Trong các thể của bệnh vảy nến thì vảy nến da đầu được đánh giá là dạng phổ biến nhất chiếm khoảng gần 80% tổng số người mắc phải. Mặc dù đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để nhưng nếu sớm phát hiện và can thiệp thì hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh tốt. Tuy nhiên, nếu chủ quan thì bệnh sẽ diễn tiến nặng rất nhanh và đi kèm nhiều rủi ro nghiêm trọng.
Vảy nến da đầu là bệnh gì?
Vảy nến da đầu là dạng thường gặp của bệnh vảy nến đặc trưng bởi tình trạng tế bào da đầu tăng lên quá mức bình thường. Điều này làm phát sinh các triệu chứng ngứa ngáy nhẹ, khó chịu và khiến cho da đầu bị tổn thương.
Sự kích hoạt bệnh được nhận định là do lỗi của hệ miễn dịch khiến cho các tế bào da tăng sinh trong thời gian ngắn. Lúc này, các tế bào da thường chồng chất lên nhau khi lớp da mới hình thành nhưng lớp da cũ lại chưa mất đi.
Vảy nến da đầu xuất hiện thành từng mảng, đôi khi lan ra cả đầu, ăn xuống vùng trán, vành tai và phía sau cổ gáy. Bệnh gây nhiều phiền toái cho cuộc sống và có tính chất dai dẳng kéo dài, dễ tái phát.
1. Các nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu
Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân rõ ràng gây bệnh vảy nến da đầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bệnh có thể dễ bùng phát hơn do sự cộng hưởng của một số yếu tố sau:
- Yếu tố di truyền: Trường hợp có người thân cận huyết, nhất là bố mẹ có mắc các bệnh liên quan tới vảy nến thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn những người bình thường.
- Suy yếu miễn dịch: Thường là do các cơ quan đóng vai trò đào thải độc tố trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả, từ đó gây suy giảm hệ miễn dịch. Điều này có thể khiến chi quá trình hình thành các tế bào mới bị gián đoạn. Ở những người bị suy yếu miễn dịch, tế bào cũ chưa mất đi nhưng tế bào da mới đã chồng lên làm tăng nguy cơ hình thành vảy nến.
- Tác nhân kích ứng: Việc tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, nấm mốc trong môi trường hay các hóa chất có hại cho da đầu như thuốc nhuộm tóc, tẩy tóc, dầu gội có thể gây kích ứng. Đồng thời chúng hoàn toàn có thể dẫn đến bào mòn và khiến cho da đầu trở nên nhạy cảm hơn.
Bên cạnh đó, nguyên nhân gây bệnh còn liên quan đến một số vấn đề khác. Phải kể đến như yếu tố tâm lý, căng thẳng thần kinh, sinh hoạt không điều độ, thường xuyên lạm dụng chất kích thích hay thuốc điều trị…
>> Xem thêm: Top 4 loại thuốc bôi trị nấm da đầu phổ biến, nhiều người sử dụng nhất hiện nay
2. Dấu hiệu nhận biết
Khi mắc bệnh vảy nến da đầu, bạn có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng đặc trưng dưới đây:
- Những mảng đỏ với kích thước to nhỏ khác nhau xuất hiện trên da đầu. Ban đầu chúng chỉ khu trú và chưa có dấu hiệu lan rộng.
- Vùng da bị tổn thương bị cồm cứng, nổi gồ cao lên và có dấu hiệu bị viêm nhiễm.
- Da đầu thường bị khô ráp, xuất hiện lớp vảy trắng dễ bong tróc.
- Tóc thường bị rụng nhiều so với bình thường và ở một số trường hợp không mọc lại vĩnh viễn.
Không giống như các vấn đề da liễu khác, bệnh vảy nến da đầu thường ít khi gây ngứa, hoặc một số trường hợp còn có thể hoàn toàn không bị ngứa. Tuy nhiên, tổn thương xuất hiện trên da đầu sẽ khiến cho nhiều người tự ti, khó chịu.
Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Nguy hiểm không?
Những người mắc bệnh vảy nến da đầu rất dễ bị xa lánh do nỗi sợ lây nhiễm bệnh. Theo nhận định từ các chuyên gia Da liễu, vảy nến da đầu không phải là bệnh lây nhiễm. Chính vì thế mà không có khả năng lâu sang người khác khi có sự tiếp xúc thông thường.
Tuy nhiên, bệnh lý này lại có khả năng di truyền sang thế hệ sau. Đồng thời, vùng da bị tổn thương thường có xu hướng lan tỏa trên diện rộng ra các vùng lân cận nếu không nghiêm túc điều trị.
Bệnh vảy nến da đầu mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái. Yếu tố quan ngại nhất chính là sự mặc cảm tự ti, tạo áp lực gây tổn thương tâm lý khi bị những người xung quanh kỳ thị. Thống kê ghi nhận, nhiều bệnh nhận bị trầm cảm hay sang chấn tâm lý do hệ quả của bệnh vảy nến nói chung.
Bên cạnh đó, đây không chỉ là bệnh da liễu mà còn được nhận định là bệnh có tính hệ thống. Thường gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể. Vảy nến da đầu làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa, béo phì, mắc các bệnh về tim mạch, thận hay gây rụng tóc vĩnh viễn.
>> Xem thêm: Top 8 dầu gội trị gàu hiệu quả được tin dùng nhất 2020
Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến da đầu
Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh vảy nến da đầu. bệnh vẫn có nguy cơ tái phát rất cao sau 1 khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu nghiêm túc điều trị thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt triệu chứng và chung sống hòa bình với bệnh.
Đối với bệnh vảy nến da đầu có thể kết hợp áp dụng các giải pháp tại nhà song song với điều trị y tế:
1. Áp dụng mẹo tự nhiên tại nhà
Nhiều người chọn áp dụng các mẹo tự nhiên tại nhà để điều trị bệnh vảy nến da đầu bởi chi phí thấp, dễ thực hiện và tương đối lành tính. Nhất là có thể đáp ứng tốt với các triệu chứng tổn thương da nhẹ nhưng lại gây ngứa ngáy.
Các mẹo tự nhiên tại nhà có thể bao gồm:
Sử dụng giấm táo:
Giấm táo là nguyên liệu quen thuộc được dùng khá phổ biến trong việc khắc phục các vấn đề về da, phải kể đến bệnh vảy nến da đầu. Dùng giấm táo sẽ giúp hạn chế kích ứng da, đồng thời ức chế hoạt động của vi khuẩn nhằm hạn chế nhiễm trùng.
- Cần chuẩn bị 2 muỗng giấm táo cùng 1/2 cốc nước lọc và 1 ít bông gòn.
- Pha loãng giấm táo với nước rồi dùng bông gòn thấm vào dung dịch và thoa trực tiếp lên da đầu.
- Để yên khoảng 20 phút cho giấm táo có thời gian thấm sâu vào da đầu rồi dùng nước lạnh rửa lại.
- Nên áp dụng đều đặn 2 lần/tuần để cải thiện nhanh triệu chứng của bệnh.
Dùng dầu dừa chữa vảy nến da đầu:
Theo phân tích từ các nhà nghiên cứu thì dầu dừa chứa nhiều thành phần rất tốt cho làn da. Đồng thời có thể cải thiện được các tình trạng da khô, bong tróc và dày sừng do bệnh vảy nến gây ra. Nhất là các thành phần như acid lauric, vitamin E hay các chất chống oxy hóa.
- Trước tiên bạn cần gội đầu sạch sẽ với nước ấm.
- Sau đó sử dụng 1 lượng dầu dừa vừa đủ để thoa lên da đầu.
- Nhẹ nhàng massage khoảng vài phút rồi để nguyên qua đêm
- Mỗi tuần áp dụng 2 – 3 lần để có thể nhận được kết quả tốt nhất
Chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng muối Epsom:
Đây cũng là một mẹo tự nhiên tại nhà an toàn, lành tính được rất nhiều người bệnh lựa chọn. Muối Epsom có tác dụng làm dịu ngứa, giảm sưng cũng như làm sạch và loại bỏ các mảng da bong tróc. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm bùng phát trên vùng da bị bệnh.
- Trộn đều 1 muỗng muỗi Epsom cùng với dầu gội và thoa đều lên đầu
- Dùng tay massage nhẹ nhàng trong khoảng vài ba phút
- Sau đó gội lại bằng nước sạch
2. Điều trị y tế
Nhiều triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu kích hoạt tương tự giống với bệnh viêm da tiết bã, chính vì thế rất dễ gây nhầm lẫn. Bạn nên chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn phương pháp điều trị y tế đúng đắn và kịp thời.
Tùy theo biểu hiện triệu chứng bệnh ở từng đối tượng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị y tế phù hợp. Trong đó, giải pháp được ưu tiên hàng đầu với điều trị bệnh vảy nến da đầu đó là sử dụng thuốc bôi ngoài da.
Những loại thuốc bôi sau đây là được dùng phổ biến nhất:
- Thuốc mỡ Axit Salicylic: Có tác dụng chống nấm, sát khuẩn, đồng thời ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh cho da đầu. Ngoài ra, loại thuốc bôi này còn có công dụng đẩy lớp da chết, làm bong tróc lớp sừng cứng và giúp da khỏe mạnh hơn.
- Thuốc mỡ Anthralin: Giúp làm chậm quá trình sinh trưởng của các tế bào da mới khi tế bào da cũ chưa biến mất. Đồng thời giúp loại bỏ các tế bào da chết, cải thiện màu da tốt hơn.
- Thuốc mỡ Daivonex: Ức chế sự phát triển của các tế bào nấm gây hại trên da. Cùng với đó có thể khắc phục hiệu quả các triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu như ngứa, bong tróc da hay dày sừng.
- Thuốc mỡ hay kem bôi Corticosteroid: Có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của các loại vi khuẩn và vi nấm gây hại. Từ đó ngăn chặn sự lây lan, phát tán bệnh và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm trên da đầu.
- Sản phẩm Ezema 50: đây là sản phẩm với chiết xuất dược liệu Gurjun, đây là loại dược liệu có xuất xứ từ Ấn Độ, có khả năng trị liệu bệnh vẩy nến và một số bệnh rối loạn về da khác. Bên cạnh đó Gurjun còn điều trị các vết thương, vết cắt, mụn nhọt, mẩn ngứa, hăm tã, nấm ngoài da và bệnh vẩy nến; kháng nấm và kháng khuẩn, kiềm chế sự phát triển của các sinh vật có hại như vi khuẩn và nấm. Chính vì vậy bạn không nên bỏ qua sản phẩm này khi bị vảy nến da đầu, thông tin sản phẩm bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây
Bên cạnh thuốc bôi thì bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc uống kết hợp trong những trường hợp nhất định để nâng cao hiệu quả điều trị. Thuốc được dùng có thể là:
- Methotrexate: Đây là thuốc kê toa có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của tế bào.
- Retinoids đường uống: Giúp điều chỉnh sự phát triển của các tế bào biểu mô – quy định quá trình tăng sinh tế bào.
- Cyclosporine: Đáp ứng tốt với các trường hợp bị vảy nến da đầu nặng hay người bệnh bị kháng các loại thuốc điều trị khác.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng tia UVA hay UVB riêng lẻ hoặc kết hợp với thuốc nhằm tăng cường khả năng điều trị.
Biện pháp dự phòng bệnh vảy nến da đầu bùng phát
Vảy nến da đầu là bệnh lý không nguy hiểm nhưng lại dễ dàng bùng phát sau điều trị nếu có điều kiện thuận lợi. Chính vì thế mà bạn cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh. Điều này sẽ giúp hỗ trợ điều trị tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Cần chú ý đến các vấn đề sau đây khi chăm sóc:
- Trước khi bôi thuốc cần chú ý vệ sinh tay sạch sẽ, có thể dùng khăn mặt sạch để đắp thuốc trong các trường hợp cần thiết.
- Chú ý vệ sinh nhẹ nhàng, không dùng lực ma sát mạnh lên da đầu đang bị tổn thương.
- Không tắm hay gội đầu bằng nước quá nóng hay sử dụng các sản phẩm chăm sóc và vệ sinh có chứa hàm lượng chất tẩy rửa cao.
- Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ đủ giấc và tránh làm việc quá sức để có thể kiểm soát tốt căng thẳng.
- Tránh để da đầu tổn thương hay bị khô ráp.
- Thường xuyên rèn luyện thể thao để giúp tinh thần thoải mái và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý.
Bạn tuyệt đối không được chủ quan khi nhận thấy các triệu chứng bệnh vảy nến da đầu xuất hiện. Tốt nhất nên chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách. Cùng với đó, cần kết hợp chăm sóc tốt tại nhà để có thể dự phòng nguy cơ bệnh tái phát sau điều trị.
iCare Pharma tổng hợp