Đọc ngay bài viết này để cùng iCare Pharma giải đáp các câu hỏi thường gặp về tình trạng hói trán ở nữ!
Nguyên nhân phụ nữ bị hói trán
Do thay đổi nội tiết
Thay đổi nội tiết làm mất cân bằng hormone dihydrotestosterone (DHT). Nồng độ DHT cao làm tăng sinh bã nhờn gây bít hô hấp của nang tóc khiến tóc gãy rụng.
Do di truyền
Tuy không chịu cảnh hói toàn bộ tóc, nhưng một số di truyền từ cha mẹ cũng khiến các bạn bị hói 2 bên trán.
Sự thay đổi đột ngột trong cơ thể
Nguyên nhân rụng tóc phổ biến khác là telogen effluvium, kích hoạt khi cơ thể có sự thay đổi đột ngột.
Sự thay đổi đột ngột có thể là mang thai và sinh con, giảm cân đột ngột, sốt cao,…
Do các bệnh lý
Bệnh tuyến giáp hoặc tình trạng tự miễn dịch như lupus hoặc vẩy nến cũng có thể gây hói trán.
Xem thêm: Dấu hiệu bị hói đầu ở phụ nữ
4 cách trị hói trán ở phụ nữ
Cách trị hói trán ở nữ tại nhà
Dùng nguyên liệu thiên nhiên
Gội hoặc ủ tóc với dầu dừa, bồ kết, nha đam,… đem lại hiệu quả nhất định với tóc hói nhẹ. Tuy nhiên, phương pháp này cần sự kiên trì thì mới thấy kết quả.
Massage da đầu
Massage da đầu nhẹ nhàng hàng ngày trong 10 – 15 phút sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu.
Dùng serum kích mọc tóc
Hiện nay, rất nhiều loại serum hoặc tinh chất dưỡng đã được kiểm chứng về độ hiệu quả.
Trong đó, tinh chất Dermato 200 sản xuất bởi iCare Pharma được đánh giá cao, phù hợp cho mái tóc gãy rụng và có nguy cơ hói. Với tinh chất 10+ thảo dược giúp phục hồi nang tóc, kích thích mọc tóc và làm tóc mềm mượt.
Đánh giá của khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm Dermato 200:
Cách trị hói trán cho nữ bằng thuốc
Minoxidil dạng xịt hoặc thoa đã được các chuyên gia chấp thuận để điều trị chứng rụng tóc do androgen.
Cách trị hói trán ở nữ bằng cấy tóc
Bác sĩ sẽ lấy các nang tóc khỏe mạnh nơi có mật độ nhiều rồi đem cấy vào vị trí hói.
Cách trị hói trán ở nữ bằng liệu pháp ánh sáng
Bác sĩ sẽ dùng ánh sáng từ tia laser hoặc một số thiết bị ánh sáng chiếu vào da đầu nhằm kích thích các nang lông mọc tóc trở lại.