Nấm đầu có lây không? Lưu ý để tránh bị nấm da đầu

Nấm da đầu gây nhiều khó chịu trong cuộc sống hàng ngày của người mắc phải. Bệnh này cũng làm người bệnh cảm thấy tự ti vì ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi liệu nấm đầu có lây không và một số lưu ý để tránh bị nấm đầu.

Tổng quan về nấm da đầu

Bệnh nấm da đầu là tình trạng da đầu bị nhiễm trùng bởi nấm sợi (Dermatophyte) thuộc loài MicrosporumTrichophyton. Nghiên cứu ở Việt nam cho thấy nguyên nhân thường là nấm Microsporum.
nam-dau-co-lay-khong
Nấm da đầu

Một số biểu hiện của nấm đầu theo từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: da đầu ngứa và rụng tóc, đồng thời gàu, đặc biệt là gàu ướt cũng xuất hiện nhiều.
Gàu ướt
  • Giai đoạn 2: cảm giác ngứa tăng lên, da đầu luôn bứt rứt khó chịu ngay cả khi mới gội đầu xong trong vòng vài giờ. Có thể xuất hiện những nốt mụn đỏ li ti, vùng da bị tổn thương tạo mảng dày.
Mụn ngứa li ti
  • Giai đoạn 3: rụng tóc với mức độ tăng dần, thường sẽ bắt đầu từ 20 – 1 tháng sau nhiễm nấm. Nặng hơn, nấm có thể làm rụng tóc thành từng mảng lớn trên da.
Rụng tóc

Nấm thường xâm nhập vào các vùng da đầu ẩm ướt, hay tiết dầu hoặc đổ mồ hôi. Nấm có tiến triển rất nhanh, nếu như không có các chữa trị sớm thì nguy cơ mất tóc hoàn toàn là có thể xảy ra.

Nấm đầu có lây không?

Nhiều người lo lắng và băn khoăn về việc liệu nấm da đầu có lây không.

Theo các chuyên gia, nấm da đầu là một căn bệnh dễ lây lan.

Lây trực tiếp từ người bệnh

Bạn hoàn toàn có thể bị nhiễm nấm do tiếp xúc trực tiếp với da của người bị nhiễm nấm thông qua quá trình tiếp xúc, ôm ấp và ngủ chung,…

Lây trực tiếp từ người bệnh

Lây gián tiếp qua các vật dụng

Bạn có nguy cơ bị lây do sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn tắm, bông tắm, lược, gối, chăn, nệm…

Lây qua vật dụng

Lây nhiễm từ động vật

Một số động vật nuôi như chó, mèo, gà, ngựa… có thể mắc nhiễm vi nấm rồi lây nhiễm sang con người qua những đồ vật mà chúng từng tiếp xúc.

Lây qua động vật

Lây từ nguồn nước

Nguồn nước bẩn cũng có thể chứa vi nấm gây bệnh. Nếu như bạn gội đầu thường xuyên bằng nguồn nước này cũng sẽ gây nên bệnh nấm da đầu.

Ô nhiễm nguồn nước

Làm gì để phòng ngừa lây lan nấm da đầu?

Để tránh lây nhiễm cho người khác, người bị nấm da đầu cần hiểu rõ về cách lây lan bệnh này và thực hiện biện pháp phòng ngừa để bảo vệ người thân và những người xung quanh.

  • Giữ tóc và da đầu luôn sạch sẽ là bước căn bản nhất để phòng chống bệnh liên quan đến da đầu. Bạn nên gội đầu với tần suất hợp lý, chọn dầu gội làm sạch dịu nhẹ như dầu gội Antisol, sấy khô sau khi gội,…

Tham khảo sản phẩm dầu gội Antisol
  • Giặt sạch sẽ chăn ga gối đệm, khăn, mũ bảo hiểm,… thường xuyên, tốt nhất là với nước sôi rồi phơi nắng trong 2 – 3 ngày để tiêu diệt và ngăn ngừa vi nấm quay lại.
  • Không dùng chung đồ cá nhân như lược, chăn ga gối đệm, khăn, mũ nón,… với bất kì ai.
  • Thường xuyên vệ sinh thú cưng, kiểm tra nguồn nước.

Kết luận

Bài viết này của iCare Pharma đã giúp bạn trả lời câu hỏi nấm đầu có lây không cũng như đưa ra các cách phòng ngừa lây bệnh nấm da đầu. Khi phát hiện mắc bệnh, hãy thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị , tránh lây nhiễm cho người khác.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *