Đau da đầu – triệu chứng tưởng đơn giản nhưng đừng vội chủ quan

Như đã từng đề cập trước đây, mái tóc không chỉ tôn vinh nét đẹp của mỗi người. Hơn thế nữa, bất kỳ dấu hiệu nào khác thường trên mái tóc cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của mỗi người.

>> Xem lại tại đây nhé: Bắt bệnh cơ thể qua mái tóc

Đau da đầu là triệu chứng khiến nhiều người mệt mỏi vì gây bất tiện trong cuộc sống. Trong bài viết này, iCare Pharma sẽ tổng hợp một số nguyên nhân cụ thể gây đau da đầu. Cũng như gợi ý một số biện pháp khắc phục đã tham vấn chuyên gia nhé

Đau da đầu là triệu chứng khiến nhiều người mệt mỏi vì gây bất tiện trong cuộc sống

I. Đau da đầu là bệnh gì?

>> Tham khảo tạp chí Y học quốc tế: Nguyên nhân phổ biến của chứng đau da đầu và da nhạy cảm

Đau da đầu là triệu chứng thường gặp ở cả nam và nữ. Đau da đầu được phân thành đau da đầu bên trái và đau da đầu bên phải. Mặc dù vị trí đau là khác nhau, tuy nhiên chúng có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm. Đau da đầu có thể đi kèm với các tình trạng phổ biến như đau đầu, dị ứng, vẩy nến, eczema và rụng tóc

Theo các chuyên gia, tùy vào từng biểu hiện của mỗi bệnh nhân mà chẩn đoán nguy cơ mắc các bệnh là khác nhau. Thống kê cho thấy, có tới 51% người bị đau da đầu được chẩn đoán mắc bệnh thuộc nhóm đau đầu căng cơ

II. Triệu chứng của bệnh đau da đầu

2.1 Do người bệnh mắc chứng đau đầu căng cơ

2.1.1 Triệu chứng đau đầu căng cơ

Bệnh đau đầu căng cơ là căn bệnh thường gặp ở nữ giới chiếm khoảng từ 60 – 90%. Bệnh thường khởi phát sau giai đoạn bị căng thẳng tâm lí. Người ta phân đau đầu căng cơ thành 2 loại là đau thành cơn, đau mãn tính. Với tình trạng đau kéo dài trong khoảng từ 15 ngày đến một tháng, thậm chí là vài tháng liên tục. Bệnh có các biểu hiện sau:

  • Đầu luôn có cảm giác căng hay siết chặt ở cơ và bị đau da đầu, cổ.
  • Người bệnh luôn cảm thấy bị nèn ép và chịu đựng các cơn ê ẩm ở đầu. Lúc này bệnh nhân rất nhạy cảm chỉ cần chạm nhẹ vào da đầu cũng có thể gây đau đớn. Cơn đau lan tỏa khắp đầu nhất là ở vùng chẩm và vùng cổ.
  • Tình trạng bệnh sẽ nặng hơn khi công việc căng thẳng, mệt mỏi hay chịu áp lực tiếng ồn.
  • Người mắc bệnh đau đầu căng cơ thường rất khó chịu, dễ cáu gắt, mệt mỏi và ăn uống không ngon miệng.
  • Các cơn đau kéo dài thành nhiều đợt, có thể kéo dài trong 30 phút hoặc thậm chí vài ngày.
Bệnh đau đầu căng cơ là căn bệnh thường gặp ở nữ giới chiếm khoảng từ 60 – 90%

2.1.2 Nguyên nhân bị đau da đầu và bệnh đau đầu căng cơ

Người bị đau da đầu do đau đầu căng cơ thường gặp ở những đối tượng bị stress, căng thẳng trong cuộc sống và công việc. Ngoài ra, bệnh cũng dễ gặp ở dân văn phòng khi ngồi máy tính lâu, thợ sơn và thợ may…

Bệnh đau đầu căng cơ cũng có thể do thực phẩm chứa nhiều tyramin. Điển hình như: Đậu nành hay các chứa phẩm từ đậu nành, phô mai hay đồ ăn chế biến sẵn…

2.2 Do người bệnh mắc bệnh viêm chân tóc

Viêm chân tóc là tình trạng viêm phần nang tóc. Hay gặp ở người da đầu nhiều dầu. Nguyên nhân chủ yếu do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây nên, hoặc do các nguyên nhân khác như vi nấm…

Ngoài ra, việc gội đầu quá nhiều hay quá ít đều không tốt cho tóc:

  • Gội đầu quá ít làm da dầu, mồ hôi bị bưng bít làm chân tóc dễ bị viêm, dễ rụng hơn.
  • Còn gội đầu quá nhiều làm cho da đầu mất cân bằng độ ẩm, khiến tóc khô và dễ gãy rụng hơn.

Một số trường hợp, khi gội đầu bệnh nhân gãi quá mạnh làm tổn thương da đầu. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm xâm nhập gây viêm da đầu, viêm chân tóc… Hoặc có thể do môi trường, nguồn nước ô nhiễm làm da đầu dị ứng, viêm nhiễm

Viêm chân tóc là tình trạng viêm phần nang tóc. Hay gặp ở người da đầu nhiều dầu

2.3 Một số nguyên nhân khác của đau da đầu

Một số nguyên nhân khác của đau da đầu có thể kể đến như:

  • Do chứng viêm da đầu, nấm da đầu
  • Da đầu bẩn, da đầu nhiều dầu là yếu tố thuận lợi cho các bệnh lý này
  • Chấn thương phần mềm tại da đầu
  • Mụn da đầu
  • Bệnh do virus gây ra vết loét da như zona và sởi
  • Do cột tóc quá chặt hoặc đỗi mũ bảo hiểm
Viêm nhiễm nấm da đầu cũng khiến da đầu bị đau

Mặc dù hiếm gặp, đau da đầu có thể là một dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng hơn. Đó là ung thư tế bào da và khối u ác tính. Những điều kiện này thường xuất hiện dưới dạng nốt ruồi, vết loét mới

Đặc biệt, nếu bạn cảm thấy da đầu đau buốt kéo dài trong nhiều ngày liền, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám ngay

III. Phương thức chẩn đoán căn bệnh đau da đầu

Các bác sĩ thường bắt đầu bằng cách thu thập tiền sử bệnh của bạn. Đồng thời còn đặt câu hỏi liên quan đến chế độ ăn uống, thói quen, chấn thương trước, các điều kiện khác và những thay đổi gần đây.

Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra da đầu. Họ cũng có thể thu thập một mẫu nang tóc hoặc da đầu để gửi đi thử nghiệm thêm. Một số bác sĩ cũng có thể kiểm tra các mẫu lông trên cơ thể.

IV. Làm sao để cải thiện tình trạng đau da đầu 

3.1 Giải quyết căn nguyên gây đau da đầu

3.1.1 Viêm chân tóc

Để điều trị viêm chân tóc cần kết hợp giữa dùng thuốc và chăm sóc da đầu đúng cách.

Tùy theo nguyên nhân gây nên viêm chân tóc (do vi khuẩn, vi nấm, môi trường, nguồn nước…) mà có phác đồ điều trị cụ thể cũng như biện pháp cải thiện thích hợp.

Chăm sóc tóc và gội đầu hợp lý. Lựa chọn loại dầu gội không có tính tẩy quá mạnh để tránh tổn thương da đầu, mái tóc. Không làm xây xước da đầu… Hạn chế tối đa tiếp xúc với các hóa chất như hóa chất uốn, nhuộm tóc…

Với những bạn da đầu nhiều dầu, khi chăm sóc tóc cần lưu ý một số điểm sau:

  • Lựa chọn các loại dầu gội dịu nhẹ, ít tạo bọt, có độ pH phù hợp với da đầu, chứa thành phần kẽm giúp làm sạch nhờn hiệu quả. Các chế phẩm từ thảo dược thiên nhiên cũng là một lựa chọn đáng lưu tâm cho các bạn. Bạn có thể thử dùng sản phẩm dầu gội dược liệu Antisol với thành phần chiết xuất từ tinh dầu Gurjun có công dụng kháng khuẩn và trị viêm nhiễm
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ: đồ chiên rán, thịt mỡ.


** Hoặc đặt mua dầu gội Antisol tại website: https://bit.ly/31XpJjc

Bổ sung đủ nước cho cơ thể: nhiều người có quan niệm sai lầm rằng việc uống nhiều nước sẽ làm da nhiều dầu hơn. Nhưng thực tế, khi cơ thể thiếu nước dẫn đến da khô thì cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều dầu hơn

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

3.1.2 Do tình trạng stress kéo dài

Để kiểm soát tình trạng này, bạn nên:

  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh làm việc quá độ gây nên căng thẳng, gây áp lực lên não bộ, luôn suy nghĩ tích cực .
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục khoa học.
  • Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày làm bạn tỉnh táo, thứ thái đầu óc, hạn chế rơi vào trình trạng stress.
  • Hạn chế tối đa các thói quen không tốt như hút thuốc, uống rượu bia, ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ…
  • Tắm rửa bằng nước ấm. Cách này giúp tăng tuần hoàn máu và tăng sự bài tiết. Ngoài ra còn khiến trí não bạn minh mẫn, sảng khoái hơn.
  • Dành thời gian thư giãn, vui chơi cùng bạn bè, người thân yêu.
Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày làm bạn tỉnh táo, thứ thái đầu óc, hạn chế rơi vào trình trạng stress.

3.2 Cân bằng chế độ dinh dưỡng mỗi ngày

  • Ngoài chế độ ăn đủ các nhóm chất, cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho tóc như các Vitamin: Vitamin B3, Vitamin E, Vitamin A, Vitamin C, Vitamin B5, Biotin, Kẽm… và các vi lượng silic, iod, sắt, kẽm …để tóc phát triển chắc khỏe từ bên trong.
  • Bản chất của tóc là do protein chuyển hóa thành, nên thiếu protein sẽ gây ra hiện tượng gãy rụng tóc, vì thế thực đơn cần cung cấp đủ protein (thực phẩm giàu protein: trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, hải sản, súp lơ xanh, thịt bò, tôm…).
  • Cần uống đủ nước, đặc biệt là mùa hè để cung cấp đủ nước cho nang tóc, làm cho tóc mềm mại, đàn hồi, giảm gãy rụng tóc.

iCare Pharma tổng hợp

4/5 (10 Reviews)

22 thoughts on “Đau da đầu – triệu chứng tưởng đơn giản nhưng đừng vội chủ quan

  1. thơ says:

    bác sĩ ơi, tôi bị đau chân tóc, chạm vào chân tóc bên trái bằng tay hay bằng lược là thấy nó ê buốt. nhờ bs tư vấn dùm

  2. MÃ NGỌC THANH says:

    Thưa BS hai hôm nay bổng dựng tôi bị đau, ê ẩm da đầu bên trái kéo dài xuống tai và sau gáy trái. sờ nhẹ cũng ê ẩm. Xin Bác sĩ cho lòng tư vấn giúp ạ ( tôi không bị stress, nhưng tôi thường nằm nghiêng trái trên sofa vào buổi trưa). Tôi trân trọng cảm ơn Bác sĩ nhiều lắm ạ!

  3. Phạm Văn Cường says:

    Bác sỹ ơi e đau da đầu bên tai trái rùi đau xuống vùng da cổ là gì ạ chạm vào đau đau rát rát là bị gì ạ?

  4. hằng says:

    chào bác sỹ, nếu em muôn đi khám và kiểm tra thì nên đến bệnh viện nào để thăm khám và điều trị ạ?

  5. Khách says:

    Bs ơi da đầu em bị đâu ở bên trái và 1 số vùng nhỏ khác những chỗ bị đau tóc em sẽ bị hư tổn và gãy. Em cần phải làm gì ạ

    • iCare Pharma says:

      Chào chị. Ngoài bị đau da đầu rụng tóc, thì triệu chứng đau da đầu có rất nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây nên.
      Đối với bên trong do các bệnh lý: bệnh đau đầu căng cơ, viêm chân tóc, 1 số bệnh lý về nấm da đầu..
      Đối với bên ngoài do các yếu tố như: thói quen sinh hoạt chưa hợp lý làm cho da đầu bẩn, nhiều gàu, dầu nhờn tạo tiền đề cho bệnh lý phát triển, hoặc do thói quen dùng mũ bảo hiểm quá chặt hoặc không vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên dẫn đến da đầu ẩm ướt dễ nhiểm khuẩn, và các yếu tố tác động bên ngoài như do mụn đầu hoặc chấn thương các vùng mềm.

      Đối với trường hợp chị bị rụng tóc khả năng chị bị viêm chân tóc khiến nang tóc rất dễ bị gãy rụng do các dưỡng chất không hấp thu đầy đủ lên nang tóc, khi nang tóc rất khô cứng và gãy rụng. Vì vậy chị có thể dùng các sản phẩm trị về viêm chân tóc như minoxidil, isoprinosine.. Chị lưu ý dùng theo chỉ định của bác sĩ nhé

      Thông tin đến chị được rõ thêm, cần hỗ trợ chị liên hệ Hotline 0899 065 879 để được hỗ trợ tốt nhất anh nhé

  6. Trang says:

    E bị đau đỉnh đầu trái 2-3 ngày không đỡ, mỗi lần chạm vào là thấy đau, nằm hay ngồi cũng đau. e có uống thử giảm đau nhưng cũng không đỡ đau

  7. Đỗ Thi Thắm says:

    Chào bac sỹ tôi bi sưng 1cuc bằng nắm tay ở bên phải đầu có cảm giác đau , cho hoi tôi bi bệnh gi

  8. Thì huynh says:

    E bị đau đầu khi uống giảm đau thì hết đau nhưng cảm giác lạnh.cho e hỏi là e bị gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *