Có nhiều phương pháp chiết xuất tinh dầu hiện nay, nhưng phương pháp phổ biến nhất bao gồm chưng cất, trích ly, ép,….. Và bây giờ hãy cùng iCare Pharma khám phá về công nghệ chiết xuất tinh dầu hiện nay
1. Chưng cất – Phương pháp chiết xuất tinh dầu thiên nhiên
Nguyên tắc: Hơi nước thấm qua màng tế bào của bộ phận chứa tinh dầu, làm trương và phá vỡ bộ phận này rồi kéo tinh dầu (hợp chất không tan lẫn trong nước, dễ bay hơi) ra khỏi nguyên liệu.
Ưu điểm của Phương pháp chiết xuất tinh dầu thiên nhiên này là quy trình đơn giản, thiết bị gọn, dễ chế tạo, thời gian tách nhanh, có thể tách nhiều loại tinh dầu.
Hạn chế
- Chỉ tách được tinh dầu trong những nguồn chứa tinh dầu có hàm lượng tương đối cao;
- Cho sản phẩm dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt (nhiệt phân, polymer hóa…) do tinh dầu có chứa những hợp chất dễ bị tác dụng nhiệt;
- Không thể tách sáp, nhựa theo tinh dầu (khi các thành phần này giữ hương);
- Sản phẩm chứa một số thành phần chứa oxy, dễ mất do phân bố lại trong nước;
- Tốn nhiều nhiên liệu và nước giải nhiệt; nên cần có một số biện pháp khắc phục.
Để được hiệu suất chưng cất cao, thiết bị gọn và tinh dầu ít bị biến đổi, người ta kết hợp một số biện pháp sau:
- Chưng trực tiếp, nguyên liệu trong vật chứa thế nào để không đụng đáy, đụng thành, không chạm nước (trừ nguyên liệu gỗ hoặc rễ)
- Hồi lưu nước chưng về thiết bị cất.
Ảnh: Chiết xuất tinh dầu
2. Trích ly – Phương pháp chiết xuất tinh dầu thiên nhiên
2.1. Trích ly bằng dung môi dễ bay hơi
Nguyên tắc: Dung môi thấm qua màng tế bào, hòa tan tinh dầu. Hiện tượng thẩm thấu xảy ra đến khi đạt cân bằng. Như vậy quá trình trích ly là quá trình khuếch tán cấu tử của tinh dầu từ nguyên liệu vào dung môi. Dung môi thường dùng: Ether dầu hỏa, hexan,ethylic ether, chloroform, dichlorometane, ethanol…
Có hai cách trích ly thông dụng: Trích ly động nhanh và Trích ly tĩnh chậm.
- Thường trích ly trực tiếp bằng dung môi, sản phẩm tinh dầu dễ lẫn những chất cùng tan trong dung môi trích ly và lượng dung môi sử dụng tương đối lớn. Thông thường với hoa, người ta cũng có thể dùng dòng không khí ẩm nóng đẩy tinh dầu ra khỏi hoa, và cho tinh dầu hấp phụ vào chất hấp phụ rắn như than hoạt tính. Sau đó giải hấp tinh dầu bằng dung môi dễ bay hơi.
- Quy trình thiết bị đơn giản, cơ giới hóa được. Cho hiệu suất cao, tinh dầu sạch hơn.
- Trong một số trường hợp chiết một số loại hoa bằng dung môi Ether dầu hỏa – sản phẩm thu sau đuổi dung môi cho Nhựa thơm, có đặc tính hương vị hoa tươi, dùng làm chất định hương rất tốt.
- Do việc chiết tách dùng khá nhiều dung môi dễ bay hơi, cộng thêm dung môi khá độc hại. Một trong những phương pháp nhiều người đang kì vọng là dùng CO2 siêu tới hạn (CO2 super critical fluid) chiết tách:
2.2 Trích ly sử dụng dung môi không bay hơi
Việc dùng dung môi dễ bay hơi gặp nhiều hạn chế như: sử dụng nhiều dung môi và dung môi dễ bị thất thoát, nên trong một số trường hợp người ta dùng dầu thực vật hoặc mỡ (đã loại mùi) để chiết tách. Thí dụ: dùng dầu hạnh nhân và dầu dửa để chiết tách tinh dầu từ nguồn hoa như hoa cam, chanh, quýt, bưởi….Thay vì dùng dầu, mỡ; dùng sáp có nhiệt độ nóng chảy thấp sẻ được sản phẩm là sáp hương.
Ảnh: chiết xuất tinh dầu bạc hà
3. Ép lạnh – Phương pháp chiết xuất tinh dầu thiên nhiên
Nguyên tắc: Phương pháp ép thường dành cho những nguồn giàu tinh dầu và dễ lấy. Ví dụ lớp ngoài quả họ citrus: vỏ cam, chanh, quýt, bưởi, tắc.Tinh dầu họ loài này nhiều và chứa trong các túi (tế bào lớn)
Nguyên liệu vỏ phải tươi, vì khi đó tế bào ở cạnh túi tinh dầu còn căng, nên khi ép túi tinh dầu sẽ vỡ ra, và tinh dầu dễ thoát ra ngoài.
Khi ép, vừa ép vừa phun nước để giải nhiệt để bảo vệ tinh dầu và để kịp thời thu tinh dầu, vì với nước tưới này sẽ làm cho các tế bào tinh dầu phình ra, nên không thể hút tinh dầu ngoài vào được.Để tách tinh dầu dễ dàng, có thể thêm vào dung dịch NaHCO3 2%, để hạn chế quá trình tạo dung dịch nhựa quả.
Bã còn lại thường chứa khoảng 20-30% tinh dầu.Để lấy tinh dầu triệt để, phải thực hiện tiếp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước để lấy phần tinh dầu còn lại này (tinh dầu loại 2).Tinh dầu có từ phương pháp ép cho sản phẩm có chất lượng cao hơn phương pháp lôi cuốn theo hơi nước vì phương pháp này hạn chế được tác dụng của nhiệt.