Dấu hiệu cúm A 2025 là gì? Cúm A có thể lây lan không?

Cúm A đang là căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Hiện nay, dịch cúm mùa tại Việt Nam cũng xu hướng gia tăng với sự xuất hiện của các chủng cúm mới. Cúm A có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy, dấu hiệu cúm A 2025 có gì đặc biệt và liệu bệnh có thể lây lan nhanh chóng như những năm trước?

Tìm hiểu ngay tại bài viết này để phòng tránh dịch cúm bùng phát.

Cúm A là gì?

Cúm A (Influenza A) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính tác động lên đường hô hấp.

Các chủng cúm gia cầm như A/H5N1 và A/H7N9 có khả năng lây từ động vật sang người. Đặc biệt, các chủng A/H1N1 và A/H3N2 là những loại virus phổ biến trong cộng đồng. Chúng có thể thay đổi hoặc “biến chủng” qua các mùa cúm.

Cúm A (Influenza A) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính
Theo số liệu, mỗi năm, cúm lây nhiễm cho khoảng 10 – 20% dân số trên thế giới. Trong đó có đến khoảng 3 – 5 triệu trường hợp nhập viện. Ước tính tổng gánh nặng kinh tế hàng năm do bệnh cúm gây ra lên đến 87,1 tỷ đô la (chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ).

Theo ước tính, 70 – 85% số ca tử vong và 50 – 70% số ca nhập viện liên quan đến cúm là ở những người từ 65 tuổi trở lên. Vào tháng 10 năm 2024, khoảng 91,4% tổng số ca cúm được xác nhận là do cúm A gây ra.

Cúm A có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe

Cúm A có những dấu hiệu gì?

Dấu hiệu cúm A ở người lớn

Cúm A ở người lớn thường bắt đầu đột ngột và có thể gây cảm giác mệt mỏi nghiêm trọng. Các triệu chứng phổ biến của cúm A ở người lớn bao gồm:

  • Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể thường vượt quá 38°C, kèm theo ớn lạnh và cảm giác mệt mỏi. Các dấu hiệu này thường kéo dài từ 2 đến 4 ngày.
  • Đau đầu: Cơn đau đầu có thể dữ dội hoặc âm ỉ.
  • Ho khan: Ho thường kèm theo đau họng và có thể trở nên nghiêm trọng khi bệnh kéo dài.
  • Đau cơ và khớp: Người bệnh cảm thấy đau nhức ở các cơ và khớp. Đặc biệt là lưng, vai ngay cả khi không có hoạt động thể chất nặng.
  • Mệt mỏi và suy nhược: Cảm giác mệt mỏi kéo dài, thiếu sức sống và mất năng lượng.
  • Viêm họng và chảy nước mũi: Mũi bị tắc nghẽn, chảy nước mũi hoặc viêm họng có thể đi kèm với ho và đau rát cổ họng.
  • Buồn nôn hoặc tiêu chảy: Mặc dù ít gặp hơn, một số người có thể gặp triệu chứng này.

Các triệu chứng cúm A ở người lớn có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

dau-hieu-cum-a-nguoi-lon
Dấu hiệu cúm A ở người lớn

Dấu hiệu cúm A ở trẻ em

Ở trẻ em, đặc biệt là dưới 24 tháng tuổi, triệu chứng sốt thường là dấu hiệu phổ biến khi nhiễm cúm A.

  • Nếu cúm A ở thể nhẹ, trẻ có thể sốt từ 38°C trở lên. Kèm theo đó là các cơn nhức đầu, mỏi cơ, lười vận động và ho. Trong một số trường hợp, trẻ có thể nôn trớ nhiều lần, khát nước quá mức,…
  • Trẻ mắc cúm A nghiêm trọng có thể bỏ bú, không ăn, bàn tay và bàn chân lạnh, thở nhanh và mệt mỏi. Trong những trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, trẻ có thể sốt cao kèm theo co giật.
dau-hieu-cum-a-tre-em
Dấu hiệu cúm A ở trẻ em

Cúm A có thể lây từ người sang người không?

Theo WHO, cúm A là bệnh thể lây nhanh chóng từ người sang người.

Đường hô hấp: Virus cúm A lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, khi người bệnh ho, hắt hơi, giao tiếp hoặc sổ mũi. Các giọt bắn chứa virus sẽ lan truyền trong không khí và xâm nhập vào cơ thể người lành trong phạm vi khoảng 2 mét.

dau-hieu-cum-a-lay-lan
Virus cúm A lây lan chủ yếu qua đường hô hấp

Đường tiếp xúc: Virus cúm A cũng có thể lây qua tiếp xúc với các đồ vật nhiễm virus từ dịch tiết của người bệnh. Khi người khỏe mạnh chạm vào đồ vật nhiễm virus và sau đó đưa tay lên mặt, mũi, miệng hoặc dụi mắt, nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên. Virus có thể tồn tại nhiều ngày trên các bề mặt, ví dụ như 24 giờ trên bề mặt cứng, 12 giờ trên khăn giấy và vài tuần trên tiền giấy.

Virus cúm A lây qua tiếp xúc với các đồ vật nhiễm dịch tiết của người bệnh

Kết luận

Bệnh nhân có dấu hiệu cúm A cần được cách ly y tế và thông báo cho cơ quan y tế dự phòng. Cần nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh nhân, phân loại mức độ bệnh và áp dụng biện pháp hồi sức tích cực cùng điều trị căn nguyên đối với các trường hợp nặng hoặc có biến chứng. Thuốc kháng virus nên được sử dụng càng sớm càng tốt khi có chỉ định. Điều trị tại chỗ được ưu tiên, hạn chế chuyển tuyến nếu cơ sở điều trị có đủ điều kiện.

Xem ngay sản phẩm!

-12%
23 đánh giá
283,000
-12%
90 đánh giá
283,000
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *