Những điều thú vị về tinh dầu có thể bạn chưa biết

Tinh dầu được biết đến từ hơn 5000 năm trước trong việc duy trì tinh thần cho con người. Hương thơm của nó khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu và thư giãn. Với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến dược liệu ngày nay, tinh dầu trở thành một biện pháp thiên nhiên an toàn, hiệu quả để chăm sóc sức khỏe hay thậm chí là điều trị một số bệnh

Tinh dầu ngày càng có nhiều công dụng đối với sức khỏe

I. Tinh dầu là gì và thu được bằng các cách nào?

Theo GS. TS Phạm Quốc Long – Viện Trưởng Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, tinh dầu được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng có khả năng tái tạo cao. Khái niệm tinh dầu để chỉ các chất lỏng không tan trong nước chứa nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và có mùi thơm đặc trưng.

Qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm, tinh dầu hiện nay thu được từ nguồn nguyên liệu thực vật bằng quá trình chiết hơi nước, chưng cất khô (dry distillation) hoặc bởi một quá trình cơ học phù hợp mà không cần dùng nhiệt (ép hoặc chiết bằng dung môi). Khái niệm tinh dầu cũng được dùng để chỉ các loại dầu dễ bay hơi ( volatile oil), dầu nhẹ (ethereal oil). Về thành phần hóa học, tinh dầu chứa tecpen và các dẫn xuất có chứa oxi của tecpen như rượu, andehyt, ete, este, lacton…mặc dù tinh dầu chứa nhiều thành phần nhưng thường chỉ có một vài cấu tử chính có giá trị về mùi đặc đặc trưng cho tinh dầu đó

II. Các ứng dụng của tinh dầu trong thực tế cuộc sống

Tinh dầu được sử dụng trong y dược với vai trò là hoạt chất chính hoặc làm chất dẫn thuốc. Ngoài ra, đây cũng là loại nguyên liệu được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm, thực phẩm và công nghiệp

Tinh dầu đã được chiết xuất từ một số họ thực vật chính như:

  • Thông Abietaceae: nguồn cung cấp tinh dầu thông, nhựa thông và colophan
  • Hoàng đàn Cupressaceae: trắc bách diệp, trắc bá, tùng
  • Hoa tan Lamiaceae: húng quế, oải hương, kinh giới, tía tô đất, bạc hà, hoắc hương, hương thảo
  • Sim Myrtaceae: bạch đàn, đinh hương, sim, tràm
  • Long não Lauraceae: quế, nguyệt quế, gỗ hồng, đậu khấu, de vàng
  • Cam quýt Rutaceae: chanh, chanh sần, quýt, cam, bưởi
  • Cúc Asteeaceae: cúc, ngải giấm, sweet inula, gray santolina
  • Lúa Poaceae: tinh dầu sả
  • Hoa hồng: tinh dầu hoa hồng

2.1 Tinh dầu và thuốc

Trong bài viết “Tại sao tinh dầu có tác dụng chữa bệnh mà thuốc thì không“, tiến sĩ David Stewart đã so sánh cơ chế tác dụng hoàn toàn ngược nhau cuả tinh dầu và thuốc tổng hợp. Cụ thể, tinh dầu là chất tự nhiên, bao gồm hỗn hợp nhiều thành phần, phục hồi các chức năng tự nhiên, không gây tương tác bất lợi, kháng virus, cải thiện sự truyền thông tin liên tế bào. Đồng thời sửa chữa và phục hồi bộ nhớ tế bào ADN, làm sạch các khu vực cảm thụ, củng cố hệ thống miễn dịch, cân bằng cảm xúc. Ngoài ra, tinh dầu có các tác dụng phụ hữu ích, dẫn tới sự độc lập và phục hồi

Do đó, không khó hiểu khi ngày càng có nhiều nghiên cứu về tinh dầu ứng dụng làm thuốc. Chúng được dùng rộng rãi trong phương pháp trị liệu bằng chất thơm (aromatherapy)

2.1.1 Tinh dầu giúp cân bằng hormone

Có khá nhiều loại tinh dầu giúp cân bằng những hormone quan trọng như: Estrogen, progesteron, cortisol, hormon tuyến giáp, testosterone.

Tinh dầu hoa phong lữ, xô thơm, cỏ xạ hương có tác dụng giúp cân bằng estrogen và progesterone trong cơ thể. Từ đó giúp cải thiện tình trạng vô sinh, các triệu chứng mãn kinh và tiền mãn kinh.

Tinh dầu gỗ đàn hương: Giúp cân bằng tetosteron ở cả nam và nữ. 

Tinh dầu giúp cân bằng hormone trong cơ thể

Một số loại tinh dầu có thể làm giảm nồng độ cortisol, từ đó giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, giảm các triệu chứng trầm cảm

2.1.2 Tinh dầu tăng khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng

Nhiều loại tinh dầu có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, chống virus, khử trùng, chống nấm và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chất hóa học được tìm thấy trong tinh dầu như: terpen, este, phenolics, ete và xeton đã được chứng minh khả năng ngăn chặn các tác nhân gây bệnh.

Một số loại tinh dầu tốt nhất cho hệ thống miễn dịch của bạn như: Gừng, kinh giới, chanh, bạch đàn, nhũ hương, bạc hà, quế.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu có khả năng chống lại sự xâm nhập và phát triển của một số tác nhân gây bệnh như: Staphylococcus aureus, Helicobacter pylori, Candida albicans. Ngày nay, việc kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn ngày càng trở nên phức tạp nên việc sử dụng tinh dầu như một hình thức trị liệu độc lập hoặc kết hợp với kháng sinh là một biện pháp an toàn, hiệu quả.

Tinh dầu kinh giới hỗ trợ kháng viêm, giảm sưng

2.1.3 Tinh dầu giúp tăng cường hệ tiêu hóa

Có rất nhiều loại tinh dầu có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, trị một số chứng phổ biến như: đau bụng, khó tiêu, co thắt dạ dày. Đồng thời nó còn giúp kích thích các enzym tiêu hóa hoạt động tích cực hơn từ đó tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, vitamin…
Điển hình như tinh dầu sả, kinh giới, thì là cũng có khả năng giúp tăng cường hệ tiêu hóa; tinh dầu gừng giúp giảm bớt chứng khó tiêu, táo bón, loét dạ dày; tinh dầu bạc hà lại làm giảm nhanh các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

2.1.4 Tinh dầu giúp tăng cường năng lượng

Một số loại tinh dầu giúp tăng cường lượng oxy lên não từ đó giúp bạn cảm thấy sảng khoái, tập trung và tràn đầy năng lượng.

Ví dụ như tinh dầu bạc hà làm tăng lượng oxy lên não giúp cải thiện hiệu suất và khả năng vận động. Bên cạnh đó tinh dầu bưởi, chanh, sả, bạch đàn, hương thảo cũng có tác dụng tương tự

2.1.5 Tinh dầu giúp cải thiện chức năng não

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, tinh dầu có tác dụng bảo vệ thần kinh cải thiện khả năng nhận thức. Điều này rất tốt cho học tập, nghiên cứu và hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.

Có điều khả năng này là nhờ tinh dầu có tính chống oxy hóa mạnh từ đó giúp ngăn chặn quá trình ôxy hóa hay nói cách khác là ngăn chặn quá trình thoái hóa của não.

2.1.6 Tinh dầu làm giảm căng thẳng và thư giãn

Đây cũng là tác dụng phổ biến được nhiều người biết nhất của tinh dầu. Một số loại tinh dầu có tác dụng giảm căng thẳng, giảm lo âu, tạo cảm giác bình yên và thư thái. Các phân tử mùi có trong tinh dầu được chuyển thành tín hiệu hóa học và di chuyển đến hành khứu giác và sau đó đến nhiều bộ phận khác của hệ thống rìa não, vỏ não và trung tâm nhạy cảm khứu giác ở đáy não, tương tác với trung khu bệnh học thần kinh để tạo ra tác động về tâm sinh lý trên cơ thể

Tinh dầu hoa oải hương có nhiều công dụng thú vị

Trong một vài nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học cho thấy linalool là thành phần chính có tác dụng an thần trong tinh dầu oải hương; tinh dầu chanh có tác dụng làm tăng năng lượng thần kinh của 5-hydroxy tryptamine thông qua quá trình ức chế hoạt động của dopamine; Bên cạnh đó, tinh dầu bạc hà có thể kích thích dopamine – một thành phần tham gia vào quá trình vận động

2.1.7 Tinh dầu có tác dụng giảm đau nhức

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu thiên nhiên có tác dụng tốt trong việc giảm đau sau phẫu thuật, đau trong sản khoa, đau nhức cơ thể và đặc biệt là đau cổ-vai-gáy.

Các loại tinh dầu hiệu quả trong việc giảm đau là: tinh dầu hoa oải hương, bạc hà, bạch đàn, hoa cúc, cỏ xạ hương, gừng, nghệ. Cách tốt nhất để phát huy tối đa tác dụng giảm đau của tinh dầu là dùng phương pháp Massage.

2.2 Tinh dầu và mỹ phẩm

Đặc tính của tinh dầu là chất thơm và có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn, chống oxi hóa và ngăn cản tác hại của tia UV. Do đó, tinh dầu được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm như xà phòng, kem đánh răng, các sản phẩm tẩy rửa, nước hoa, nước thơm. 

2.1 Tinh dầu thường dùng để chăm sóc da

Các chuyên gia cho biết, tinh dầu có thể làm dịu da bị kích ứng, trị mụn, giảm vết thâm, giảm nám, ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa. Bên cạnh đó nó còn có thể trị sẹo, tăng cường quá trình tái tạo da, hỗ trợ điều trị các vết thương trên da.

Các loại tinh dầu thiên nhiên tốt cho da gồm: Hoa phong lữ, hoa oải hương, chanh, cúc La Mã, hương thảo, chè…

Tinh dầu cúc La Mã hữu hiệu trong việc chăm sóc da

2.2 Tinh dầu hữu hiệu trong việc chăm sóc tóc hằng ngày

Từ xưa đến nay, tinh dầu bưởi vẫn được coi là một sản phẩm an toàn, hiệu quả, dễ kiếm, dễ dùng để chăm sóc tóc. Loại tinh dầu này đặc biệt tốt cho những trường hơp tóc bị tổn thương, gãy rụng do môi trường, chất độc hại, thuốc nhuộm tóc. Ngoài ra, hầu hết những tinh dầu tốt cho da đều tốt cho việc chăm sóc tóc

III. Một số công dụng thú vị khác của tinh dầu

3.1 Giúp chữa ngáy và cải thiện giấc ngủ

 Một nghiên cứu năm 2014 của Đại học Minnesota đã chỉ ra tác dụng tích cực của tinh dầu đối với việc cải thiện giấc ngủ và điều trị chứng rối loạn giấc ngủ. Tinh dầu hoa oải hương được nghiên cứu nhiều nhất và trong tất cả các báo cáo của nghiên cứu, loại tinh dầu này luôn được đánh giá rất cao về khả năng cải thiện giấc ngủ cũng như tâm trạng. Một số loại tinh dầu khác như: Cúc La Mã, khuynh diệp, kinh giới… cũng có tác dụng tương tự.

Bạn có thể sử dụng tinh dầu để cải thiện giấc ngủ bằng cách thoa vào chân, khuếch tán bằng đèn xông hay xông hơi đều được

3.2 Hỗ trợ giảm cân

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên về công dụng này của tinh dầu. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn đúng theo thực nghiệm của các chuyên gia

Tinh dầu bưởi, gừng và quế là 3 loại tinh dầu giảm cân được đánh giá tốt nhất. Nhờ vào những tác dụng dưới đây mà tinh dầu có thể giúp bạn giảm cân:

  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
  • Nâng cao tâm trạng và năng lượng giúp bạn tràn đầy sức sống để tập luyện và vận động
  • Ức chế sự thèm ăn tự nhiên, nâng cao khả năng hấp thu khoáng chất và vitamin

Tinh dầu bưởi thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân hiệu quả

3.3 Làm sạch không gian sống

Trên thị trường hiện tại có nhiều loại tinh dầu có tác dụng xua đuổi muỗi, côn trùng và thậm chí là cả chuột. Do đó, bạn có thể dùng tinh dầu để làm sạch không khí trong nhà, tạo mùi thơm riêng biệt theo sở thích. Đồng thời tiêu diệt các loại vi khuẩn, côn trùng có hại

Một số loại tinh dầu có tác dụng làm sạch hiệu quả như tinh dầu chanh, trà, cam, sả…

Tinh dầu trà giúp làm sạch không khí, mang đến không gian thoáng đãng cho gia đình

3.4 Ứng dụng hỗ trợ để bảo quản thực phẩm

Tinh dầu có tác dụng chống ôxi hóa, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm nên đã được ứng dụng để bảo quản thực phẩm. Một số nghiên cứu đã cho thấy, thành phần có trong tinh dầu đã được xác định là có hoạt tính kháng khuẩn tốt như carvacrol, thymol, eugenol, perillaldehyde, cinnamaldehyde và axit cinnamic. Nồng độ cần thiết của tinh dầu để đạt được hiệu quả kháng khuẩn tốt là khoảng 0,5-20 µg/g thực phẩm và khoảng 0,1-10 µl/l trong các sản phẩm nước rửa trái cây và rau.

Tinh dầu bao gồm một số lượng lớn các thành phần và cách thức hoạt động của chúng có liên quan đến một số đích trong tế bào vi khuẩn. Tính kỵ nước của tinh dầu làm cho chúng có khả năng thâm nhập và phân chia lipit của lớp màng tế bào và ti lạp thể của vi khuẩn khiến chúng bị thấm và rò rỉ các thành phần của tế bào.

Ngoài ra, tinh dầu được dùng nhiều làm hương vị cho thực phẩm và đồ uống

Nguồn: Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

iCare Pharma tổng hợp

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *