Điều trị eczema là vấn đề nan giải của nhiều người không may mắc phải bệnh này. Bên cạnh điều trị bằng thuốc Y học hiện đại, những hướng điều trị tự nhiên với các thành phần dễ tìm, dễ sử dụng cũng được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định trong việc điều trị eczema. iCare Pharma sẽ tổng hợp một số cách điều trị eczema ở cả 2 hướng
I. Bệnh eczema và các dạng thường gặp
Bệnh eczema, hay còn gọi là chàm – một dạng bệnh da liễu đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy trên bề mặt da. Bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc căn bệnh này. Nguyên nhân gây ra bệnh eczema có thể do di truyền, do dị ứng với hóa chất hoặc thực phẩm..
Xét theo nhiều góc độ khác nhau, bệnh eczema được chia thành các dạng sau:
1.1 Theo cấp độ phát triển của bệnh
- Chàm cấp tính: Vùng da bệnh có màu đỏ, bị sưng phì, rỉ ra nhiều dịch nước
- Chàm bán cấp: Tình trạng phù nề da đã bớt và không còn hiện tượng chảy nước
- Chàm mãn tính: Trên vùng da bị chàm xuất hiện lớp vảy dày, khô và rất ngứa
- Chàm bội nhiễm: Da bị nhiễm tạp khuẩn gây nổi nhiều mụn nước, có cả mụn mủ. Các mụn này khi vỡ ra tạo thành các vết loét và đóng vảy vàng.
- Chàm hóa: Thường do bị dị ứng với thuốc. Những vùng da bệnh xuất hiện nhiều mụn nước gây ngứa ngáy khó chịu.
1.2 Theo tính chất tổn thương
- Chàm đỏ: Vùng da bị bệnh có màu đỏ sẫm tương tự như sốt xuất huyết, trên da nổi lên nhiều mụn nước
- Chàm bọng nước: Có nhiều mụn nước to và ăn sâu vào da. Dạng bệnh này gặp nhiều nhất ở bàn chân hay lòng bàn tay.
- Chàm có sẩn: Các sẩn nổi nhiều tập trung thành từng đám trên các vùng da bị bệnh
1.3 Theo nguyên nhân gây bệnh
- Chàm thể tạng: Bệnh gặp nhiều nhất ở những người từng bị hen suyễn. Bệnh có khả năng gây viêm, ngứa và khô da toàn thân.
- Chàm vi trùng: Tác nhân gây bệnh được xác định là do vi trùng, vi nấm hoặc do gặp sang chấn. Vùng da bị tổn thương không có tính chất đối xứng, có ranh giới rõ ràng, trên da nổi nhiều mụn nước.
- Chàm tiếp xúc ( viêm da tiếp xúc): Bệnh gây ngứa và tổn thương ở vùng thượng bì và biểu bì của da
- Chàm da mỡ: Còn gọi là chàm tiết bã. Bệnh có khuynh hướng ảnh hưởng đến những người có làn da nhờn nhiều nhất.
- Chàm tổ đỉa: Đặc trưng của dạng bệnh này là nổi nhiều mụn nước ăn sâu vào da và gây ngứa dữ dội. Chàm tổ đỉa chủ yếu xuất hiện ở lòng bàn tay, xung quanh các ngón tay và lòng bàn chân.
HIện nay, giải pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh eczema là tích cực tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh. Tùy theo dạng bệnh mắc phải mà sử dụng phương pháp phù hợp tương ứng
II. Điều trị bệnh eczema theo Y học hiện đại
<< Tham khảo thêm các cách điều trị bệnh eczema: CÁC CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH ECZEMA PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY!
Phương pháp này hướng đến sử dụng các thuốc bôi ngoài da và các thuốc uống trong. Đặc điểm của các thuốc này là khả năng tác động nhanh. Nhóm thuốc trị eczema thường dùng trong các đợt điều trị ngắn để kiểm soát các đợt bùng phát cấp của bệnh eczema. Điều trị duy trì trong các đợt mãn tính tái phát. Tuy nhiên, các thuốc Tây Y điều trị Eczema có nhiều tác dụng phụ khi sử dụng
2.1 Nhóm thuốc dưỡng ẩm
Do da của bệnh nhân eczema thường bị khô, từ đó kéo theo các đợt ngứa, bong tróc, vảy ngoài da rất khó chịu. Chính vì vậy mà vai trò của các loại thuốc dưỡng ẩm rất cần thiết. Măc dù chúng không phải là thuốc điều trị. Tùy theo tình trạng khô da mà bác sĩ có thể chỉ định các sản phẩm phù hợp để sử dụng. Hầu hết là ở dạng kem bôi ngoài da hoặc dung dịch bôi ngoài da
2.2 Nhóm thuốc điều trị tại chỗ
Các thuốc điều trị tại chỗ thường chủ yếu có dạng mỡ hoặc kem bôi ngoài da. Những loại thuốc này có thể giúp kiểm soát các triệu chứng ngoài da, làm hạn chế đỏ và sưng đau da. Trong đó các loại thuốc thuộc nhóm Corticosteroid là một trong những nhóm thuốc điều trị tại chỗ phổ biến
Mặc dù có tác động nhanh nhưng người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn
2.3 Nhóm thuốc giảm ngứa
Thuốc giảm ngứa thường được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da. Tùy theo tình trạng ngứa mà bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giảm ngứa bôi ngoài da hoặc thuốc uống toàn thân. Các thuốc này chủ yếu đều có thành phần kháng histamine giúp cải thiện triệu chứng ngứa trên da.
2.4 Một số nhóm thuốc điều trị khác
Bên cạnh một số nhóm thuốc điều trị chính, tùy theo tình trạng bệnh eczema mà bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc điều trị khác. Trong đó, Pimecrolimus, Tacrolimus và một số nhóm thuốc khác thường được chỉ định điều trị. Đặc biệt là điều trị cho các trường hợp không đáp ứng với các thuốc điều trị khác như da nhạy cảm.
II. Mẹo chữa eczema theo kinh nghiệm dân gian
<< Tìm hiểu sâu thêm về căn bệnh eczema: Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh Eczema – căn bệnh viêm da không thể coi thường
Các biện pháp này được người dân truyền miệng từ lâu trong dân gian. Chúng tồn tại một số hạn chế như tác dụng thường chậm. Mức độ hiệu quả lại phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Ưu điểm của các phương pháp tự nhiên thường an toàn, mức độ lành tính cao. Đồng thời, nguồn nguyên liệu dễ tìm, dễ thực hiện
2.1 Bột yến mạch
Bột yến mạch là một trong những giải pháp giảm ngứa đáng kể cho bệnh nhân bị eczema. Bạn có thể pha bột yến mạch trong bồn nước để tắm. Việc này vừa giúp dưỡng ẩm, vừa giảm ngứa ngáy khó chịu
2.2 Nha đam
Thành phần Antharaquinones Complex và saponin có nhiều trong nhựa nha đam có khả năng sát khuẩn, gây tê, giảm đau. Đồng thời, chúng cũng giúp ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây bệnh, Bên cạnh đó, nhờ có khả năng thẩm thấu cao, các hoạt chất trong nha đam làm giãn nở các mạch máu. Tăng cường máu lương thông đến nuôi dưỡng vùng da bị eczema, đẩy nhanh tốc độ phát triển của các tế bào da mới
Bạn có thể thực hiện theo cách sau:
- Gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, lấy phần ruột lô hội đen xay nhuyễn
- Phần gel nha đam thu được ta lấy bôi lên các vết chàm trên da
- Để khoảng 20 phút da sẽ bắt đầu khô lại. Lúc này tiến hành lấy nước ấm rửa cho sạch
- Kiên trì thực hiện mẹo chữa bệnh chàm tại nhà bằng lô hội mỗi tuần 2 lần cho đến khi khỏi bệnh
2.3 Nghệ
Trong nghệ chứa rất nhiều curcumin. Hoạt chất này không chỉ giúp giảm ngứa, kháng khuẩn, làm mau lành vết thương, mà còn ngăn chặn sự hình thành sẹo thâm ở vùng da bị tổn thương do eczema
2.3.1 Dùng nghệ tươi
- Nghệ tươi cho vào cối giã nát ra
- Dùng bông gòn thấm nước cốt nghệ thoa lên chỗ da bị eczema
- Thực hiện đều đặn ngày 2-3 lần để bệnh mau khỏi
2.3.2 Dùng nghệ khô
- Bột nghệ, 2-3 thìa dầu dừa giúp dưỡng ẩm cho vùng da bị bệnh
- Trộn 2 nguyên liệu trên với nhau để được hợp đặc sệt giống như kem dưỡng
- Thoa thuốc tự chế lên những khu vực da đang bị chàm tấn công
- Sau 20 phút có thể rửa lại cho sạch.
2.4 Dầu dừa
Dầu dừa là một trong số những sản phẩm cung cấp độ ẩm khá tốt, có nhiều nước, các hoạt chất. Dùng dầu dừa có thể giúp làm giảm khô và bong tróc da, ngăn ngừa các dấu hiệu nứt nẻ trên bề mặt da.
Có thể sử dụng dầu dừa với một lượng nhỏ sau khi tắm. Sau khoảng 5 – 10 phút sử dụng bạn có thể rửa lại với nước để giúp cho làn da được sạch.
2.5 Lá ổi
Trong lá ổi có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa tự nhiên rất dồi dào. Các cuộc nghiên cứu hiện đại cũng xác nhận loại lá này còn chứa nhiều dược chất quý như axit tannic, quercetin và flavonoids. Những thành phần này có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn. Điều này đã giải thích tại sao lá ổi được Y học cổ truyền sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh ngoài da
- Lá ổi đem rửa thật sạch và nấu với khoảng 2 lít trong 7-10 phút
- Chờ cho nước nguội còn hơi âm ấm, người bệnh lấy nước lá ổi để ngâm và rửa vùng da bị bệnh
- Trong lúc rửa, có thể lấy phần xác lá ổi chà nhẹ nhàng lên da để phần da chất bị bong tróc ra ngoài.
Còn khá nhiều phương pháp điều trị eczema tùy theo thể trạng bệnh. Tuy nhiên, dù cho có áp dụng Đông Y hay Tây y, bạn cần tìm hiểu và tham vấn ý kiến của chuyên gia để thực hiện đúng cách. Hy vọng, bạn có thể sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh kéo dài với căn bệnh eczema
iCare Pharma tổng hợp