Tuy nhiên, người bệnh thường chủ quan với tình trạng này mà không biết đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh da liễu. Cùng iCare Pharma tìm hiểu chi tiết hơn dưới đây.
Nguyên nhân da đầu nổi cục và ngứa
Tình trạng da đầu bị ngứa nổi cục có thể đến từ nhiều nguyên nhân và tác động khác nhau. Một số nguyên nhân chính được liệt kê dưới đây:
Nhổ tóc thường xuyên
Thói quen nhổ tóc mà không vệ sinh tay hoặc các dụng cụ nhổ trước khi sử dụng vô tình làm vi khuẩn tích tụ vào sâu trong nang tóc gây nổi cục.
Vệ sinh da đầu kém
Da đầu phải thường xuyên tiết bã nhờn, cùng với mồ hôi sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn tích tụ, lâu ngày sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắt. Nếu vệ sinh da đầu kém, gội đầu không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viên nhiễm, ngứa ngáy.
Ngoài ra khi bạn dùng xà phòng, sản phẩm dưỡng, và sản phẩm tạo kiểu lên tóc nhưng không làm sạch kĩ sẽ làm hóa chất đọng lại da đầu, tóc sẽ gây kích ứng, làm xuất hiện tình trạng nổi cục, ngứa ngáy.
Dị ứng với sản phẩm chăm sóc tóc
Sử dụng các sản sản phẩm dầu gội, dầu xả, thuốc uốn, nhuộm,… quá thường xuyên hoặc không phù hợp có thể khiến da đầu bị kích ứng, dễ xuất hiện các cục cứng kèm theo cảm giác ngứa ngáy.
Da đầu bị ngứa và nổi cục cảnh báo bệnh gì?
Trong một số trường hợp, nổi cục ngứa trên da đầu còn đến từ các nguyên nhân bệnh lý sau:
Nấm da đầu
Khi vi nấm trichophyton gây bệnh nấm da đầu tấn công da, chúng sẽ gây ra hiện tượng nổi cục và ngứa, thậm chí là đau nhức kèm theo đó là nhiều vảy trắng xuất hiện.
Vảy nến
Bệnh vảy nến cũng có khả năng khiến da đầu xuất hiện các nốt mụn nước, cùng các mảng vảy bong tróc trên da, gây rụng tóc và ngứa cực khó chịu.
Viêm nang lông
Điển hình nhất của bệnh viêm nang lông là xuất hiện các nốt sần, mụn mủ tại vùng da bị viêm, sau đó vùng da viêm sần sùi nốt đỏ, lông không mọc ra ngoài được mà xoắn vào bên trong gây ra ngứa.
Trong tình trạng nặng, viêm nang lông có thể chuyển thành mụn nước có mủ ở đầu, khi sờ vào đau nhức. Sau thời gian có nguy cơ biến thành áp xe, nhọt,…
Tìm ẩn ung thư da giai đoạn đầu
Trong một số trường hợp đây cũng là dấu hiệu khi bị ung thư da. Có rất nhiều nguyên nhân gây ung thư da, trong số đó là trực tiếp tiếp xúc với tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời, lạm dụng thuốc nhuộm hoặc do di truyền.
Cách điều trị nổi cục ngứa trên da đầu
Giữ vệ sinh da đầu
Để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, hãy nhớ gội đầu kỹ càng mỗi khi tóc bết, đổ nhiều dầu hoặc khi đổ nhiều mồ hôi sau tập luyện hoặc nắng nóng.
Lược, mũ bảo hiểm, gối nằm cũng nên được vệ sinh thường xuyên để hạn chế vi khuẩn.
Dùng sản phẩm chăm sóc da đầu lành tính
Dầu gội chuyên dụng có thành phần an toàn sẽ giúp bạn đánh sạch các vi nấm gây ra tình trạng ngứa và nổi cục trên da đầu, giúp thông thoáng lỗ chân lông hiệu quả.
Hãy ưu tiên các dầu gội có nguồn gốc dược liệu như Antisol, rất thích hợp khi da đầu đang nhạy cảm.
Tham khảo sản phẩm: tại đây
Ngoài ra, hãy hạn chế sử dụng hóa chất như thuốc nhuộm, uốn, sáp vuốt tóc kem chất lượng để hạn chế gây kích ứng tổn thương da đầu.
Điều trị bệnh lý
Nếu da đầu bị ngứa nổi cục là do các bệnh lý như nấm, vảy nến,…thì chỉ cần điều trị hợp lý thì sẽ dần được cải thiện.
Ngoài dùng dầu gội đặc trị, còn một số cách thường được áp dụng cho các bệnh lý:
- Dùng các biện pháp dân gian: Một số biện pháp thiên nhiên hay được dùng kết hợp cho da đầu là dùng chanh, tinh dầu tràm trà, dầu dừa, giấm,…
- Dùng thuốc uống chống viêm, chống nấm: Thuốc trị bệnh lý đường uống chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Dùng sản phẩm thoa đặc trị: Thuốc sử dụng trực tiếp lên vùng da đầu nhiễm vi khuẩn, giúp giảm ngứa và diệt nấm nhanh chóng. Cao bôi trị gàu nấm Ezema 50 với hơn 10 loại dược liệu quý, cùng độ pH cân bằng sẽ giúp thẩm thấu sâu vào da đầu, hỗ trợ phục hồi và điều trị tình trạng trên da đầu nhanh và hiệu quả.
Kết luận
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng da đầu nổi cục và ngứa, hãy theo dõi sát sao và thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để nhận được lời khuyên từ bác sĩ.