Nấm da đầu nhẹ là bệnh lý da liễu khá phổ biến nhưng thường bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Dù không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh. Tìm hiểu về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị hữu hiệu nhất sẽ giúp bạn lấy lại tự tin và vẻ đẹp.
Biểu hiện của nấm da đầu nhẹ người mắc phải, không nên chủ quan
Tác nhân gây ra nấm da đầu nhẹ là vi khuẩn nấm gàu trú ngụ ở nang tóc và da đầu. Biểu hiện của căn bệnh này thường ở những dấu hiệu sau mà bạn không nên chủ quan:
Xuất hiện vảy gàu
Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh sẽ thấy các vảy gàu xuất hiện trên đầu. Đi cùng với đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến bạn nghi ngờ việc mình vệ sinh da đầu chưa tốt. Một số người còn cảm nhận việc rụng tóc bắt đầu xuất hiện.
Xuất hiện mụn da đầu, ngứa ngáy
Trong vài ngày tiếp theo, do vi khuẩn nấm kích thích tuyến bã nhờn sinh ra gàu và chất nhờn rất nhiều. Đi kèm với gàu tăng lên là cảm giác ngứa rát và khó chịu trên da đầu.
Bạn sẽ không ngừng gãi như muốn xóa đi cảm giác bứt rứt này nhưng chỉ khiến da đầu bị tổn thương, chảy máu. Việc gãi mạnh trên da không chỉ làm tình trạng đóng vảy gàu tăng lên mà khiến nấm lan rộng sang vùng khác.
Bên cạnh đó, bạn còn thấy xuất hiện các nốt mụn đỏ li ti gây đau đớn trên da đầu. Đây là giai đoạn nấm da đầu đã chuyển biến xấu mà người mắc phải cần có biện pháp xử lý kịp thời.
Nguyên nhân gây nên tình trạng nấm da đầu nhẹ
Sau đây là một số yếu tố chính gây nên tình trạng nấm da đầu nhẹ:
Vệ sinh da đầu không sạch sẽ
Môi trường thuận lợi cho vi khuẩn nấm sinh sôi phát triển chính là da đầu bẩn. Việc không vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho mồ hôi và bụi bẩn cùng tế bào chết hình thành vảy gàu. Hơn nữa, da đầu ẩm ướt càng thúc đẩy sự phát triển của nấm.
Vệ sinh da dầu không sạch sẽ, lây nhiễm từ người bệnh, vật nuôi là nhiều nguyên nhân gây nên nấm da đầu
Bên cạnh đó là việc gội đầu sai cách, gãi và chà xát quá mạnh khiến da đầu bị xước. Lúc này, cơ hội để nấm xâm nhập và tấn công vào sâu bên trong càng khiến tình trạng nấm nặng hơn.
Thói quen sinh hoạt
Những cá nhân có thói quen sinh hoạt không khoa học có nguy cơ mắc bệnh nấm da đầu cao hơn người khác. Việc bạn để đầu quá bẩn mới gội hay gội vào buổi tối đều không hợp lý. Hơn nữa, nhiều người có thói quen để tóc ướt khi đi ngủ càng làm cho bệnh phát sinh.
Lây nhiễm từ động vật
Khi vật nuôi trong nhà như chó, mèo… không được vệ sinh sạch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm sang người. Vì thế, việc tiếp xúc với thú cưng mà không vệ sinh sạch sẽ da đầu sẽ khiến nấm dễ dàng xuất hiện.
Điều trị nấm da đầu nhẹ như thế nào là hữu hiệu?
Khi bị nấm da đầu nhẹ, bạn có thể áp dụng một trong những các biện pháp sau:
Sử dụng chanh trị nấm da đầu nhẹ
Chanh được đánh giá cao trong việc tiêu diệt nấm và kháng khuẩn. Chanh vừa làm sạch da đầu vừa giúp kiềm hãm sự phát triển của các loại nấm, vi khuẩn gây hại.
Để trị nấm da đầu bằng chanh, người dùng có thể sử dụng nước chanh pha loãng để xả tóc. Kiên trì thực hiện công việc này hằng ngày sẽ giúp nấm da đầu thuyên giảm.
Dùng giấm trị nấm hiệu quả
Nhờ thành phần axit axetic mà giấm có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm nhiễm tốt. Bạn có thể sử dụng giấm để loại sạch nấm cũng như các mảng tróc trên da đầu. Không chỉ làm sạch tóc, giấm còn giúp tăng đàn hồi cho da, giảm rụng tóc và dưỡng tóc bóng khỏe.
Cách đơn giản nhất và tiện lợi nhất là gội đầu với giấm. Sau khi gội đầu sạch, bạn đổ giấm lên tóc rồi mát xa nhẹ nhàng trong 2 phút trước khi gội sạch với nước.
Bạn có thể thử giấm táo để trị nấm da đầu
Sử dụng thuốc bôi dạng kem, mỡ
Một số loại thuốc bôi trị nấm mà bạn có thể dùng như Naftifine, Miconazol, Clotrimazol, Ketoconazole, Fluconazole,… Bạn sẽ bôi trực tiếp lên vùng da đầu bị nhiễm nấm. Hiệu quả của việc giảm ngứa và diệt nấm nhanh nhưng khó tiếp cận hoàn toàn với tế bào nấm do tóc che khuất.
Theo đó, bạn có thể tham khảo sản phẩm Ezema 50 của iCare Pharma. Với chiết xuất từ Gurjun cùng 10 loại dược liệu nhập khẩu từ Ấn như Neem oil, Tea tree, Lavender… sản phẩm có tác dụng trị nấm hiệu quả.
Thuốc làm bong tróc vảy trắng và mảng da chết chỉ sau lần gội đầu tiên. Cùng với sự ức chế tăng tiết bã nhờn là khả năng phục hồi da đầu hư tổn. Bạn nên dùng kem bôi này sau khi gội sạch tóc với lượng vừa đủ để trị nấm.
Sử dụng bột trị nấm da đầu
Có một loại bột trị nấm mà bạn có thể áp dụng chính là phèn chua. Theo nghiên cứu, phèn chua có tính sát khuẩn cao sẽ giúp cân bằng độ pH, chống nhờn bết trên tóc, hiệu quả trong việc trị nấm da đầu.
Bạn có thể kết hợp bột phèn chua với muối để tăng tác dụng điều trị. Các thực hiện như sau:
- Sau khi gội đầu sạch và lau khô tóc, hãy dùng hỗn hợp bột phèn chua – muối – nước pha loãng thoa lên da đầu và ủ trong 20 phút.
- Tiếp đó, bạn chỉ cần gội đầu lại lần nữa với nước sạch và để khô tự nhiên là cảm nhận ngay kết quả.
Sự kết hợp của bột phèn chua và muối khiến gàu vĩnh viễn không trở lại
Nấm da đầu nhẹ là tình trạng bệnh mới khởi phát và dễ điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Hy vọng với những biện pháp đơn giản mà hiệu quả trên sẽ giúp bạn trị nấm nhanh và an toàn.
Bạn có thể đặt mua sản phẩm trị nấm da đầu của iCare Pharma tại đây. Hoặc liên hệ qua hotline 0862.083.283 để được hướng dẫn chi tiết.
>>> Xem thêm: Nấm da đầu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị