Câu hỏi bệnh nấm da đầu có lây không là một trong những nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Để biết được câu trả lời một cách chi tiết, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của iCare Pharma.
Thủ phạm gây ra nấm da đầu
Bệnh nấm da đầu được hình thành bởi chủng nấm sợi Trichophyton và Microsporum. Biết được bệnh nấm da đầu có lây không sẽ giúp bạn chủ động thay đổi lối sinh hoạt để phòng tránh bệnh hiệu quả.
Cụ thể, loại nấm này có thể lây lan và phát triển gây thành bệnh trong những trường hợp sau:
- Nhiễm nấm từ các loài vật nuôi, thú cưng trong nhà.
- Sử dụng nguồn nước không đủ sạch hoặc thường xuyên tắm tại sông ngòi, ao hồ…
- Sử dụng chung vật dụng cá nhân (lược, mũ, chăn, gối…) với người bệnh. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi “bị nấm da đầu có lây không”
- Vệ sinh da đầu không sạch sẽ, bụi bẩn và mồ hôi sẽ tạo điều kiện cho nấm sinh sôi.
- Thao tác gãi đầu quá mạnh khi gội đầu khiến da đầu dễ bị trầy xước. Từ đó vi khuẩn nấm dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
- Đi ngủ khi tóc còn ẩm ướt cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nấm da đầu.
Đi ngủ khi tóc chưa khô sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển
Các triệu chứng điển hình của nấm da đầu
Khi da đầu bị nấm, vi khuẩn nấm sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, khiến cho da đầu đổ nhiều dầu, kết hợp với bụi bẩn và hình thành nên vảy gàu, tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.
Các vi khuẩn nấm cũng sẽ tác động đến chân tóc khiến tóc rụng nhiều hơn. Sau một thời gian mắc bệnh, da đầu sẽ dần xuất hiện một số nốt mụn li ti gây ra cảm giác đau nhức da đầu.
Nếu người bệnh không phát giác và điều trị kịp thời thì nấm sẽ ngày càng trở nặng. Tóc rụng một cách ồ ạt theo từng mảng, da đầu nhiều vảy gàu, mụn li ti kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Thậm chí, da đầu có thể bị nhiễm trùng và để lại sẹo vĩnh viễn.
Vảy gàu xuất hiện dày đặc tại vùng da bị nấm
Bệnh nấm da đầu có lây không?
Như đã đề cập ở trên, nấm da đầu là một căn bệnh ngoài da rất dễ lây lan. Hơn nữa, người bệnh thường bỏ qua những dấu hiệu ban đầu của bệnh nên thường chỉ phát giác khi nấm đã phát triển mạnh mẽ.
Do đó, chúng ta cần phải thật chú ý trong vấn đề sinh hoạt, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ để phòng ngừa nấm. Khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng thì nên có những biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách.
Phương pháp phòng ngừa bệnh nấm da đầu
Mặc dù nấm da đầu là một căn bệnh khó chịu rất dễ lây lan, nhưng biện pháp phòng ngừa chúng lại tương đối đơn giản. Chỉ cần bạn ghi nhớ những điều dưới đây thì việc bệnh nấm da đầu có lây không sẽ không còn là vấn đề quá to tát:
Rất nhiều biện pháp đơn giản có thể phòng ngừa nấm lây lan
- Vi khuẩn nấm sẽ phát triển mạnh ở độ pH từ 6.9 – 7.2. Do đó hãy tắm gội thường xuyên, giữ cho da đầu luôn sạch sẽ và khô thoáng để nấm không có cơ hội phát triển thành bệnh.
- Hạn chế việc vui chơi, tắm sông, suối, nếu có thì nên tắm lại bằng nước sạch ngay sau đó.
- Duy trì thói quen chỉ sử dụng vật dụng cá nhân của chính mình. Không nên xài chung để hạn chế nấm lây lan từ người sang người.
- Thường xuyên giặt giũ, phơi hong mền gối, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ.
- Hạn chế tác động lên da đầu, kể cả vật lý (gãi mạnh, chà xát…) và hóa học (lạm dụng hóa chất, thuốc nhuộm, uốn…) để giữ cho da đầu khỏe mạnh, không bị tổn thương.
- Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Nên bổ sung nhiều rau xanh, hạn chế món ăn dầu mỡ, cay nóng và chất kích thích.
Nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý để phòng ngừa nấm da đầu
Những cách điều trị nấm da đầu phổ biến
Nấm da đầu có khá nhiều cách để điều trị. Đối với những trường hợp bệnh còn nhẹ, bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng chế độ ăn uống khoa học đồng thời sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như lô hội, bồ kết, giấm…
Còn đối với trường hợp nấm đã ở giai đoạn nặng, chúng ta nên can thiệp bằng sản phẩm đặc trị như Ezema 50, Selsun, Sao Thái Dương… hoặc thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ kê toa thuốc.
Đọc đến đây thì có lẽ các bạn đã tìm được câu trả lời cho vấn đề bệnh nấm da đầu có lây không. Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho iCare Pharma hoặc số hotline 0862.083.283 để được tư vấn miễn phí nhé!
>>> Xem thêm: Bị nấm tóc phải làm sao? 5 cách điều trị tận gốc nhanh chóng tại nhà <<<
>>> Xem thêm: Nấm da đầu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị <<<