Bỏng nắng tình trạng bỏng ở vùng da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh. Thời gian hay gây bỏng nắng là khoảng từ 11 – 14 giờ, thời điểm mà cường độ ánh nắng mạnh nhất, có nhiều tia cực tím nhất.

Khác với viêm da do nắng, bỏng nắng có thể tổn thương rộng hơn, sâu hơn và có thể nguy hiểm. Nếu bỏng nặng có nguy cơ nhiễm trùng cao, sau khi khỏi để lại sẹo xấu.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến bỏng nắng là tiếp xúc với ánh nắng trong những ngày trời nắng to, gặp ở những vùng da không được che chắn. Hay gặp ở những người:

– Tắm nắng, tắm biển nhiều, nhất là vào những ngày trời nắng

– Công nhân làm việc ngoài trời

– Người ít tiếp xúc với ánh nắng, những người da trắng,… mà tiếp xúc với ánh nắng mạnh.

Biểu hiện lâm sàng

Sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, những vùng da không được che chắn như mặt, cổ, gáy, cẳng tay, mu bàn tay, bàn chân… có biểu hiện:

(Ảnh: Da bị bỏng nắng)

– Đỏ da, đau rát, châm chích, đôi khi hơi nghứa

– Phòng giộp, có thể hình thành những đám phỏng nước

– Các vết đỏ không khỏi ngay mà đỏ tăng lên, có thể sưng nề và cảm giác căng cứng

– Sau đó vùng da tổn thương có thể tróc da, khô dần rồi bong vảy

– Nếu có bội nhiễm, các vùng phỏng có thể hình thành mủ màu trắng đục, sưng đau nhiều

– Sau khi khỏi để lại làn da thô, thâm, dày bì, nám, tàn nhan, nhiều nếp nhăn

– Biểu hiện toàn thân có thể gặp đau đầu, chóng mặt, khát nước,…

Điều trị

Biện pháp điều trị tốt nhất là tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh. Trường hợp đã bị bỏng rồi thì cần thực hiện các biện pháp sau đây:

– Chườm nước mát, dội hoặc tắm bằng nước mát

– Nếu có nốt phồng giộp, dùng gạc sạch băng lại để tránh nhiễm trùng. Dùng kem có tác dụng làm mềm da bôi lên vùng da bỏng, tránh căng da. Tốt nhất là dùng kem Panthenol để bôi.

– Giữ nguyên các nốt phỏng nước để phòng bội nhiễm. Nếu các nốt bị vỡ, có thể bôi mỡ kháng sinh và để hở hoặc đắp gạc sạch.

– Nếu có bội nhiễm ở vị trí viêm thì phải dùng kháng sinh đường toàn thân, uống hoặc tiêm

– Trường hợp có đau, có thể dùng thuốc giảm đau, như paracetamol, ibuprofen…

Lưu ý là không dùng mỡ, kem hoặc các loại thuốc đông y bôi lên vết bỏng, chúng có thể làm nhiễm trùng hoặc tổn thương sâu thêm.

Phòng bệnh

Biện pháp tốt nhất để phòng bỏng nắng là tránh tiếp xúc với ánh nắng. Trong trường hợp mà bắt buộc phải tiếp xúc với ánh nắng thì cần thực hiện các biện pháp bảo vệ như:

– Dùng áo chống nắng, che kín toàn bộ da, che càng nhiều càng tốt.

– Những vùng da không thể che phủ, hoặc vì lý do nào đó mà không che được thì dùng kem chống nắng. Hiện nay kem chống nắng có hai chỉ số, PA biểu thị mức độ chống tia UVA và chỉ số SPF biểu thị mức độ chống tia UVB.

Nhược điểm của kem chống nắng là chỉ bảo vệ được vùng da có bôi kem. Hơn nữa, kem chống nắng không thể ngăn chặn được toàn bộ các tia UVB và UVA. Chẳng hạn với kem có chỉ số SPF 15 sẽ chặn được 93% các tia UVB trong vòng 150 phút, sau đó sẽ hết tác dụng.

Một nhược điểm nữa của kem chống nắng là có thể gây bít lỗ chân lông và cũng rất dễ gây dị ứng da.

– Biện pháp ưu việt hơn cả là dùng viên uống chống nắng toàn thân.

Viên uống chống nắng toàn thân BEASUN, chứa thành phần:

+ Chiết xuất từ Dương xỉ và các chiết xuất thảo dược giúp chống nắng, chống tia cực tím

+ Hỗn hợp 12 loại chiết xuất thảo dược giúp chống nắng, chống oxy hóa, nuôi dưỡng và bảo vệ da

+ Các vitamin và dưỡng chất giúp nuôi dưỡng, bảo vệ da, chống lão hóa.

Ưu điểm của viên uống chống nắng toàn thân:

+ Dễ sử dụng, chỉ cần uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trước khi dự định tiếp xúc với ánh nắng 48 giờ.

+ Phù hợp với công việc phải đi ra ngoài nắng thường xuyên, đi du lịch, dã ngoại, tắm biển,…

+ Không gây dị ứng da

+ Có tác dụng toàn thân, ngoài tác dụng chống nắng, còn có tác dụng ngăn ngừa nếp nhăn, chống nám da, sạm da, làm trẻ hóa làn da.

Ths.Bs Vũ Văn Lực