Eczema là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến hiện nay. Tuy eczema không nguy hiểm nhưng nó gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của người bệnh. Đặc biệt là khi mắc bệnh, bạn chỉ có thể kiểm soát không cho tiến triển nặng nề hơn mà không thể trị dứt được. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bệnh eczema của bạn đang dần nặng hơn
> Bạn nên đọc:
Có trị dứt được bệnh eczema không?
Một số mẹo điều trị eczema theo hiện đại và dân gian
I. Dấu hiệu cho thấy bệnh eczema đang tiến triển nặng hơn
>>Tham khảo nhé: Bệnh eczema có di truyền không?
1.1 Triệu chứng dai dẳng đến tuổi trưởng thành
Eczema có xu hướng phát triển ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh và ít gặp hơn ở người lớn. Nhưng khi các triệu chứng của bệnh ở trẻ em kéo dài đến tuổi trưởng thành, thì điều đó cho thấy chúng đang có xu hướng nặng lên
1.2 Mất ngủ triền miên
Khi mắc bệnh eczema nghiêm trọng mất ngủ là một vấn đề. Ngứa dữ dội khiến nhiều người bị eczema không thể ngủ ngon vào ban đêm.
1.3 Vùng da bị bệnh dày lên
Nếu bạn bị eczema trong thời gian dài thì vùng da bị bệnh có thể dày lên. Những mảng da này có thể ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của bạn và khiến bạn không tự tin
1.4 Phồng rộp
Một trong những dấu hiệu bệnh eczema nghiêm trọng phổ biến nhất là phồng rộp hoặc loét da. Có thể bạn đang chuyển sang một giai đoạn thể nặng nhất của eczema
1.5 Đỏ và khô
Da đỏ, khô, bị kích thích là dấu hiệu phổ biến trong hầu hết các trường hợp bị eczema. Nhưng khi da bạn quá khô, quá đỏ và rất dễ bị kích ứng thì bạn nên biết rằng mình đang đối phó với bệnh eczema nặng.
1.6 Ngứa dữ dội
Ngứa dữ dội có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị eczema nặng. Trên thực tế, người bệnh bị ngứa rất nhiều và họ phải gãi đến khi chảy máu. Người bệnh eczema có thể ngứa ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng nó thường phổ biến ở cánh tay, đầu gối, cổ và mặt.
1.7 Không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại chỗ
Hầu hết các trường hợp bệnh eczema từ nhẹ đến trung bình đáp ứng khá tốt với việc sử dụng các phương pháp điều trị tại chỗ. Điển hình như dưỡng ẩm nhẹ hàng ngày cùng với kem corticosteroid. Tuy nhiên, khi da ngừng đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị đó thì bạn nên cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang nặng thêm.
1.8 Cần có các phương pháp điều trị mạnh hơn
Khi bạn phải áp dụng nhiều phương pháp điều trị eczema cùng một lúc thì điều đó đồng nghĩa với việc bệnh eczema của bạn đang nặng lên. Bác sỹ của bạn có thể cho bạn sử dụng liệu pháp ánh sáng kết hợp với thuốc corticoid đường uống. Ngoài ra bạn có thể được chỉ định dùng thuốc dupilumab (Dupixent). Đây là loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh eczema nghiêm trọng ở những người không đáp ứng các phương pháp điều trị khác
1.9 Vấn đề về mắt
Viêm mũi dị ứng là vấn đề phổ biến ở những người bị bệnh eczema nặng. Vì vậy ngoài bị ngứa da, bạn cũng có thể bị hắt hơi, sổ mũi, đỏ mắt. Ngoài viêm mũi dị ứng, những người bị eczema cũng có thể gặp các vấn về về mắt như viêm da mí mắt, viêm giác mạc và viêm kết mạc…
II. Những hiểu lầm về bệnh eczema phổ biến nhất, người bệnh cần tránh
2.1 Bệnh eczema có thể lây lan qua tiếp xúc
Đây có thể xem là quan niệm nhiều người lầm tưởng nhất về eczema. Hiểu lầm này khiến người bệnh bị những người xung quanh xa lánh và kỳ thị
Thực tế, bệnh eczema gây ra các tổn thương trên da như mẩn đỏ và mụn nước. Bệnh khiến diện mạo bên ngoài của người mắc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh chỉ lan rộng ra các vùng da khác của người bệnh nhưng không hề lây nhiễm cho người ngoài khi tiếp xúc
Rất nhiều người đã mắc phải căn bệnh tâm lý do căng thẳng khi không chịu được ánh mắt soi mói và kỳ thị của người ngoài
2.2 Triệu chứng của eczema là giống hệt nhau
Bệnh eczema tiến triển theo từng giai đoạn, thời kỳ nên ở mỗi giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Eczema sẽ có một triệu chứng khác nhau, người bệnh nên nhớ kỹ để biết đúng bệnh
- Giai đoạn 1: Người bệnh sẽ cảm thấy cực kỳ ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra khi gãi, da sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ. Triệu chứng ở giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn là kích ứng da thông thường nên bỏ qua
- Giai đoạn 2: Lúc này da người bệnh Eczema bắt đầu xuất hiện các đám mụn nước li ti với kích thước mỗi nốt từ 1-2mm. Khi vỡ chảy ra các dịch nhày màu vàng như mồm con đỉa, trông cực kỳ mất vệ sinh.
- Giai đoạn 3: Sau khi các nốt mụn nước bị vỡ, dịch nhầy và huyết tương chảy ra, khô lại thành vảy. Cùng với đó là hiện tượng các mảng da chết bong tróc, lộ ra lớp da non nhẵn bóng hơi sẫm màu.
- Giai đoạn 4: Các vùng da bị bệnh trở nên sẫm màu, nhiễm cộm. Khi sờ thấy sù sì, thô ráp, nổi rõ hằn da. Ngoài ra, giữa các lớp hằn sẽ xuất hiện các sẩn dẹt giống như hiện tượng liken hóa
2.3 Stress là nguyên nhân gây bệnh eczema
Căng thẳng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra eczema. Stress chỉ đóng vai trò là tác nhân khiến bệnh eczema thêm trầm trọng. Các nghiên cứu cho biết, khi con người căng thẳng quá nhiều sẽ làm cơ thể sản sinh thêm nhiều hormone cortisol. Loại hormone nội tiết này gây ức chế hệ thống miễn dịch. Đồng thời cortisol còn kích hoạt phản ứng viêm và làm cho các tế bào da không giữ được nước. Từ đó khiến bệnh eczema trở nặng
Do đó, để giảm căng thẳng. Thay vì ngày đêm lo nghĩ về căn bệnh. Bạn nên tìm cho mình một hoạt động thể thao để giải phóng tinh thần. Chẳng hạn như nghe nhạc, đọc sách, tập yoga, đi bộ…
2.4 Chỉ cần dùng thuốc là điều trị được bệnh eczema
Để điều trị bệnh eczema hiệu quả thì ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh còn phải chú ý xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thật khoa học. Bên cạnh thuốc thì đây chính là 2 yếu tố quyết định trực tiếp tình trạng bệnh của bạn
III. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hỗ trợ điều trị bệnh eczema
3.1 Chế độ ăn uống
Người bệnh eczema nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Các thực phẩm có tính mát, giúp thanh nhiêt, giải độc, các thực phẩm giàu kẽm và vitamin,…, tránh xa các thực phẩm gây hại cho bệnh như: hải sản, đồ tanh vì dễ gây kích ứng, các chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, tránh xa thuốc lá, rượu bia,…
3.2 Chế độ sinh hoạt
- Không nên tắm quá lâu: Tiếp xúc lâu với nước có thể khiến da người bệnh ngứa và mẩn đỏ.
- Tránh mặc áo len: Chất liệu len có thể gây kích ứng da
- Không nên dùng nước xả vải khi giặt quần áo
- Tuyệt đối không được gãi, sẽ gây trầy xước, lở loét các vùng da bị bệnh.
- Dưỡng ẩm thường xuyên để tránh da khô và làm bớt ngứa.
iCare Pharma tổng hợp