Vào những ngày nắng nóng với nhiệt độ cao, bị cháy nắng là một trong những nỗi lo đối với đại đa số chúng ta. Thực tế là khái niệm chống nắng cho tóc dường như vẫn còn quá xa lạ. Có thể bạn không cảm nhận rõ rệt được tác động của ánh nắng mặt trời đối với tóc so với làn da. Nhưng việc không có biện pháp che chắn, bảo vệ cho tóc có thể gây ra nhiều tác hại về lâu dài
I. Tác hại của ánh nắng mặt trời
1.1 Đối với tóc
Các thành phần chính của sợi tóc gồm keratin và melanin. Đây được xem là những lá chắn tự nhiên chống lại tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời. Các tia UVA và UVB với bước sóng dài có thể phá hủy lớp biểu bì của tóc. Trong khi làn da của bạn có thể tự hồi phục bằng cách liên tục đổi mới tế bào thì tóc lại không có cơ chế tự sửa chữa như vậy. Do đó, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu ngày sẽ gây thoái hóa keratin, khiến tóc mất độ đàn hồi tự nhiên. Đồng thời tóc trở nên khô xơ, hư hại, cuối cùng là gãy rụng nếu không được điều trị kịp thời
Bên cạnh đó, melanin có chức năng vừa hấp thụ vừa phân tán tia UV, ngăn cách nó không tiếp cận được với những tế bào ADN dễ vỡ. Melanin lại bị thoái hóa theo thời gian và mất đi màu sắc của nó. Sau khi phơi nắng dài ngày, tóc sẽ bị sáng màu hơn hoặc chuyển sang màu vàng. Những sợi tóc này sẽ duy trì trạng thái bị tổn hại cho đến khi sợi tóc với chất melanin mới mọc ra và thay thế những sợi cũ
Tia UV có nhiều tác hại đối với tóc và da đầu
1.2 Đối với da đầu
Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng tia UV chỉ dừng lại ở tóc mà sẽ không làm tổn hại đến da đầu. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Da đầu của chúng ta có cấu trúc chỉ là gồm lớp che phủ mỏng. Tóc không thể bảo vệ hoàn toàn da đầu khỏi ảnh hưởng của tia tử ngoại. Tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia tử ngoại. Do đó, nếu cứ giữ tâm lý chủ quan không che chắn khi đi ngoài trời nắng thì nguy cơ bị mắc ung thư da đầu là khá cao. Tuy nhiên, triệu chứng thường gặp là da đầu cháy nắng nặng
1.2.1 Triệu chứng da đầu bị cháy nắng
Các triệu chứng của da đầu bị cháy nắng về cơ bản cũng tương tự như ở nơi khác trên cơ thể. Điển hình như vùng da đầu dễ dàng quan sát thấy những vệt đỏ. Ngoài ra, bạn cảm thấy ấm nóng hoặc đau khi chạm vào. Có trường hợp xảy ra ngứa hoặc xuất hiện mụn nước nhỏ trên da đầu
1.2.2 Nên đi khám da đầu bị cháy nắng trong trường hợp nào?
Nếu vết cháy nắng của bạn nghiêm trọng, bạn cũng có thể gặp phải chứng đau đầu, sốt, buồn nôn hoặc mệt mỏi. Đặc biệt, nếu bị cơn đau kéo dài không dứt, các nốt mụn nước bị chảy mủ, sưng hoặc xuất hiện thêm các vệt đỏ, bạn cần đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức để có biện pháp điều trị kịp thời
II. Làm sao để chống nắng cho mái tóc?
Tình trạng tóc nhạt màu, khô xơ do “phơi mình” dưới nắng nóng quá lâu sẽ không còn là vấn đề nếu bạn lưu ý các bí quyết dưới đây
2.1 Chống nắng cho tóc bằng sản phẩm chuyên dụng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chuyên dụng giúp bảo vệ mái tóc khỏi tác động của tia UV. Nên nhớ các sản phẩm chống nắng này luôn được dùng sau khi làm ẩm mái tóc.
Đa phần sản phẩm chống nắng có thể ở dạng gel,dạng xịt hoặc kem. Khác với da, nhiều sản phẩm chống nắng cho tóc thường không ghi chỉ số SPF cụ thể. Bạn chỉ biết được khả năng chống nắng thông qua các thành phần được liệt kê trong nó như octyl methyoxycinnamate. Nhưng nói chung chỉ số SPF cho tóc thường được duy trì trên dưới 10. Do đó, bạn nên xịt dưỡng và chống nắng nhiều lần trong ngày nếu có thể.
Trường hợp không tìm thấy những sản phẩm chống nắng, bạn hãy chọn một loại dưỡng tóc có SPF 15 trở lên. Cần lưu ý tránh dùng sản phẩm chứa alcohol hoặc peroxide. Các chất này khiến tóc khô và hấp thụ ánh mặt trời nhiều hơn. Trước khi ra ngoài, chải tóc thật mượt và thoa dưỡng tóc đều từ gốc tới ngọn. Chải thêm lần nữa, đợi khoảng 15 – 20 phút là bạn có thể an tâm ra khỏi nhà
2.2 Chống nắng cho tóc bằng các loại “mặt nạ” tự nhiên
Nếu bạn đang không muốn dùng kem chống nắng chứa nhiều hóa chất, bạn có thể tự làm các loại mặt nạ chống nắng tự nhiên như sau
2.2.1 Mật ong, bơ và dầu oliu
Mật ong, bơ và dầu ô liu kết hợp là loại mặt nạ tự nhiên rất tốt cho tóc khô vì ra nắng quá nhiều. Nghiền một quả bơ chín, một muỗng canh mật ong, hai muỗng canh dầu ô liu, trộn đều và bôi lên tóc. Quấn trùm đầu ủ tóc và để trong thời gian 20 phút. Sau đó gội đầu sạch lại bằng dầu gội, tóc bạn sẽ luôn suôn mềm mại.
Ngoài ra, bạn có thể cho một vài giọt dầu oliu ra lòng bàn tay, xoa bóp nhẹ lên tóc. Chú ý nên cách chân tóc vài cm. Sau đó, dùng lược bản rộng chải đi chải lại nhiều lần và nên thực hiện cách này 2 – 3 lần trong tuần
2.2.3 Dầu dừa
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng 1/2 chén dầu dừa hòa lẫn với 1/2 chén nước sôi và để nó trong một chiếc chai nhỏ. sau đó, bạn đóng nút chai và bắt đầu lắc mạnh. Xoa hỗn hợp lên lược và chải tóc trước khi bước ra ngoài nắng. Phương pháp này không chỉ giúp ngăn chặn tia UV mà còn giúp mái tóc thêm mượt mà
2.2.4 Lô hội
Bạn chỉ cần dùng gel lô hội, bôi lên tóc và để yên trong khoảng 15 phút trước khi tắm. Gội lại bằng nước lạnh. Bây giờ, bạn có thể đi ra ngoài trời nắng mà không lo hư hại tóc.
2.2.5. Trà xanh
Đây cũng là một loại nguyên liệu chống nắng tự nhiên, an toàn và ngăn ngừa tóc khô. Bạn hãy đun sôi một ít trà xanh rồi cho vào bát để nguội. Bạn lọc nước trà và đổ nó lên đầu, trùm mũ tắm lại. Ủ như vậy từ 15 – 20p và sau đó rửa sạch
2.2.6 Bia
Bia là sản phẩm chăm sóc tóc và chống nắng cho tóc rất tốt. Bởi trong bia có chứa nhiều protein và đường giúp phục hồi các nang tóc bị hư tổn. Bạn cho bia vào một bình xịt với bia và phun đều lên mái tóc của bạn. Rửa sạch tóc hoàn toàn trước khi rửa với một loại dầu gội tự nhiên.
2.2.7 Các loại tinh dầu
Tinh dầu còn là trợ thủ đắc lực giúp bạn đẩy lùi những tác động của ánh nắng tới tóc. Thường xuyên thoa tinh dầu cho tóc sẽ giúp bạn tạo được lớp mặt nạ bảo vệ cho tóc đồng thời còn giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
2.3 Thói quen sinh hoạt hàng ngày
2.3.1 Che chắn tóc cẩn thận
Nguyên tắc phòng ngừa tóc cháy nắng rất đơn giản. Bạn đừng để tóc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Do đó. khi ra ngoài trời, hãy sử dụng mũ rộng vành để bảo vệ tóc. Các kiểu tóc như tết bím hoặc buộc cao cũng giúp hạn chế bề mặt tiếp xúc với ánh nắng, từ đó giảm tình trạng cháy nắng
2.3.2 Cắt tóc
Điều mà các chuyên gia luôn khuyên chị em đó là dành thời gian để cắt bớt phần đuôi tóc chẻ ngọn từ 3 – 6 tháng/lần. Ánh nắng mặt trời ảnh hưởng tới phần đuôi tóc sẽ càng làm những ngọn tóc chẻ trở nên khô xơ tồi tệ hơn.
2.3.3 Hấp tóc
Ánh nắng mặt trời có thể làm cạn kiệt protein trong mái tóc của bạn. Để cải thiện điều này, bạn nên áp dụng chế độ hấp tóc với dầu xả chứa nhiều keratin tăng cường mỗi tuần một lần. Hấp tóc giúp bù đắp lượng protein đã mất, đồng thời cung cấp cho tóc nhiều loại dưỡng chất khác.
2.3.4 Tuyệt đối không để tóc ướt đi ra ngoài nắng
Tóc yếu nhất khi ở trong trạng thái ướt. Nếu phải “phơi mình” dưới nắng lúc này, nguy cơ chẻ ngọn và cháy nắng sẽ tăng gấp 2,3 lần bình thường. Sau khi gội đầu, bạn nên lau sơ tóc. Tiếp theo, bạn dùng tay gỡ rối tóc nhẹ nhàng và sấy ở chế độ mát đến khi khô hẳn rồi hẵng ra ngoài.
2.3.5 Tránh các công thức chăm sóc tóc chứa chanh hoặc cồn
Với mái tóc dầu và nhiều gàu, chanh được xem là “thần dược” giúp làm sạch. Song khả năng bắt nắng của chanh cũng rất cao. Thay vào đó, bạn nên làm sạch tóc bằng bồ kết và vỏ bưởi là phương pháp gội đầu tự nhiên và hiệu quả hơn nhiều
2.3.6 Hạn chế làm đẹp tóc bằng nhiệt
Trong những ngày nóng, tốt nhất bạn nên hạn chế việc sử dụng máy sấy, máy ép và máy uốn xoăn. Bởi mái tóc vốn đã chịu ảnh hưởng từ nắng mặt trời, nay lại tiếp tục bị “tra tấn” bởi các dụng cụ trên chắc chắn càng trở nên hư hại.
icare Pharma tổng hợp