Chải đầu – nghe ra thì rất đơn giản vì ai cũng có thực hiện mỗi ngày. Tuy nhiên bạn có biết việc mắc sai lầm trong việc chải đầu khiến cho mái tóc bị hư tổn. Hoặc ngược lại, nếu bạn chải đầu đúng cách lại có thể hỗ trợ tốt cho việc chữa trị bệnh nấm da đầu. Hãy cùng iCare Pharma tìm hiểu ngày cách chải tóc đúng cách trong bài bên dưới nhé
I. Vì sao việc chải tóc là quan trọng?
Theo các chuyên gia chăm sóc tóc, việc chải đầu đúng cách sẽ khiến dầu tự nhiên có trong da đầu được chuyển đến khắp mái tóc. Từ đó giúp tóc khỏe mạnh, phát triển và tỏa sáng
Không chỉ có vậy, nếu bạn chải đầu đúng cách kết hợp với việc chăm sóc chân tóc sẽ giúp mạch máu dưới da lưu thông dễ dàng. Bụi bẩn và các tế bào chết bám trên tóc cũng nhanh chóng được loại bỏ, giảm thiểu việc gây tổn hại cho tóc
II. Lưu ý cách chọn lược chải tóc
Các máy làm tóc bạn có thể ít dùng. Gội đầu cũng có thể giảm tần suất. Thế nhưng việc chải tóc thì hầu như ngày nào bạn cũng phải dùng. Vì thế, lược là dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với tóc nhiều nhất. Nên việc lựa chọn chiếc lược phù hợp cũng là cách để bạn chăm sóc tóc hiệu quả
2.1 Nên chải đầu bằng lược răng mềm nếu tóc bị yếu và nấm da đầu
Ưu điểm lớn nhất của lược răng mềm so với lược răng cứng, gỗ là không làm tổn thương đến tóc và da đầu. Nếu bạn đang mắc bệnh nấm da đầu thì lược mềm chính là lựa chọn tốt giúp bạn chăm sóc tóc. Đồng thời gỡ rối hiệu quả cho mái tóc chịu nhiều tác động của môi trường bên ngoài
Cụ thể, khi bị nấm thì vùng da đầu của bạn đã bị tổn thương nhất định. Khi dùng lược cứng chải tóc có thể gây ra sự cọ xát mạnh. Không chỉ khiến người bệnh đau mà còn làm vi khuẩn lây lan trên diện rộng. Dẫn đến việc điều trị gặp phải nhiều khó khăn hơn
Không chỉ người bệnh nấm da đầu mà người bình thường cũng nên dùng lược răng mềm vì lợi ích của nó mang lại. Chiếc lược này đặc biệt phù hợp với người có mái tóc hư tổn, yếu và dễ gãy rụng. Khi chải sẽ đem lại cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng hơn rất nhiều
2.2 Lược răng thưa dùng để chải tóc rối và ướt
Khi tiếp xúc với nước, tóc dễ bị rối và yếu hơn so với tóc bình thường. Vì thế nếu dùng lược răng dày sẽ làm mối rối thêm dày hơn, gây nguy cơ rụng hoặc đứt tóc. Dùng lược răng thừa chải nhẹ tay từ ngọn tóc lên chân tóc sẽ giúp phần rối được gỡ dần ra mà không làm tổn thương mái tóc
2.3 Lược răng dày dùng để chải tóc khỏe và thẳng
Lược răng dày hay răng sít có tác dụng rất lớn trong việc tạo độ bóng và mượt cho tóc. Nhưng lưu ý là bạn phải sở hữu mái tóc thẳng, chất tóc thường. Bên cạnh đó, lược này còn giúp làm sạch tóc, kéo đi những bụi bẩn hoặc các vật nhỏ bám trên tóc. Tuy nhiên, khuyết điểm của lược này khiến tóc dễ gãy rụng. Do đó, bạn nên chọn lược có chất liệu tự nhiên và không quá cứng
III. Cách chải tóc đúng hàng ngày
>>Xem thêm: Cách chải tóc đúng – TeenVoyage, Mỹ
3.1 Không nên chải tóc quá nhiều lần
Theo các chuyên gia, việc chải tóc quá nhiều lần trong một ngày có thể ảnh hưởng đến chất lượng mái tóc. Không chỉ khiến da đầu bị tổn thương mà còn khiến tóc rụng nhiều. Đối với những người bệnh nấm da đầu, tóc của họ khi bị bệnh trở nên cực kỳ yếu. Một tác động của nhỏ cũng sẽ làm gây rụng tóc
Vì vậy, người bệnh không nên chải tóc quá nhiều. Chỉ 2 lần/ngày là đủ. Mỗi lần kéo dài trong 1 – 2 phút. Đây cũng chính là số lần chải được khuyến cáo cho những người bình thường có tóc mỏng và thưa
3.2 Lưu ý chiều chải của tóc
Cách chải tóc tốt nhất được các chuyên gia đưa ra không chỉ cho người bị nấm da đầu . Nên chải tóc theo chiều từ gốc đến ngọn. Và khoảng cách chuẩn nhất là đặt lược cách chân tóc khoảng 2cm rồi từ từ chải nhẹ nhàng xuống chân tóc. Đặc biệt, nên chia tóc ra từng nắm nhỏ rồi chải để hạn chế xảy ra việc tóc gãy rụng
3.3 Chải nhẹ nhàng, tránh kéo tóc nếu bị rối
Đừng bao giờ “giật”, “kéo” và dùng hết sức “bình sinh” để chải tóc. Dù bạn có vội vàng thế nào nếu bạn cố chải sẽ làm tóc dễ gãy rụng. Ngoài ra, việc chải mạnh cũng tác động đến da đầu đang bị tổn thương vì nấm. Khiến tình trạng đau rát da đầu trở nên trầm trọng hơn. Vậy nên, hãy nhớ là chải tóc hết sức nhẹ nhàng thôi nhé!
> Xem thêm chải tóc trong lúc gội đầu: Cách gội đầu đúng cho người bị gàu và nấm da đầu
IV. Vệ sinh lược chải tóc
Lược bẩn có thể khiến mái tóc sạch của bạn có dầu và bết nặng. Ngoài mái tóc rối bù và dư lượng sản phẩm tạo kiểu tóc, lược bẩn có thể là nơi chất chứa bụi, côn trùng, vi khuẩn và nấm men. Do đó, nếu bạn đang bị nấm da đầu mà lại lười vệ sinh lược thì đừng thắc mắc vì sao tình trạng càng thêm nghiêm trọng nhé.
Nếu bạn bị gàu, việc chải đầu có thể đưa nấm men lên da đầu và làm cho tình trạng gàu của mình trở nên tồi tệ hơn
4.1 Cách vệ sinh lược
Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên nhặt sạch tóc khỏi lược và vệ sinh sạch sẽ mỗi lần một tuần. Có một số sản phẩm giúp làm sạch lược. Hãy thử bắt đầu với bột baking soda, nước và bàn chải đánh răng, chải nhẹ nhàng để đánh bật các cặn bẩn. Khi đã chải xong, đổ một ít dầu gội ra lòng bàn tay, nhúng bàn chải đánh răng vào và chải lại lược một lần nữa.
Cuối cùng, xả nước ấm vào bồn rửa mặt, nhúng lược vào một vài lần để rửa sạch. Vẩy sạch nước và để bản chải khô qua đêm
4.2 Thay lược định kỳ
Thời gian thay lược tùy thuộc vào một số yếu tố như là chất lượng của lược, độ thường xuyên sử dụng, và lượng sản phẩm liên quan khi bạn chải tóc – nhưng quy luật chung hàng đầu chính là 6 tháng thay một lần
Các dấu hiệu đầu tiên để thay mới bàn chải chính là khi các răng bàn chải bắt đầu xiêu vẹo tách biệt. Nếu trên 10% răng lược bị rụng đi thì đó là thời điểm để bạn mua một cái mới
Nấm da đầu khiến người bệnh ám ảnh vì dai dẳng khó trị. Đặc biệt là làm bạn luôn thấy tự ti khi giao tiếp. Do đó, bạn cần lưu ý chăm sóc tóc kỹ đến từng chi tiết nhỏ. Hy vọng với những mẹo chải tóc trên, bạn sẽ giảm bớt được sự khó chịu khi đang chống chọi với căn bệnh nấm da đầu
iCare Pharma tổng hợp
my dog wants to take a bath every other day. I don’t know with your furbabies but he is so relax taking a shower