Nấm da đầu là căn bệnh không chừa bất cứ ai. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên nấm. Vậy nấm da đầu có nguy hiểm không? Chữa trị như thế nào? Cùng iCare Pharma tìm hiểu nhé!
Dấu hiệu nhận biết nấm da đầu
Trước hết, bạn cần biết nấm da đầu là gì và biểu hiện của bệnh này.
Thế nào là nấm da đầu?
Nấm da đầu hay còn gọi là nhiễm trùng da đầu. Đây là một bệnh do loài nấm tên Trichophyton và Microsporum xâm nhập vào da đầu, vào chân tóc gây ra.
Thực tế nấm da đầu có triệu chứng rất giống với các bệnh lý khác như chấy, vảy nến hay á sừng. Bởi vì đều khiến người bệnh thấy ngứa ngáy khó chịu, nặng thì bị nhiễm trùng, rụng tóc.
Nấm da đầu là gì? Có nguy hiểm không?
Triệu chứng nổi bật và khác biệt của nấm da đầu
Khi bị nấm, da đầu và tóc xuất hiện các vảy gàu nhỏ. Nấm bị ở từng vùng trên da đầu, tạo nên các mảng màu trắng đục, đóng thành vảy.
Giai đoạn đầu tiên người bệnh cảm thấy ngứa, nhiều vảy gàu và tóc rụng. Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng, có thể sẽ nổi mụn trên da đầu và cảm giác ngứa rất khó chịu.
Mức độ ngứa tăng lên khiến người bệnh không thể ngừng gãi. Điều này gây tổn thương da, chảy máu và viêm nhiễm. Nấm sau đó sẽ lây lan diện rộng và khiến bệnh nặng hơn.
Nấm da đầu có nguy hiểm không? Thực tế bệnh này còn có thể làm rụng tóc không kiểm soát. Bắt buộc phải điều trị khỏi bệnh thì tóc mới tiếp tục mọc. Do đó, việc phát hiện nấm da đầu và điều trị sớm là rất cần thiết.
Triệu chứng của bệnh nấm da đầu
Nguyên nhân gây nấm da đầu
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đã vô tình tạo môi trường thuận lợi để chủng nấm Trichophyton và Microsporum ký sinh và gây bệnh trên da đầu. Những nguyên nhân nổi bật đó là:
Do vệ sinh da đầu không sạch sẽ:
Thói quen lười gội đầu, hoặc gội đầu không sạch sẽ khiến vi khuẩn và bã nhờn tích tụ. Môi trường ẩm ướt này rất dễ để gàu phát triển, cùng với đó là sự xâm nhập của nấm.
Do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học:
Những thói quen hằng ngày của bạn tưởng chừng vô hại nhưng lại trực tiếp ảnh hưởng tới tóc và khiến tóc nhiễm bệnh.
Đó là: gội đầu quá muộn, thường xuyên để tóc ẩm ướt khi đi ngủ. Việc sử dụng mũ bảo hiểm, mũ vải, hay chăn gối lâu ngày không vệ sinh cũng khiến tóc bị bẩn và sinh bệnh.
Lây nấm từ động vật:
Đây là nguyên nhân không phổ biến nhưng hoàn toàn có thể xảy ra với những ai tiếp xúc gần với chó mèo, vật nuôi trong gia đình.
Lông của các loại thú chứa nhiều vi khuẩn và nấm. Vì vậy nếu không vệ sinh cho chúng thường xuyên, nấm có thể lây sang người.
Bị nấm da đầu do lấy từ động vật nuôi
Nấm da đầu có nguy hiểm không – các hệ quả do nấm da đầu gây nên là gì?
Cùng iCare Pharma tìm hiểu về hệ quả mà nấm da đầu có thể gây ra. Từ đó dễ dàng lường trước được hậu quả và có biện pháp phòng ngừa, chữa trị nhé.
Thứ nhất, nấm da đầu ảnh hưởng đến thẩm mỹ:
Nấm gây ra gàu mảng, tạo thành các tảng trắng trên da đầu. Nấm cũng gây rụng tóc, thậm chí rụng rất nhiều đến mức hói nếu bệnh nặng. Do vậy, nấm da đầu ảnh hưởng không nhỏ tới diện mạo và sự tự tin của con người.
Thứ hai, nấm da đầu ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người bệnh
Nấm da đầu khiến bất cứ ai mắc phải cũng cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Lâu dần là cảm giác mặc cảm tự ti bởi gàu và rụng tóc. Do đó khiến tâm trạng của người bệnh đi xuống rất nhanh.
Hệ quả tâm lý do nấm da đầu gây nên
Thứ 3, nấm da đầu hưởng đến công việc, cuộc sống
Đối với những ai làm trong ngành giải trí, kinh doanh, hoạt động nghệ thuật,…thì hình ảnh trước mặt người khác vô cùng quan trọng. Do đó nấm da đầu nếu mắc phải thực sự ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.
Ngoài ra, đây là bệnh dễ lây lan nếu dùng chung gối, dùng chung mũ,… bởi nấm có thể lan sang người khác. Do vậy người bệnh rất dễ gặp phải tình huống bị người xung quanh xa lánh, miệt thị.
Thứ 4, nấm da đầu có thể để lại biến chứng nặng nề
Nấm da đầu nếu đến giai đoạn nặng thì rất khó điều trị. Những hậu quả nặng nề hơn cả mà người bệnh phải chịu đựng đó là: rụng tóc, sẹo do viêm nhiễm. Nấm ăn sâu vào bên trong da đầu cũng ảnh hưởng tới não bộ.
Như vậy, nấm da đầu tùy từng mức độ sẽ gây nên những hậu quả khác nhau.
Nấm da đầu có nguy hiểm không? Trong hầu hết trường hợp thì câu trả lời là: Không. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì căn bệnh này thực sự nguy hiểm đối với cơ thể và diện mạo của người bệnh.
Cách trị nấm da đầu – nấm tóc hiệu quả
Nấm da đầu là căn bệnh phổ biến hiện nay. Do đó có không ít các phương pháp chữa trị.
Là một đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược Mỹ phẩm nhiều năm, iCare Pharma đã tổng hợp và đưa ra những cách chữa trị nấm da đầu hiệu quả nhất hiện nay.
Điều trị bằng thuốc đặc trị (Ezema 50)
Nấm da đầu là bệnh, vì vậy, muốn điều trị dứt điểm, khỏi nhanh và không tái phát thì thuốc đặc trị là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng tốt.
Nhiều loại thuốc đặc trị dùng cho da liễu thường có nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, iCare Pharma khuyên bạn nên sử dụng thuốc đặc trị có thành phần thảo dược tự nhiên với nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe.
Ezema50 chứa nhiều tinh dầu quý được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên như Hương Thảo, Gurjun, Oải Hương, Gừng, Nghệ,.. và sở hữu khả năng tiêu diệt nấm rất hiệu quả.
Sản phẩm Ezema50 dùng cho người bị nấm da đầu nặng, lâu năm và những người bị gàu da đầu nặng. Độ tuổi sử dụng từ 25 đến 44 tuổi. Sản phẩm Ezema50 đang là một trong những loại thuốc đặc trị nấm da đầu tốt nhất hiện nay.
Công dụng chính của Ezema50 có thể kể đến đó là:
- Diệt khuẩn, diệt nấm da đầu tận gốc
- Làm sạch các mảng gàu, hạn chế sự tăng tiết bã da đầu.
- Cung cấp dinh dưỡng, phục hồi da bị tổn thương.
- Làm sạch và thông thoáng da đầu
Điều trị dứt điểm nấm da đầu với Ezema50
** Bạn có thể xem đặt mua sản phẩm chính hãng tại Shopee: https://bit.ly/3r4sysV
Điều trị bằng vật lý trị liệu
Cách thức này có thể được áp dụng khi bạn thực hiện điều trị nấm da đầu tại bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh da liễu uy tín.
Tuy nhiên , bạn cần một khoản chi phí khá lớn. Do đó, hãy cân nhắc, hỏi ý kiến bác sĩ và thực hiện trị liệu nếu thực sự cần thiết.
Cách phòng ngừa nấm da đầu phát sinh hoặc tái phát
Sau đây là một số biện pháp bạn nên áp dụng để phòng ngừa nấm da đầu xâm nhập và phát triển:
- Không đội mũ vải, mũ bảo hiểm chật
- Không tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ da đầu bằng các dầu gội tốt như dầu gội dược liệu Antisol.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị nấm da đầu.
Trên đây đã tổng hợp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh nấm da đầu và trả lời cho thắc mắc của nhiều người: nấm da đầu có nguy hiểm không?
Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0901.224.227 nếu bạn cần tư vấn và đặt mua các sản phẩm chăm sóc tóc tốt nhất nhé.
>> Xem thêm: Top 3 loại thuốc trị nấm da đầu được các bác sĩ chuyên môn đánh giá cao
>> Xem thêm: Chuyên gia nói gì về các phương pháp chữa bệnh da đầu phổ biến hiện nay
Pingback: "Mách" bạn 5 cách trị nấm da đầu tận gốc đáng tham khảo - iCare Pharma