Các triệu chứng thường gặp của nấm da đầu
Nhiều gàu
Nếu xuất hiện gàu ướt, đó là dấu hiệu nguy cơ cao nhiễm nấm do vi nấm kích thích da đầu tiết ra nhiều bã nhờn hơn bình thường.
Ngứa và nổi mụn
Ngứa và bứt rứt da đầu kèm theo sự xuất hiện của nốt mụn đỏ trên vùng da bị tổn thương.
Rụng tóc
Rụng tóc là dấu hiệu muộn của bệnh nấm da đầu. Rụng tóc có thể bắt đầu sau khoảng 20 ngày hoặc 1 tháng sau khi nhiễm nấm. Đặc biệt, rụng tóc thường xảy ra khi gội đầu hoặc chải tóc.
Rụng tóc thành mảng
Khi bệnh nấm da đầu phát triển mạnh, tóc có thể rụng thành các mảng trên da đầu, có hình bầu dục hoặc tròn, với đường kính khoảng 2-5 cm. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây tổn thương cho da đầu.
5 nguyên nhân bị nấm da đầu
Thủ phạm gây bệnh nấm da đầu là nấm sợi thuộc loài Trichophyton và Microsporum. Các lí do để các loại nấm này sinh sôi gây nấm da đầu có thể kể đến như:
Lây từ người bệnh
Vi nấm gây bệnh có thể lây trực tiếp từ người này sang người khác hoặc thông qua việc sử dụng chung các đồ dùng như khăn tắm, áo quần, chăn màn, mũ nón, và mũ bảo hiểm.
Thói quen xấu
Một số thói quen xấu như để tóc ẩm ướt khi ngủ qua đêm hoặc đội mũ khi tóc vẫn còn ướt có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm da đầu.
Vệ sinh kém
Vệ sinh cơ thể sơ sài, lười gội đầu và vệ sinh da đầu, không vệ sinh sạch sẽ mũ nón, tạo môi trường thuận lợi cho vi nấm phát triển.
Lây nhiễm từ động vật
Tiếp xúc với động vật như chó, mèo, gà, trâu, bò không được vệ sinh sạch sẽ cũng có thể gây nhiễm vi nấm và dẫn đến bệnh nấm da đầu.
Nước bẩn
Sử dụng nước bẩn chứa vi nấm gây bệnh để gội đầu, tắm và sinh hoạt thường xuyên cũng có thể gây phát triển và lây nhiễm nấm da đầu.
Cách phòng ngừa bị nấm da đầu
Giữ vệ sinh da đầu sạch sẽ
Gội đầu sạch sẽ, massage nhẹ nhàng bằng một loại dầu gội lành tính, không chứa các chất gội đầu có độ tẩy gàu cao và phải xả nước sạch nhiều lần sẽ giúp rửa trôi các bụi bẩn, dầu thừa trên da đầu.
Dầu gội đầu trị nấm có chứa các thành phần kháng nấm, kháng viêm lành tính như nghệ, hương thảo, tràm trà,… như Antisol là một gợi ý.
Hạn chế dùng chung đồ cá nhân
Dùng chung khăn, lược, mũ, nón bảo hiểm… rất có nguy cơ lây bệnh nấm từ những người xung quanh.
Vệ sinh môi trường sống
Hãy thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh, giặt chăn, ga, gối, nệm, kiểm tra nguồn nước và tắm rửa thú cưng để hạn chế lây bệnh.
Điều chỉnh lại thói quen chăm sóc tóc
Ví dụ, quá trình gội đầu không cào gãi mạnh khiến da đầu bị xây xước. Hãy nhớ luôn làm khô tóc sau khi gội hay lúc về nhà khi trời mưa làm ướt tóc. Hạn chế đội mũ quá chật cũng như đội với thời gian quá lâu khiến tóc bị ẩm.
Kết luận
iCare Pharma đã cung cấp thông tin về 5 nguyên nhân bị nấm da đầu, biểu hiện và các biện pháp phòng ngừa bệnh nấm da đầu. Nhờ đó, bạn có thể sử dụng thông tin này để tham khảo và áp dụng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh, giúp bạn tự tin hơn khi đối mặt với tình trạng nấm da đầu.