Mặc dù rụng tóc thường gặp hơn ở nữ, nhưng tỷ lệ hói đầu ở nam lại cao hơn gấp 2 lần. Nhất là khi số trường hợp hói đầu khi còn trẻ lại tăng chóng mặt như hiện nay, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và tự tin ở phái mạnh. Nhận biết sớm các dấu hiệu hói đầu ở nam là cần thiết để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Top 4 nguyên nhân gây hói đầu ở nam
Hói do di truyền
Theo nghiên cứu, khoảng 95% trường hợp rụng tóc nhiều ở nam giới là do di truyền. Nếu bố bị hói đầu, đứa trẻ sinh ra có 50% nguy cơ bị hói. Ngay cả khi ông ngoại bị hói, tỷ lệ đứa trẻ bị hói cũng đã khoảng 25%.
Hói do mất cân bằng nội tiết tố
Khi bước vào tuổi trung niên hoặc một số bệnh lý gây nên sự mất cân bằng hormone DHT. Hormone này tăng cao khiến nang tóc bị teo nhỏ, làm rụng tóc và khó mọc tóc mới.
Hói do bệnh lý
- Bệnh rối loạn nội tiết: Bệnh tuyến giáp, đái tháo đường,… làm mất câng bằng nội tiết tố, dẫn đến hói.
- Bệnh lý tự miễn: Hệ thống miễn dịch nhận nhầm các nang tóc là yếu tố lạ và tạo ra kháng thể tấn công chúng. Kết quả, các tế bào mầm tóc bị phá hủy, gây ra quá trình rụng tóc nhanh hơn bình thường.
- Bệnh lý da đầu: Bệnh lý da đầu hay gặp là vẩy nến, viêm da tiết bã,…Nấm kí sinh trên tóc và da đầu có khả năng lây lan gây viêm và nhiễm trùng da đầu.
Hói do căng thẳng kéo dài
Khi căng thẳng và mệt mỏi kéo dài, tóc sẽ vào giai đoạn nghỉ trong chu kỳ phát triển, dẫn đến rụng tóc. Stress kéo dài cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gây các bệnh lý tự miễn như đã đề cập.
Nhận biết dấu hiệu hói đầu ở nam
Trung bình, các dấu hiệu hói đầu ở nam đầu tiên xuất hiện ở độ tuổi khoảng 50. Tuy nhiên, hiện nay có xu hướng hói đầu ở độ tuổi trẻ hơn. Thường thì người bị hói đầu khi còn trẻ được ghi nhận trong khoảng từ 20 đến 30 tuổi.
Hói có thể được phát hiện qua:
- Một người bình thường mất từ 30 đến 100 sợi tóc mỗi ngày. Tốc độ rụng tóc này cân bằng với tốc độ mọc tóc mới, nên độ dày của mái tóc duy trì ổn định. Tuy nhiên, nếu rụng tóc nhiều hơn 100 sợi/ ngày, khả năng cao đó là dấu hiệu của hói đầu.
- Quá trình rụng tóc thường bắt đầu từ vùng thái dương hoặc đỉnh đầu của nam giới, đặc biệt ở vùng trán. Sau đó, các nang tóc tại vùng bị rụng sẽ teo lại, không có tóc mới mọc lên. Kết quả hình thành một khu vực trống không có tóc, được gọi là hói đỉnh đầu hoặc hói 2 bên thái dương.
Một số cách giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc
Dùng dầu gội phù hợp
Dầu gội có ít hóa chất gây hại như sunfat, parabens,… sẽ hạn chế rụng tóc. Các dầu gội có nguồn gốc thiên nhiên sẽ là lựa chọn ưu việt bởi thành phần lành tính và ít gây kích ứng.
Trong đó, dầu gội Antisol là dầu gội thảo dược uy tín, chứa hơn 10 loại dược liệu quý, có công dụng:
- Làm sạch gàu, nhờn, hết ngứa
- Hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã, nấm da đầu,…
- Không gây kích ứng, rụng tóc
- Độ pH cân bằng, phù hợp mọi loại da đầu.
Bổ sung các tinh chất ngăn rụng tóc
Một số loại tinh dầu, tinh chất được chứng minh có khả năng kích thích mọc tóc được nhiều người sử dụng. Có thể kể đến tinh dầu bưởi, dầu dừa, chiết xuất gừng,… hỗ trợ mọc tóc và tăng độ bóng.
Tinh chất Dermato 200 của công ty iCare là sản phẩm ngăn rụng và kích thích mọc tóc hiệu quả. Với hơn 10 loại dược liệu, hỗ trợ làm sạch gàu, thông thoáng da đầu, từ đó nang tóc có thể phục hồi và phát triển.
Dùng thuốc điều trị
Minoxidil là thuốc không kê đơn dùng cho nam và nữ. Kết quả rõ ràng thường xuất hiện sau 4 tháng đến 1 năm.
Finasteride là thuốc kê đơn chỉ dùng cho nam giới. Theo FDA, kết quả thấy sau 3 tháng đến 1 năm sử dụng.
Sinh hoạt, ăn uống hợp lý
Hạn chế dùng sản phẩm chứa chất kích thích gây hại sức khỏe. Bổ sung đầy đủ các nhóm vi chất như vitamin A, B, C, kẽm,… qua khẩu phần ăn hàng ngày.
Ngoài ra, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, giữ tinh thần thoải mái và tập luyện thể chất để tránh các bệnh lý.
Kết luận
Hói đầu ở nam là một vấn đề phổ biến và ảnh hưởng rất nhiều đến tự tin và ngoại hình. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách nhận biết những dấu hiệu sớm, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh và quản lý tình trạng này.