Bài viết này sẽ tổng hợp các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng suy yếu chân tóc. Từ đó, gợi ý các giải pháp và sản phẩm hữu hiệu để cải thiện mái tóc, hạn chế tối đa gãy rụng.
Nguyên nhân chính khiến tóc yếu dễ rụng
Lạm dụng tạo kiểu làm tóc yếu dễ rụng
Nhiệt độ cao từ các thiết bị như máy sấy, máy uốn, và máy ép tóc có thể làm mất đi lớp keratin tự nhiên bảo vệ tóc. Điều này khiến cho chân và ngọn tóc trở nên khô xơ và hư tổn, tăng lượng tóc gãy rụng.
Thói quen tẩy, nhuộm thường xuyên cũng khiến mái tóc nhanh chóng mất đi độ bóng mượt, trở nên kém sức sống.
Gội đầu quá thường xuyên
Nhiều người cho rằng gội đầu hàng ngày sẽ làm sạch da đầu và giúp tóc chắc khỏe. Nhưng đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Dù các thành phần trong dầu gội giúp loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn, nhưng chúng cũng có thể làm mất đi lớp dưỡng chất tự nhiên trên da đầu. Đây là nguyên nhân dẫn đến chân tóc yếu và kém đàn hồi. Việc gội đầu quá thường xuyên có thể gây rụng tóc, thậm chí gây ra gàu và nấm da đầu.
Mất cân bằng nội tiết tố
Nồng độ hormone bị mất cân bằng sẽ ảnh hưởng đến sinh lý và ức chế tuyến lông phát triển. Sự thay đổi này cũng làm cản trở quá trình tổng hợp và chuyển hóa dinh dưỡng đến tế bào da đầu. Khi đó, việc chân tóc suy yếu và tăng nguy cơ gãy rụng là hệ quả đương nhiên.
Buộc hoặc búi tóc quá chặt
Việc buộc hoặc búi tóc quá chặt có thể gây căng thẳng cho chân tóc, làm tổn thương và yếu chân tóc. Thói quen này cũng có thể khiến tóc dễ xơ rối, gãy rụng, và giảm độ bóng và đàn hồi.
Tóc yếu dễ rụng do thiếu hụt chất dưỡng
Vitamin C, E, B, sắt và collagen là những chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của tóc. Nếu chế độ ăn uống thiếu các dưỡng chất này, nang tóc có thể teo lại, dễ bị tổn thương.
Thiếu ngủ và căng thẳng kéo dài
Chất lượng giấc ngủ và sự căng thẳng có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe của chân tóc. Mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. Thiếu ngủ có thể dẫn đến, suy nhược, thiếu máu, và rối loạn nội tiết, làm tóc yếu đi.
Căng thẳng kéo dài cũng gây áp lực lên hệ tuần hoàn và vùng dưới đồi, có thể làm giảm lưu lượng máu đến nang tóc và gây ra mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến hư tổn tóc và suy yếu nang.
Biểu hiện của một số bệnh lý
Viêm, gàu hoặc nấm da đầu gây viêm nhiễm vùng da quanh nang tóc, làm suy giảm chức năng của nang tóc. Các bệnh lý này khiến chân tóc không được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy. Điều này dẫn đến việc chân tóc yếu, gãy rụng và khó phục hồi.
Ở những bệnh nhân mắc các bệnh như suy giáp, rối loạn chán ăn tâm thần và buồng trứng đa nang, chức năng tế bào da đầu thường bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này có thể làm cho các nang tóc trở nên yếu và dễ tổn thương, dẫn đến tăng lượng tóc rụng trong thời gian ngắn.
Làm sao biết nang tóc có đang yếu không?
Bạn có thể kiểm tra độ chắc khỏe của tóc bằng cách nhổ một sợi tóc, giữ nguyên phần gốc. Nếu chân tóc khỏe sẽ có phần gốc phình ra như một cái củ. Ngược lại, nếu chân tóc nhỏ và suôn theo sợi tóc, điều đó cho thấy tóc bạn yếu và dễ gãy rụng.
Ngoài ra, chúng ta có thể nhận biết chân tóc yếu qua một số dấu hiệu sau:
- Tóc trở nên giòn, dễ gãy và tóc mới mọc ra sẽ bị chẻ ngọn.
- Tóc khô, xơ rối, rất dễ bị xoăn và có thể đổi màu ở ngọn tóc.
- Tóc thưa mỏng hoặc thậm chí dẫn đến hói (trong trường hợp nghiêm trọng) trên đỉnh đầu.
Xem thêm: Rụng tóc nhiều có sao không? Các sản phẩm điều trị rụng tóc hiệu quả
Cách khắc phục chân tóc yếu dễ gãy rụng
Những điều cần hạn chế
Sử dụng thuốc uốn, duỗi, nhuộm: nếu dùng quá thường xuyên hoặc liều cao, chúng có thể gây hư tổn vĩnh viễn và làm mất độ bóng, ẩm và đàn hồi. Nên hãy hạn chế sử dụng và ưu tiên sản phẩm tự nhiên.
Giảm tần suất gội đầu: Gội cách ngày hoặc 2 – 3 lần/ tuần với dầu gội phù hợp, ít hóa chất để bảo vệ nang tóc.
Tránh chải và sấy tóc ướt: Hãy sấy với mức nhiệt thấp nhất hoặc sấy lạnh. Tránh chải hoặc vuốt tóc khi tóc ướt để hạn chế đứt gãy tóc.
Hạn chế thức khuya: Thức khuya làm tăng gốc tự do, hại tế bào tóc và cản trở sự phục hồi, giảm phát triển tóc.
Tránh chất kích thích: Hút thuốc, rượu bia sẽ làm giảm lưu lượng máu đến nang tóc và gây tổn thương DNA.
Thói quen tốt cho tóc yếu dễ gãy rụng
Chế độ ăn uống cân bằng: Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để tóc khỏe mạnh. Cá hồi, hàu, ngũ cốc và rau xanh là những thực phẩm tốt cho tóc.
Thể dục thể thao: Tập thể dục giúp giảm căng thẳng, tăng lưu lượng máu đến da đầu, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho tóc, giữ ẩm và bảo vệ tóc.
Bảo vệ tóc khỏi ánh nắng: Đội mũ rộng vành hoặc sử dụng ô khi ra ngoài để giảm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Dùng nguyên liệu thiên nhiên dưỡng chân tóc
Massage da đầu: Massage da đầu với nguyên liệu tự nhiên giúp lưu thông máu dưới da đầu. Nhờ đó, cung cấp nhiều oxy và dưỡng chất cho các nang tóc phát triển khỏe mạnh.
Dùng tinh dầu thiên nhiên: giúp làm sạch dịu nhẹ, lành tính và hỗ trợ nang tóc phát triển khỏe mạnh.
Mặt nạ ủ tóc: giúp dưỡng chất từ thảo dược thẩm thấu vào tóc và da đầu, giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt.
Dùng sản phẩm chuyên biệt cho tóc yếu, gãy rụng
Tóc yếu cần những sản phẩm chuyên biệt để phục hồi những hư tổn tận sâu bên trong nang tóc. Đồng thời, ít chứa hóa chất, giúp bảo vệ tóc và da đầu khỏi những tổn thương không mong muốn.
Bộ đôi dưỡng tóc gàu và gãy rụng từ iCare Pharma chính là dòng sản phẩm chuyên biệt hot nhất 2024. Thành phần hơn 10+ thảo dược, mang đến những công dụng vượt trội:
- Kích thích nang tóc, ngăn ngừa hói nặng hơn.
- Phục hồi hư tổn, giúp sợi tóc bóng mượt, chắc khỏe từ gốc.
- Hỗ trợ làm sạch gàu, nấm dịu nhẹ, nhanh chóng sau 7 ngày.
- Giúp da đầu chắc khỏe, chống lại tác hại từ môi trường và hóa chất.
Xem ngay giỏ hàng!
Kết luận
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân bên trong lẫn bên ngoài khiến cho tóc yếu và gãy rụng. Do đó, nếu nhận thấy tóc yếu và rụng, bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc ngay. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ rụng tóc vĩnh viễn và phải nhờ đến sự chăm sóc y tế.