Nguyên Nhân Bị Mụn Lưng? 5 Cách Điều Trị Dứt Điểm 100%

Nguyên nhân bị mụn lưng có thể đến từ nhiều lý do như di truyền, nội tiết tố hoặc tác nhân bên ngoài….Tuy nhiên, mụn xuất hiện chủ yếu là do tắc lỗ chân lông hoặc vi nấm tấn công. Thông thường nếu bạn là người có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, da dễ tiết bã nhờn. Hoặc sử dụng sữa tắm gội không phù hợp thì rất có thể lưng sẽ nổi mụn đỏ. 

Nguyên nhân bị mụn lưng là gì?

Các loại mụn lưng thường mắc phải là gì?

Bị mụn lưng nguyên nhân do đâu? Và mụn ở lưng được chia thành bao nhiêu loại. Trên thực tế, việc nhận biết các loại mụn sẽ giúp bạn chọn được phương pháp điều trị thích hợp. Sau đây là 6 loại mụn mà nhiều người thường mắc phải:

  • Mụn đầu trắng: Mụn hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn do mồ hôi, bụi bẩn, bã nhờn…. Thông thường mụn đầu trắng sẽ không gây ngứa rát và rất dễ điều trị. 
  • Mụn đầu đen: Loại mụn này cũng hình thành do nguyên nhân lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Tuy nhiên do cồi mụn trồi lên và tiếp xúc với không khí nên bị oxy hóa thành dạng cồi đen. 
  • Mụn nhọt: Nhọt lưng dễ nhận biết bởi phần mủ trắng phía trên, mụn khá to và đau nhức khi chạm vào. 
  • Mụn bọc: Mụn sưng to, nốt mụn đỏ và mang đến cảm giác đau cho người mắc phải.
  • Mụn trứng cá: Mụn đỏ nổi mảng lớn. Khi “chín mùi” nhân mụn sẽ trồi lên và có màu trắng. 
  • Mụn nang: Thường có mủ, gây đau nhức khó chịu cho người mắc. Đồng thời dễ để lại sẹo thâm nếu không điều trị đúng đắn. 

Vì sao bị mụn lưng – Nguyên nhân đến từ đâu?

Học viện da liễu Hoa Kỳ – Những loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate làm tăng lượng đường có trong máu. Điều này làm thúc đẩy tăng sinh nội tiết tố và gây ra mụn ở lưng.

Vì sao nổi mụn lưng? Và lý do gì dẫn đến bệnh lý nêu trên. Theo nghiên cứu của các bệnh viện lớn thì có rất nhiều tác nhân gây ra mụn ở lưng. Chủ yếu là do nang lông yếu, lỗ chân lông bị bít tắt hoặc có thể do vi nấm tấn công.

Cụ thể, mụn trên lưng hình thành do các yếu tố sau:

  • Di truyền học: Nếu trong gia đình bạn có người từng bị mụn lưng thì khả năng cao bạn cũng sẽ di truyền chứng bệnh này.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thông thường thuốc điều trị có đặc tính dược liệu mạnh, tính nóng. Từ đó khiến da dễ lên mụn kể cả mụn lưng lẫn mụn mặt.
  • Nội tiết tố: Đến tuổi dậy thì nội tiết tố ở nam và nữ đều có sự thay đổi dẫn đến mụn lưng.
  • Mồ hôi: Mặc quần áo quá dày khiến mồ hôi bị ứ đọng. Tạo môi trường ẩm ướt khiến vi nấm phát sinh và gây ra mụn

Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa cũng rất có thể là nguyên nhân dẫn đến viêc nổi mụn ở lưng. 

5+ Phương pháp điều trị mụn lưng hiệu quả số 1

Nguyên nhân bị mụn lưng mặc dù đến từ nhiều khía cạnh, tuy nhiên bạn vẫn có thể điều trị dứt điểm bằng 5 cách sau đây:

Sử dụng tẩy tế bào chết có thành phần dịu nhẹ

Khi bị nổi mụn ở lưng bạn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết body. Tuy nhiên thành phần cần đảm bảo lành tính, dịu nhẹ, có dưỡng chất làm dịu da. Điều này có thể giúp loại bỏ nốt mụn đồng thời phục hồi các vùng da bị tổn thương. 

Hạn chế sử dụng muối tắm vì có thể gây rát da. Từ đó khiến bệnh lý biến chứng nặng và lan rộng ra nhiều vùng da khác. 

Sử dụng tẩy tế bào chết 2 lần/tuần để loại bỏ mụn lưng

Chọn trang phục thoáng mát

Lý do bị mụn lưng có thể đến từ việc bạn mặc quần áo quá chật hoặc quá dày. Dẫn đến đổ mồ hôi và tiết bã nhờn nhiều gây bít các nang lông vùng lưng. Do đó, việc chọn những trang phục mỏng nhẹ, thoáng mát sẽ phần nào hạn chế bệnh lý. Đồng thời giúp quá trình điều trị mụn diễn ra hiệu quả hơn. 

Chọn trang phục thoáng mát giúp hạn chế tiết bã dầu trên da

Nổi mụn ở lưng và cách điều trị bằng tràm trà

Các liệu pháp thiên nhiên luôn là lựa chọn hàng đầu trong quá trình điều trị mụn lưng. Trong đó “tràm trà” chính là ưu tiên số 1 bởi hiệu quả kháng khuẩn tốt. Cụ thể trong dược liệu này có hoạt chất Terpinen-4-ol nồng độ cao. Giúp tiêu viêm, giảm sưng, loại bỏ vi khuẩn vi nấm. Đồng thời khá an toàn và dịu nhẹ cho da. 

Bạn có thể dùng tràm trà để nấu nước tắm, bôi lên da. Hoặc chọn dầu gội, sữa tắm có chiết xuất này sẽ hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị mụn lưng. 

>>Xem thêm: Công dụng BẤT NGỜ của tràm trà trong điều trị các bệnh da liễu

Điều trị mụn ở lưng bằng tràm trà

Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng, khoa học

Nguyên nhân bị mụn lưng cũng phụ thuộc khá nhiều vào chế độ ăn uống hằng ngày. Việc xây dựng một thực đơn lành mạnh, khoa học, kết hợp đủ các chất sẽ giúp cơ thể phòng ngừa và điều trị mụn hiệu quả. 

Điển hình, nếu bữa ăn hằng ngày của bạn chứa nhiều đường thì sẽ khiến nồng độ GI cao. Dẫn đến mụn phát triển mạnh, các nốt đỏ lan rộng khắp lưng và các vùng da khác. Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều tinh bột cũng sẽ khiến “mụn” phát triển mạnh. 

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ các chất dinh dưỡng

Hỏi qua ý kiến bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia có chuyên môn

Khi nổi mụn ở lưng ở mức độ nặng và sử dụng nhiều biện pháp nhưng không khỏi thì chắc chắn bạn sẽ cần đến sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn. Lúc này, bác sĩ sẽ dựa theo mức độ nặng nhẹ của từng người và đưa ra phác đồ điều trị. 

Thông thường, mụn ở lưng sẽ được loại bỏ bởi 3 cách sau:

    • Sử dụng kem thoa: Kem bôi có chứa benzoyl peroxide + axit glycolic được sử dụng nhiều trong việc điều trị mụn. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà phần trăm dược tính sẽ được thay đổi khác nhau.
    • Dùng thuốc uống: Nếu tình trạng mụn chuyển biến nặng và có dấu hiệu lây lan thì thuốc isotretinoin chính là giải pháp. Tuy nhiên bạn cần tham khảo và được sự đồng ý của bác sĩ hoặc chuyên gia có chuyên môn trước khi sử dụng sản phẩm này. 
    • Kết hợp sữa tắm dược liệu: Sữa tắm dược liệu là “giải pháp” không thể thiếu trong việc điều trị mụn lưng. Nếu như thuốc uống giúp cải thiện bệnh lý từ bên trong thì sữa tắm sẽ hỗ trợ từ bên ngoài. Từ đó giúp loại bỏ mụn và ngăn mụn lưng tái phát. 

>>Xem thêm: Top 5 thực phẩm cần kiêng cho người viêm da cơ địa

>>Xem thêm: Các loại bệnh da đầu thường gặp và mối nguy hại tiềm ẩn

Nhờ sự tư vấn của bá sĩ nếu nhận thấy mụn lưng chuyển biến nặng

Kết luận

Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân bị mụn lưng cả về yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Vì thế bạn cần chủ động phòng ngừa và điều trị đúng lúc nếu như mụn xuất hiện. 

Để tìm hiểu thêm nhiều bệnh lý da liễu khác và cách điều trị chuẩn chuyên gia, hãy theo dõi website iCare Pharma NGAY NHÉ!

10 đánh giá
566,000
-12%
23 đánh giá
283,000
25 đánh giá
382,000
41 đánh giá
565,000
-12%
90 đánh giá
283,000
5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *