Có cách nào để trị dứt bệnh eczema được không?

Bé T.T.H, 7 tuổi tại Hà Nội mắc bệnh eczema và có đi khám từ lúc mới phát bệnh. Qua 3 năm điều trị nhưng đến nay bệnh của bé liên tục tái phát. Khiến bé khó khăn trong sinh hoạt và học tập. Phụ huynh của bé H đã có câu hỏi gửi về cho iCare Pharma rằng: “Có thể điều trị dứt điểm bệnh eczema được không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu hơn về căn bệnh bé H đang mắc phải nhé

>> Xem thêm tài liệu Y khoa chính thống: Viêm da Eczema

I. Quá trình điều trị eczema

Có nhiều hình thái, cách thức phân chia bệnh eczema. Trong bài này, iCare Pharma sẽ đơn giản chia làm 2 loại eczema. Loại ướt khi thương tổn là những mụn nước đang rỉ dịch. Mụn nước này rất ngứa và dễ bội nhiễm. Loại khô có dấu hiệu nứt nẻ. Thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, nặng lên khi trời lạnh. Hoặc khi tiếp xúc với hóa chất, xà bông tẩy rửa cũng làm tình trạng trầm trọng

Bệnh eczema có nhiều thể và cách thức thương tổn rất khác nhau

1.1 Bệnh eczema có trị dứt được không?

Bệnh Eczema có thể phát sinh trên mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là đối tượng trẻ em. Bệnh thường khỏi khi trẻ lớn lên. Nhưng đồng thời cũng dễ dàng tái phát khi tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ

Đáng tiếc là bệnh eczema đến nay không thể trị dứt hẳn được. Việc điều trị là nhằm kiểm soát các cơn ngứa, ngăn ngừa hay trị liệu tình trạng bội nhiễm. Đồng thời, làm giảm các biểu hiện viêm da, làm da mềm mại và loại bỏ các mảng vẩy. Đặc biệt là dùng các phương pháp để giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da

Bệnh có những cơn thuyên giảm với những đợt tái phát cấp tính. Hoặc eczema vẫn kéo dài kinh niên. Ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

Bệnh eczema chưa có cách điều trị dứt điểm mà chỉ mới kiểm soát được biểu hiện bệnh

1.2 Nguyên tắc điều trị bệnh eczema

Việc điều trị bệnh eczema còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tuổi tác, tiền sử bệnh, cũng như mức độ nghiêm trọng. Hiện nay có nhiều cách chữa eczema, cả theo y học hiện đại lẫzn cổ truyền. Dù khác nhau về mặt hình thức nhưng tựu trung lại vẫn theo nguyên tắc nhất định. Đó là việc kiểm soát ngứa, chữa lành cho da, ngăn ngừa phát ban và nhiễm trùng. Những loại thuốc được dùng trong chữa bệnh chàm gồm có

1.2.1 Thuốc Corticosteroid (dạng kem, bọt, thuốc mỡ)

Thuốc Corticosteroid có tác dụng giảm chất trung gian trong phản ứng gây viêm, cải thiện tình trạng viêm và ngứa. Lưu ý Corticosteroid chỉ nên dùng điều trị ngắn hạn (không quá 2 tuần). Quá liều hay lạm dụng trong thời gian dài có thể gây mỏng & rạn da, da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời.

Thuốc Corticosteroid có tác dụng giảm chất trung gian trong phản ứng gây viêm, cải thiện tình trạng viêm và ngứa

1.2.2 Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Hiện nay, có một loại thuốc chống viêm mới gọi là  crisaborole (Eucrisa) có thể được dùng cho điều trị bệnh chàm từ nhẹ đến trung bình. Thuốc được chỉ định cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Bôi crisaborole 2 lần mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm da, giúp da trở lại trạng thái bình thường.

1.2.3 Kem dưỡng tái tạo da (Barrier repair moisturizers)

Những sản phẩm thuộc nhóm trên có khả năng khóa ẩm trên da, sữa chữa mô bệnh bị tổn thương, giảm tình trạng da khô, ngứa, đỏ. Khi chọn lựa kem dưỡng, bạn nên tìm các sản phẩm không có mùi hương, chất tạo màu, chất bảo quản để hạn chế tình trạng da bị kích ứng.

Khi chọn lựa kem dưỡng, bạn nên tìm các sản phẩm không có mùi hương, chất tạo màu, chất bảo quản để hạn chế tình trạng da bị kích ứng.

1.2.4 Pimecrolimus và tacrolimus 

Pimecrolimus và tacrolimus là thuốc giảm sưng viêm, được chỉ định cho trường hợp chàm vừa và nặng. Mặc dú ít gây tác dụng phụ hơn so với Corticoid nhưng điều trị trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư hạch, u lympho không Hodgkin ở người. Do đó, Pimecrolimus và tacrolimus chỉ nên được dùng trong trường hợp không đáp ứng với Corticoid và cần đặc biệt thận trọng

1.2.5 Corticosteroid dạng uống và tiêm

Corticosteroid dạng uống, tiêm có hoạt lực mạnh, có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm nghiêm trọng hoặc khó điều trị. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như tổn thương da, loãng xương nên chỉ dùng trong thời gian ngắn.

1.2.6 Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch

Cyclosporine, methotrexate và mycophenolate mofetil là có dạng viên nén hoặc chất lỏng, thường được chỉ định cho người bị chàm từ trung bình đến nặng. Thuốc này dùng khi những phương pháp điều trị khác không phát huy tác dụng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như: cao huyết áp, vấn đề về thận.

Cyclosporine, methotrexate và mycophenolate mofetil là có dạng viên nén hoặc chất lỏng, thường được chỉ định cho người bị chàm từ trung bình đến nặng

1.2.7 Thuốc kháng sinh

Gãi nhiều do ngứa ngáy hoặc không vệ sinh da sạch sẽ là những yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Kháng sinh được chỉ định trong trường hợp này để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm

1.2.8 Thuốc kháng histamin

Những loại thuốc thuộc nhóm này có khả năng ứng chế chất trung gian gây viêm, ngứa ngáy, dị ứng,  từ đó làm giảm triệu chứng ngứa ngáy và cảm giác khó chiu, nhất là vào ban đêm

1.3 Biện pháp quang trị liệu cho bệnh eczema

Quang trị liệu là biện pháp tiếp xúc với phổ điện từ hay ánh sáng mặt trời. Thường được chỉ định cho đối tượng bị chàm vừa và nghiêm trọng. Đặc biệt phương pháp này dành cho người bệnh không đáp ứng được những giải pháp ban đầu. Dùng tia cực tím phù hợp có thể ức chế quá trình nhân lên và sao chép của ADN. Từ đó làm chậm sự lan rộng của eczema, khống chế bệnh hiệu quả

Có hai loại quang trị liệu bao gồm:

1.3.1 Liệu pháp tia cực tím

Tùy theo tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của eczema, bác sĩ sẽ chỉ định loại tia sáng và bước sóng phù hợp. Thông thường, tia sáng được ứng dụng phổ biến nhất trong việc chữa bệnh chàm là tia UVB dải hẹp (NB-UVB) với bước sóng từ 311-313 nanomet. Đây được xem là bước sóng án toàn cho cơ thể. Cũng có trường hợp bác sĩ chỉ định tia UVA hoặc phối hợp cả hai tia sáng trên

Quang trị liệu là biện pháp tiếp xúc với phổ điện từ hay ánh sáng mặt trời. Thường được chỉ định cho đối tượng bị chàm vừa và nghiêm trọng

1.3.2 Liệu pháp PUVA

Với liệu pháp này, bạn sẽ được chỉ định dùng thêm psoralen – một loại thuốc theo toa làm cho da nhạy cảm hơn với tia UVA. Phương pháp này thường được chỉ định cho bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp UV.

II. Cách để cải thiện triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tái phát

2.1 Hạn chế tắm nước nóng

Tắm nhiều lần với nước nóng có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da, gây hiện tượng khô, ngứa, sưng và viêm nhiễm. Do đó, bạn chỉ nên dùng nước ấm để tắm. Các sản phẩm vệ sinh da cũng cần chú trọng lựa chọn sản phẩm không mùi, dịu nhẹ, không gây kích ứng lên da. Sau khi tắm, lưu ý không chà xát mạnh mà sử dụng khăn lông mềm mại để thấm bớt nước

Ngoài ra, việc tắm nhiều lần trong ngày cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho da bị khô. Do đó, bạn chỉ nên tắm 1 – 2 lần trong ngày. Tránh xa sản phẩm chứa cồn hoặc có tính tẩy mạnh

Tắm nhiều lần với nước nóng có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da, gây hiện tượng khô, ngứa, sưng và viêm nhiễm

2.2 Chú trọng đến việc dưỡng ẩm

Tốt nhất là sau khi tắm, làn da vẫn còn khá ẩm, bạn nên bôi kem dưỡng ngay để làm dịu da. Kem dưỡng ẩm giúp cân bằng độ ẩm và ngăn ngừa tình trạng khô rát do eczema. Bạn nên bôi kem dưỡng ẩm khoảng 3 – 5 lần/ngày. Nên chọn sản phẩm không mùi, có khả năng giảm sưng viêm, dưỡng ẩm. Đồng thời có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh eczema.

2.3 Đeo găng tay và tránh các chất kích thích

Đeo găng tay khi làm việc nhà có thể bảo vệ da khỏi hóa chất hoặc các chất kích thích gây bùng phát eczema. Nếu phải giặt quần áo bằng tay, bạn nên lựa chọn bột giặt được sản xuất dành riêng cho những người có làn da nhạy cảm.

2.4 Lưu ý về chọn chất liệu quần áo

Mặt khác, quần áo mới có thể gây kích ứng da. Bởi vậy, nên giặt quần áo trước khi mặc. Bạn cũng nên mặc quần áo rộng rãi và được làm từ chất liệu cotton để tránh eczema bùng phát.

2.5 Hạn chế căng thẳng

Căng thẳng là một trong những yếu tố nguy cơ kích hoạt bệnh chàm hoặc khiến cho bệnh bùng phát nghiêm trọng hơn. Trong cuộc sống hằng ngày, hãy thường xuyên thư giãn, tham gia hoặc động giải tỏa căng thẳng để hạn chế tối đa tác động tiêu cực của bệnh với sức khỏe.

Nhìn chung, mặc dù không thể điều trị triệt để (do bệnh có tính chất mãn tính) nhưng bạn vẫn có thể khắc phục triệu chứng, ngăn ngừa tái phát và ổn định bệnh trong thời gian dài bằng việc tích cực điều trị phối hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

iCare Pharma tổng hợp

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *