Nấm da đầu là một loại bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm mốc gây ra. Căn bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và mất tự tin. Qua bài viết này, iCare Pharma sẽ giúp bạn nhận ra các giai đoạn của nấm da đầu từ lúc mới hình thành để bắt đầu điều trị sớm.
Tác hại không nhỏ của nấm da dầu
Nấm da đầu không phải là một căn bệnh khó chữa trị và không gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm đúng cách trong thời gian dài sẽ gây ra những tác hại khôn lường.
- Ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ: Nấm da đầu kéo dài có thể gây rụng tóc nhiều, lộ nhiều mảng da đầu như bị hói. Ngoài ra, nấm tóc cũng dẫn đến tình trạng mọc mụn, tóc tiết bã nhờn,… gây mất thẩm mỹ cho mái tóc.
- Ảnh hưởng đến tâm lý và suy nghĩ của người bệnh: Tóc là bộ phận dễ nhìn thấy nhất trên cơ thể. Nấm tóc có thể khiến người bệnh vô cùng tự ti, buồn phiền, chán nản và sa sút tinh thần vì tình trạng của mình.
- Ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc: Nấm tóc có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy kéo dài và liên tục. Tình trạng này khiến người bệnh mệt mỏi, không thể tập trung và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc.
- Để lại những biến chứng nặng nề: Trong một vài trường hợp, nấm da đầu có thể gây rụng tóc vĩnh viễn, để lại sẹo hoặc nghiêm trọng hơn là làm suy giảm miễn dịch, gây nhiễm nấm huyết và nội tạng.
Các giai đoạn của nấm da đầu từ nhẹ đến nặng
Bệnh nấm da đầu là tình trạng viêm dưới chân tóc do vi nấm gây ra. Vi nấm có thể tác động gây tổn thương tóc, nang tóc da dầu và vùng da xung quanh.
Bạn cần biết rõ về các giai đoạn của nấm da đầu để phát hiện sớm và có các phương pháp điều trị kịp thời.
Giai đoạn 1: Xuất hiện gàu và cảm giác ngứa ngáy khó chịu
Ở giai đoạn mới phát bệnh, nấm kích thích da đầu tiết ra bã nhờn kết hợp với các tế bào chết tạo thành gàu.
Có thể nói, gàu là triệu chứng đầu tiên khi bệnh xuất hiện. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây là tình trạng bình thường nên không quan tâm đến.
Gàu và ngứa ngáy là triệu chứng đầu tiên của bệnh nấm da đầu
Giai đoạn 2: Ngứa ngáy nhiều hơn và có mụn
Khi bệnh đã chuyển biến nặng hơn, trên da đầu bắt đầu xuất hiện nhiều gàu và bã nhờn. Những yếu tố này là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
Người bệnh thường gãi để giảm cảm giác ngứa ngáy. Tuy nhiên, sự ma sát này có thể làm cho da đầu vốn đã nhạy cảm bị tổn thương nặng hơn. Thậm chí dẫn đến việc chảy máu và đóng vảy.
Trong một vài trường hợp, da đầu còn nổi những nốt đỏ li ti hoặc nổi mụn ở giai đoạn này.
Mụn bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn 2 của bệnh nấm da đầu
Giai đoạn 3: Rụng tóc nhiều
Sau khoảng 20 ngày, căn bệnh bước sang giai đoạn 3, giai đoạn bệnh bệnh chuyển biến nặng. Ở giai đoạn này, hiện tượng rụng tóc bắt đầu diễn ra mạnh mẽ ở người bệnh.
Tóc có thể rụng tự nhiên hoặc rụng do chải tóc và gội đầu. Khi tóc rụng quá nhiều, trên đầu người bệnh sẽ hình thành các mảng hói với nhiều kích thước khác nhau.
Tình trạng này sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người bệnh.
Rụng tóc và viêm da là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh nấm da đầu
Cách phòng tránh nấm da đầu bạn nên tham khảo
Cách tốt nhất để chữa bệnh nấm da dầu chính là phòng tránh trước khi xuất hiện các giai đoạn của nấm da đầu đầu tiên. Bạn có thể chăm sóc da đầu và mái tóc của mình theo một số cách sau để phòng ngừa bệnh nấm:
- Không gội đầu với các loại dầu gội có hàm lượng tẩy gàu cao, khi gội không gãi mạnh làm trầy xước da đầu. Khi gội xong phải xả nước sạch nhiều lần và giữa cho tóc luôn khô ráo.
- Không đội mũ quá chất, không đội mũ trong thời gian quá lâu. Tóc ẩm và bết do mồ hôi khi đội mũ là môi trường thuận lợi nhất để nấm phát triển gây bệnh.
- Giữ chăn ga gối nệm, khăn, mũ bảo hiểm luôn sạch sẽ. Bạn có thể giặt các vật dụng này bằng nước sôi rồi phơi nắng để tiêu diệt vi nấm.
- Tránh dùng chung đồ dùng như khăn lau, lược chải tóc, mũ của người khác để tránh nguy cơ lây bệnh. Đặc biệt là những người tóc có nhiều gàu hoặc có biểu hiện tương tự các giai đoạn của nấm da đầu.
- Khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh nấm tóc, bạn nên hạn chế sử dụng các loại gel vuốt tóc, hạn chế nhuộm, uốn, duỗi tóc. Bởi vì những hóa chất này có thể làm da đầu tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: Hạn chế uống rượu bia, ăn nhiều rau quả và tránh căng thẳng.
Nấm đầu là một căn bệnh rất dễ lây lan. Vì thế, khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên nhanh chóng đi khám để có phương án điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về các giai đoạn của nấm da đầu để phát hiện và điều trị kịp thời.
Để được tư vấn thêm về các bệnh liên quan đến da đầu, hãy liên hệ ngay với iCare Pharma qua số hotline 0862.083.283 nhé!
>>> Xem thêm: “Mách” bạn 5 cách trị nấm da đầu tận gốc đáng tham khảo