Vùng da đầu của bạn luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu khi bị nhiễm nấm. Không chỉ vậy mà tình trạng này còn gây rụng tóc làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bạn. Vậy, nguyên nhân gây nấm da đầu là gì, cách điều trị như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
1. Nấm da đầu là gì?
Nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm sợi thuộc loài Trichophyton và Microsporum xâm nhập vào sợi tóc gây ra. Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc chứng bệnh này. Bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác về da đầu như chấy, vẩy nến, á sừng. Bình thường, da đầu bị nhiễm nấm sẽ khiến người bệnh luôn khó chịu vì ngứa ngáy. Nếu không điều trị sớm và để bệnh tiến triển thì vùng da đầu có thể bị viêm nặng hoặc nhiễm trùng, từ đó gây rụng tóc và để lại sẹo vĩnh viễn.
Khi bị nấm da đầu, bạn sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu
2. Nguyên nhân khiến da đầu bị nấm
Da đầu bị nhiễm nấm chủ yếu là do nấm sợi thuộc loài nấm Trichophyton và Microsporum xâm nhập vào các sợi tóc gây ra. Hai loài nấm này, thường cư trú ở vùng da đầu ẩm ướt. Dưới đây là các yếu tố chính tạo nên môi trường thuận lợi cho nấm phát triển là:
– Vệ sinh da đầu không sạch sẽ:
Việc vệ sinh da đầu không sạch sẽ dẫn đến tình trạng mồ hôi kết hợp với bụi bẩn và các tế bào chết, tạo nên môi trường ẩm ướt thuận lợi cho sự phát triển của nấm. Đồng thời trong quá trình gội đầu việc vệ sinh không đúng cách, gãi và chà xát quá mạnh sẽ làm cho da đầu bị trầy xước. Khi da đầu bị tổn thương thì nấm sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công vào sâu bên trong hơn.
– Thói quen sinh hoạt
Những người làm việc bận rộn, do không có thời gian nên thường để đầu quá bẩn rồi mới gội. Hoặc những người có thói quen gội đầu vào buổi tối, không sấy tóc khô hẳn mà đã lên giường đi ngủ. Chính những thói quen này là yếu tố làm bệnh phát sinh. Đồng thời, việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người bị bệnh như: lược, mũ, chăn gối cũng dễ bị nhiễm nấm.
Chỉ gội đầu khi tóc quá bẩn, thói quen này sẽ tạo nên môi trường thuận lợi cho nấm xâm nhập vào sợi tóc
– Lây nhiễm từ động vật
Thú cưng hay vật nuôi trong gia đình dễ bị các loại nấm xâm nhập, nếu không được vệ sinh tắm rửa sạch sẽ. Khi tiếp xúc trực tiếp với chúng, bạn có thể bị nhiễm nấm. Bởi vì, những loại nấm này có khả năng lây sang người.
Ngoài ra, môi trường ô nhiễm và nguồn nước sử dụng bị nhiễm vi khuẩn, nấm cũng là yếu tố gây nấm da đầu.
3. Dấu hiệu nhận biết
Thông thường bệnh nấm da đầu tiến triển theo ba giai đoạn sau:
– Giai đoạn 1: Da đầu nổi nhiều gàu
Nấm kích thích da đầu tiết ra bã nhờn kết hợp với các tế bào chết tạo thành gàu. Do đó, da đầu nổi nhiều gàu là dấu hiệu đầu tiên khi bệnh xuất hiện. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây là biểu hiện bình thường và không quan tâm đến.
Gàu là biểu hiện đầu tiên khi nấm xâm nhập vào da đầu
– Giai đoạn 2: Ngứa ngáy, xuất hiện mụn da đầu
Ở giai đoạn này, trên da đầu đã xuất hiện nhiều gàu và bã nhờn. Đây chính là những yếu tố gây ngứa ngáy. Cảm giác bứt rứt và khó chịu ở vùng da đầu khiến người bệnh gãi ngứa liên tục. Sự chà xát mạnh này có thể làm cho da đầu bị trầy xước, thậm chí là chảy máu và đóng vảy. Trong một số trường hợp, trên da đầu của người bị bệnh còn xuất hiện những nốt đỏ li ti hoặc nổi mụn.
– Giai đoạn 3: Rụng tóc nhiều
Khoảng sau 20 ngày tính từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh thì hiện tượng rụng tóc bắt đầu diễn ra mạnh mẽ. Người bệnh bị rụng tóc là dấu hiệu chứng tỏ bệnh đã chuyển biến nặng. Ở giai đoạn này, tóc có thể rụng tự nhiên hoặc rụng khi chải tóc và gội đầu. Tóc rụng quá nhiều sẽ tạo nên các mảng hói hình tròn hay hình bầu dục với các kích thước khác nhau. Tình trạng này khiến người bệnh luôn cảm thấy tự ti về bề ngoài của mình.
Bệnh tiến triển nặng gây rụng tóc nhiều và xuất hiện các mảng hói khiến người bệnh tự ti về vẻ bề ngoài
Bệnh nấm da đầu có biểu hiện là rụng tóc nên dễ bị nhầm lẫn sang một số bệnh lý khác của cơ thể. Nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, da đầu của bạn có thể bị viêm nhiễm, sưng phồng, nổi mụn mủ và chảy máu. Trường hợp nặng hơn, tóc có thể rơi ra và không mọc lại vĩnh viễn.
4. Cách chữa trị hiệu quả
Khi phát hiện các biểu hiện của bệnh nấm da đầu, bạn nên có các biện pháp điều trị càng sớm càng tốt, để bệnh không tiến triển nặng hơn. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn khắc phục chứng bệnh này:
Sử dụng bồ kết
Từ xưa đến nay, bồ kết được biết đến là một loại thảo dược cho hiệu quả tốt trong quá trình chăm sóc da đầu và tóc. Bởi vì, trong quả bồ kết chứa Saponin, là chất có tác dụng giúp làm sạch da đầu. Do đó, những người có da đầu bị nhiễm nấm ở mức độ nhẹ có thể dùng loại quả này để gội đầu. Trước khi gội đầu, bạn nên nướng quả bồ kết trên than đỏ, rồi sau đó bỏ vào đun sôi với nước. Khi nước nguội, dùng nước này gội đầu thì các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần.
Đun nước bồ kết để gội đầu là biện pháp chữa trị bệnh tại nhà hiệu quả
Sử dụng thuốc uống trị nấm da đầu
Thuốc uống chống nấm được sử dụng để điều trị nhiễm trùng da đầu. Các chất được sử dụng tại chỗ như kem không có hiệu quả vì chúng không ngấm vào các chỗ nấm.
Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc chống nấm trong 6–8 tuần.Chỉ định dùng thuốc cần tư vấn của bác sĩ da liễu.
Sử dụng thuốc trị nấm da đầu dạng bôi kết hợp dầu gội
Ngoài ra hiện nay để đạt hiệu quả cao trong việc điều trị nấm da đầu, bạn nên kết hợp sản phẩm dầu gội trị gàu và thuốc bôi trị nấm sẽ đạt hiệu quả cao hơn, tránh những tác dụng phụ mà thuốc uống đem lại, ảnh hưởng không tốt đến gan và thận.
Sản phẩm được ưa chuộng và tin dùng hiện nay đó là thuốc trị nấm da đầu Ezema 50 và dầu gội Antisol. Bộ đôi trị nấm da đầu hoàn hảo, các thành phần của sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn dược liệu thiên nhiên như: Gurjun, Kim Ngân Hoa, Nguyệt Quế… nên sẽ an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Sản phẩm được phản hồi rất tốt từ những khách hàng bị nấm lâu năm hay bị tái phát sử dụng và đánh giá rất tích cực.
Bộ combo trị nấm da đầu Ezema 50 và Antisol
Nấm da đầu không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bị nhiễm. Nhưng chúng luôn làm cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Nếu bạn không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng gây ra rụng tóc và xuất hiện các mảng hói. Vì vậy, tùy theo mức độ của bệnh mà bạn có thể áp dụng những biện pháp mà bài viết vừa chia sẻ ở trên để điều trị bệnh. Đồng thời, việc sấy tóc khô sau khi gội đầu và luôn vệ sinh sạch sẽ da đầu cũng giúp bạn giảm thiểu tình trạng này.