Da đầu ngứa nổi mẩn đỏ là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân của mình để đưa ra được cách điều trị hiệu quả nhất. Hãy cùng iCare Pharma đi làm câu trả lời qua bài viết sau.
Da đầu ngứa nổi mẩn đỏ là bệnh gì?
Đây là tình trạng khá phổ biến với triệu chứng xuất hiện những mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đôi khi sẽ cảm thấy hơi châm chích nhẹ. Ngoài ra, vùng da đầu bị ngứa sẽ còn tróc vảy trắng giống như gàu.
Nổi mẩn đỏ ngứa trên da đầu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Chúng có thể bộc phát ngẫu nhiên khi cơ thể bị yếu, dị ứng hay do thời tiết thay đổi. Cũng có một số người gặp phải tình trạng này theo mùa, dễ tái đi tái lại nhiều lần.
Tuy nhiên, triệu chứng này cũng là một dấu hiệu của bệnh da liễu. Dưới đây là những căn bệnh mà có thể bạn đang mắc phải:
Viêm da tiết bã
Do tác động của nấm Malassezia Furfur, da đầu sẽ bị viêm da tiết bã với những biểu hiện như: tóc bết, da đầu luôn ẩm và nhờn, mẩn đỏ xuất hiện kèm với những vảy trắng.
Viêm da tiết bã gây nên hiện tượng da đầu ngứa nổi mẩn đỏ
Nấm da đầu
Với đặc tính rất dễ lây lan, nấm da đầu khiến người bệnh vô cùng khó chịu khi xuất hiện lần lượt các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn, bong tróc da đầu.
Ngoài ra, nấm còn khiến tóc rụng một cách ồ ạt theo từng mảng. Nguyên nhân bị nấm da đầu là do điều kiện vệ sinh kém, thường xuyên tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, hóa chất hoặc bị lây từ người bệnh cũng như vật nuôi.
Dị ứng
Khi ăn phải một số thực phẩm lạ, sử dụng nguồn nước ô nhiễm hay không hợp với mỹ phẩm, cơ thể sẽ có biểu hiện kích ứng. Tùy vào thể trạng mà các biểu hiện sẽ khác nhau, nhưng hầu hết đều sẽ bị nổi mẩn đỏ và ngứa.
Da đầu nổi mẩn đỏ và ngứa là biểu hiện của hiện tượng dị ứng
Bệnh vảy nến
Da đầu ngứa nổi mẩn đỏ là biểu hiện thường thấy của bệnh vảy nến. Đi kèm với chúng còn có những hiện tượng xuất hiện nhiều vảy trắng, thường xuyên bong tróc. Đồng thời da đầu luôn khô ráp cho dù mới gội đầu xong.
Rôm sảy
Khi trời nắng nóng, trẻ em thường rất dễ bị tình trạng rôm sảy. Bệnh sẽ có thể xuất hiện ở lưng, cổ, gáy và thậm chí là ở da đầu.
Ngoài nổi mẩn và ngứa, khi bé bị rôm sảy còn sẽ đi kèm với những triệu chứng khác. Điển hình là đổ mồ hôi nhiều hơn khiến da đầu dễ bẩn. Từ đó các lỗ chân lông sẽ bị bít tắc và rối loạn gây nên mẩn đỏ.
Nên làm gì khi da đầu nổi mẩn đỏ và ngứa?
Sau khi xác định được nguyên nhân da đầu của mình bị ngứa và nổi mẩn thì việc điều trị chúng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh việc dùng thuốc thì những phương pháp dưới đây cũng rất phổ biến và hiệu quả:
Dùng baking soda điều trị da đầu bị đỏ ngứa
Không những có nhiều công dụng trong gian bếp mà baking soda còn có khả năng giảm ngứa hiệu quả. Chỉ với tần suất 2 lần mỗi tuần, bạn sẽ dễ dàng thấy được sự thay đổi rõ rệt.
Baking soda còn biết đến là nguyên liệu trị ngứa cực kỳ thông dụng
Lấy một lượng bột baking soda cho vào chén, hòa thêm chút nước, trộn đều để hỗn hợp quánh lại. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị ngứa, ủ trong vòng 30 phút rồi xả sạch lại với nước. Lưu ý phải đeo bao tay trước khi thoa nhé.
Trị ngứa bằng nguyên liệu từ thiên nhiên
Thiên thiên đã cho chúng ta rất nhiều nguyên liệu để điều trị chứng da đầu ngứa nổi mẩn đỏ. Phổ biến nhất vẫn là gội đầu bằng lá khế, bồ kết, lá trầu, tinh dầu tràm trà hoặc chanh muối.
Đối với lá khế, lá trầu, chanh muối, bạn chỉ cần cho chúng vào nước đun sôi. Sau đó pha loãng tạo nên hỗn hợp nước ấm rồi gội đầu là được. Còn đối với tràm trà, hãy nhỏ trực tiếp vài giọt tinh dầu vào nước để gội hằng ngày.
Còn về bồ kết sẽ có thêm một khâu chuẩn bị ban đầu. Hãy đem bồ kết đi nướng chín, sau đó mới cho vào nước đun sôi rồi lọc bỏ cặn. Hỗn hợp nước này có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 1 – 2 ngày để gội dần.
Gội đầu bằng nước lá trầu giúp giảm tình trạng ngứa và nổi mẩn đỏ
Bổ sung dinh dưỡng cần thiết
Việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cơ thể bài trừ được các độc tố, tăng cường đề kháng và hạn chế bệnh tật. Những ai hay bị ngứa và nổi mẩn đỏ ở da đầu cần:
-
Hạn chế nhóm thực phẩm:
Thực phẩm lên men như dưa chua, cà muối… các chất kích thích như bia rượu và các loại hải sản dễ gây dị ứng.
-
Bổ sung các nhóm thực phẩm:
Thực phẩm có tính hàn để thanh lọc cơ thể. Cụ thể là các loại có tính kháng viêm như rau diếp, việt quất, tỏi, lá hẹ… Đồng thời hãy uống nhiều nước và bổ sung nhiều vitamin cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Vậy là bạn đã hiểu rõ được tình trạng da đầu ngứa nổi mẩn đỏ của mình rồi phải không nào? Nếu còn có câu hỏi nào thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho iCare Pharma để được chuyên gia giải đáp nhé!
>>> Xem thêm: Top 7 cách trị ngứa da đầu cực kỳ đơn giản và hiệu quả, ai cũng làm được. <<<
>>> Xem thêm: Những biện pháp trị ngứa da đầu mùa đông hiệu quả. <<<