đầu quá mạnh làm nghiêm trọng vảy nến

Thường xuyên bị căng thẳng, lo âu và dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia cũng làm hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến bệnh hoặc làm bệnh nặng thêm.

nguyen-nhan-bi-vay-nen-da-dau-do-stress
Căng thẳng, mệt mỏi làm vảy nến da đầu tệ thêm

Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc như chẹn beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng thuốc corticoid.

Corticoid là gì?
Corticoid (corticosteroid) là loại thuốc làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Thuốc cũng làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch. Ngày nay, việc sử dụng corticoid đang tăng lên rất nhiều mà có khi không cần bất kỳ đơn thuốc nào, mặc dù nó không phải là thuốc không cần kê đơn. Không nên lạm dụng bôi Corticoid nhiều và dài ngày vì sẽ gây biến chứng làm bệnh nặng thêm, các thương tổn không đáp ứng với thuốc, bệnh không giảm thậm chí còn tiến triển nặng hơn. Có thể xuất hiện các thương tổn nhiễm trùng da như mụn mủ, viêm nang lông, nhiễm nấm, mọc lông, giãn mao mạch và teo da.
Lạm dụng thuốc không kê đơn ảnh hưởng đến vảy nến da đầu

Những điều cần lưu ý để điều trị vảy nến da đầu

Vì là bệnh mạn tính và chưa phát hiện được nguyên nhân chính xác gây bệnh nên thật tế rất khó điều trị tận gốc và dứt điểm vảy nến da đầu. Tuy nhiên, vẫn sẽ có 1 số các biện pháp được áp dụng để điều trị bệnh và hạn chế tái phát. Một số điều cần lưu ý trước khi trị bệnh.

Đi khám để xem xét mức độ bệnh

Tùy vào diễn tiến và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà ta có cách chữa bệnh khác nhau. Bạn nên đến bệnh viện da liễu uy tín để nhận được lời khuyên cũng như phương pháp điều trị bệnh phù hợp để tránh làm nghiêm trọng tình trạng bệnh.

Gặp bác sĩ để nghe tư vấn

Không tùy tiện điều trị bằng thuốc không kê đơn

Dùng các loại mỡ, kem, dung dịch thoa như corticosteroid, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin,… hoặc thuốc kháng sinh có hiệu quả bong vẩy, tiêu sừng, tiêu viêm rất tốt.

Tuy nhiên, khi lựa chọn các phương pháp cần phải cân nhắc về tuổi, giới tính, thể bệnh, mức độ bệnh, các phương pháp điều trị đã sử dụng trước đây. Đó là lí do bạn cần liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn trước khi dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Không nên gãi nhiều khi ngứa da đầu

Gãi gây trầy xước, tổn thương da đầu. Các vết trầy xước này nếu không được vệ sinh sạch sẽ, sát khuẩn sẽ dễ khiến vi khuẩn bên ngoài xâm nhập làm bùng phát vảy nến da đầu.

Nên tác động nhẹ nhàng lên da đầu và tóc

Chỉ nên kết hợp sản phẩm chăm sóc da đầu lành tính 

Chỉ nên lựa chọn dầu gội, sản phẩm dưỡng lành tính, ưu tiên sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Tránh các sản phẩm tẩy rửa mạnh, chứa nhiều hóa chất, hương liệu dễ gây kích ứng cho da đầu.

Dầu gội dược liệu Antisol là một lựa chọn an toàn, vì chứa các thành phần thảo dược từ thiên nhiên như gừng, tinh dầu tràm trà, tinh chất Gurjun từ Ấn Độ, giúp chống vi khuẩn và kháng nấm giúp làm sạch da đầu hiệu quả.

MUA NGAY ĐỂ NHẬN ĐƯỢC ƯU ĐÃI

-12%
90 đánh giá
283,000
41 đánh giá
565,000
-12%
23 đánh giá
283,000
25 đánh giá
382,000
10 đánh giá
566,000

Kết luận

Vảy nến da đầu có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn. Tuy nhiên, bằng cách hiểu và đối phó với nguyên nhân bị vảy nến da đầu, bạn có thể có da đầu khỏe mạnh và mái tóc suôn mượt.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *