Tác dụng của tinh dầu hoa oải hương
Kháng khuẩn cho da đầu
Dầu oải hương được các nhà khoa học ghi nhận có tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Từ đó giúp ngăn ngừa vi khuẩn và nấm hiệu quả. Dùng dầu oải hương có thể hỗ trợ giảm các bệnh lý phổ biến như gàu, viêm da tiết bã hoặc nấm ngứa.
Ngăn rụng và hỗ trợ mọc tóc
Tính kháng khuẩn của tinh dầu oải hương góp phần làm sạch thoáng nang tóc, sợi tóc mọc khỏe. Nhờ vậy, giảm thiểu nguy cơ gãy rụng từ các bệnh lý da đầu.
Một số nghiên cứu trên chuột đã chứng minh rằng oải hương có khả năng kích thích mọc tóc. Kết quả cho thấy lông của chuột mọc nhiều hơn, nhanh và dày hơn so với trường hợp không dùng. Nghiên cứu này gợi ý rằng có thể áp dụng tác dụng của tinh dầu hoa oải hương vào việc điều trị vấn đề rụng tóc và hói đầu.
Bài viết liên quan: Bật mí 5 cách chữa rụng tóc, hói đầu ở nữ giới tại nhà
Ngừa chấy và ký sinh trùng
Nhiều bài thuốc dân gian sử dụng dầu oải hương để tiêu diệt kí sinh trùng như chấy. Dùng tinh dầu massage da đầu sẽ tạo môi trường da đầu sạch sẽ và hạn chế ký sinh trùng xuất hiện.
Tuy nhiên, tác dụng của tinh dầu hoa oải hương chỉ là hỗ trợ và không thể thay thế cho thuốc. Khi gặp vấn đề về da đầu hoặc chấy, việc tìm kiếm sự hướng dẫn từ bác sĩ để xử lý đúng cách là rất quan trọng.
Hương thơm thư giãn
Stress có thể gây rụng tóc và thực hiện các phương pháp thư giãn là một cách để cải thiện vấn đề này. Với mùi thơm sảng khoái đặc trưng, oải hương có thể làm dịu hệ thần kinh một cách hiệu quả. Ngoài ra, hương thơm của oải hương có thể giúp tóc bạn có mùi thơm quyết rũ dài lâu.
Tinh dầu oải hương có tác dụng phụ không?
Nhìn chung, loại tinh dầu này khá an toàn và lành tính. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng chúng có thể gây ra những kích ứng không cần thiết. Nên hãy lưu ý những điều sau khi sử dụng:
- Không nên áp dụng tinh dầu đậm đặc trực tiếp lên da đầu vì nồng độ cao có thể gây kích ứng da đầu. Để tránh tình trạng này, luôn pha tinh dầu với dầu khác hoặc các sản phẩm chăm sóc tóc.
- Nếu da đầu phản ứng như mẩn đỏ, phát ban, hoặc ngứa, ngưng sử dụng ngay lập tức vì có thể là dấu hiệu của dị ứng với oải hương.
- Tránh để dầu oải hương tiếp xúc với mắt. Nếu dính vào mắt, hãy rửa sạch bằng nước mát.
- Không nên sử dụng dầu oải hương khi đang dùng thuốc an thần hoặc trị trầm cảm vì mùi hương có thể làm tăng cảm giác buồn ngủ.
3 dầu gội chứa tinh dầu oải hương
Dầu gội Dove oải hương
Giá tham khảo: 199.000 VNĐ
Thể tích: 640 ml
Thành phần chính: Chiết xuất hoa oải hương, chiết xuất hương thảo, Citric Acid,…
Công dụng:
- Giúp mái tóc trông phồng dày, vào nếp tự nhiên.
- Sản phẩm phù hợp với tóc khô xơ, hư tổn và không vào nếp.
- Hương thơm tươi mát, quyến rũ.
Dầu gội Antisol oải hương Gurjun Ấn Độ
Giá tham khảo: 283.000 VNĐ
Thể tích: 240 ml
Thành phần chính: Chiết xuất Gurjun Ấn Độ, hạt Neem Ấn Độ, oải hương, gừng, nghệ,…
Công dụng:
- Loại bỏ dầu thừa, hỗ trợ trị gàu, ngứa, nấm da đầu và viêm da tiết bã nhanh chóng.
- Dành cho da đầu nhạy cảm, da đầu yếu giúp ổn định độ pH tự nhiên.
- Không làm khô và rụng tóc, cung cấp dưỡng chất cho nang tóc chắc khỏe.
- Tăng cường đề kháng da đầu, ngăn chặn gàu, nấm tái lại.
- Hương thơm thảo dược dễ chịu, thư giãn.
Xem ngay sản phẩm!
Dầu gội oải hương L’Oreal Botanical
Giá tham khảo: 348.000 VNĐ
Thể tích: 400 ml
Thành phần chính: Chiết xuất hoa oải hương, chiết xuất hương thảo, Citric Acid,…
Công dụng:
- Làm sạch và nuôi dưỡng tóc, thích hợp cho tóc thường, khô hoặc hư tổn.
- Phục hồi, tăng cường và chăm sóc tóc từ gốc. Làm dịu da đầu, hương thơm dễ chịu
- Công thức thuần chay 98%. Không chứa silicon, paraben hoặc sunfat, bao bì tái chế.
Kết luận
Nhìn chung, các tác dụng của tinh dầu hoa oải hương trong chăm tóc là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Ngoài các lưu ý trong cách dùng, tinh dầu oải hương gần như an toàn trong mọi trường hợp. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh chúng có thể thúc đẩy sự phát triển tóc và ngăn ngừa các vấn đề da đầu. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bạn nghiêm trọng và kéo dài, hãy xem xét thăm khám bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.