Bạn đang bị rụng tóc sinh lý hay rụng tóc bệnh lý?

Với môi trường sống bị tác động tiêu cực từ nhiều phía, việc rụng tóc đã không còn xa lạ ngày nay. Từ việc rụng ít, số lượng tóc rụng ngày càng tăng lên khiến cho tâm lý của chúng ta trở nên bất an và lo lắng. Bài viết tổng hợp dưới đây của iCare Pharma hy vọng sẽ giúp bạn phân biệt rụng tóc sinh lý hay rụng tóc bệnh lý để có những cách điều trị phù hợp nhé

Chứng rụng tóc bạn đang bị là sinh lý hay bệnh lý?

I. Rụng tóc sinh lý

1.1 Khái niệm

Rụng tóc sinh lý là hiện tượng tóc rụng theo chu kỳ vòng đời. Tóc sẽ mọc lên dài ra, phát triển đến một thời gian nhất định sau đó già yếu và bắt đầu rụng đi. Sau khi tóc rụng đi thì lớp tóc mới được sinh ra để thay thế cho lớp tóc cũ

Mỗi ngày, một cọng tóc sẽ dài thêm 0,35mm, tức là khoảng 1cm/tháng.  Sợi tóc sẽ có chu kỳ sống từ 2 – 6 năm. Đặc biệt thời gian mọc tóc ở nữ thường kéo dài hơn ở nam. Tại một thời điểm, trên mái tóc có đến 85 – 95% tóc đang ở giai đoạn mọc (anagen), 1-2% ở giai đoạn ngưng (catagen) và 5-10% tóc ở giai đoạn nghỉ, chờ rụng (telogen). Vì quá trình mọc và rụng tóc diễn ra đồng thời nên trong trường hợp sinh lý bình thường, lượng tóc hầu như không thay đổi.

1.2 Nguyên nhân

Thực tế là tóc càng mỏng dần đi khi tuổi tăng lên. Đó là do các nang tóc bước vào giai đoạn nghỉ nhiều hơn và dài hơn, nên số lượng tóc mới tạo ra ít hơn

Vòng đời của nang tóc chịu ảnh hưởng của nhiêu yếu tố như tuổi tác, giới tính, hoóc môn… và cả các yếu tố ngoại cảnh tác động.

Bên cạnh đó, rụng tóc sinh lý thường diễn ra vào thời điểm giao mùa, từ cuối hè sang thu. Nguyên nhân là do sự giao động của thời tiết, khiến cho tóc bị yếu đi và bắt đầu rụng. Hiện tượng này tóc sẽ rụng từ khoảng 30 – 100 sợi/ngày. Vì vậy, nếu bạn thấy số lượng tóc của mình rụng trong khoảng này thì hãy cứ yên tâm là sức khỏe của bạn hoàn toàn bình thường. Đôi khi lo lắng gây căng thẳng cũng khiến tóc rụng nhiều hơn đấy.

II. Rụng tóc bệnh lý

2.1. Khi nào thì bắt đầu lo lắng vì rụng tóc?

Như đã đề cập ở trên, khi bạn cảm thấy số lượng tóc rụng nhiều bất thường. Đặc biệt, tình trạng đó lại kéo dài đến khoảng 8 tuần, thì đây chắc chắn là tiếng chuông báo động của triệu chứng rụng tóc bệnh lý. Bạn nên theo dõi hoặc thăm khám một cách triệt để hơn

Rụng tóc bệnh lý có nhiều biểu hiện rất bất thường

2.2 Nhận biết dấu hiệu của rụng tóc bệnh lý

  • Tóc rụng hàng ngày và số lượng tóc rụng lên đến hơn 100 sợi/ngày. Ở hiện tượng này tóc thường rụng thành từng nhúm một. Nhất là khi bạn gội đầu, chải đầu hay dùng tay vuốt tóc thì sẽ thấy tóc rơi nhiều ra sân. Tóc rụng ngay cả lúc ướt hay khô.
  • Hãy kiểm tra sau 3 ngày gội đầu bằng dầu gội, kẹp một lọn tóc khoảng 10 sợi giữa hai ngón tay cái, tay trỏ và kéo mạnh. Nếu có hơn hai sợ bị rụng là dấu hiệu xấu.
  • Tóc rụng nhiều nhưng không thấy mọc lại mà càng thấy ít đi. Bạn có thể kiểm tra bằng cách xem lượng tóc con có mọc không
  • Tóc thường rụng vào từng mảng. Nếu bạn cảm thấy da đầu của mình bị lộ ra và sờ không thấy tóc đâu thì điều đó cảnh báo bạn đang cần đi khám.
  • Bạn có thể thấy tóc con mọc lên, nhưng những sợi tóc đó không chắc khỏe bằng sợi tóc trước đây của bạn, ngoài ra hình dáng sợi tóc đó thường xoăn tít.
  • Bạn đang bị rụng tóc kèm theo các biểu hiện ngứa, da đầu bong tróc, có nhiều vết hồng ban? Đây có thể là tình trạng rụng tóc do nấm da đầu nên bạn cần đến chuyên khoa da liễu để có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả

2.3 Cơ chế gây nên rụng tóc do bệnh lý

Căn nguyên của việc rụng tóc bệnh lý là do sự suy yếu của tế bào mầm tóc. Lúc này, tóc không thể hoạt động đúng chu trình dẫn đến dễ gãy rụng, mọc chậm. Bên cạnh đó, sợi tóc mới mọc cũng mảnh hơn bình thường. Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ tác động khiến tế bào mầm tóc suy yếu lại có sự khác nhau giữa nam và nữ

2.3.1 Đối với nữ

  • Rối loạn thần kinh nội tiết nữ: Thường xảy ra khi đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sau sinh, dùng thuốc ngừa thai, đặc biệt là phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn  kinh. Sự mất cân bằng hormone khiến khả năng bảo vệ tế bào mầm tóc suy giảm đến rụng tóc
  • Dinh dưỡng thiếu hụt: Phụ nữ thường bị thiếu hụt dinh dưỡng mỗi lúc sinh nở, nuôi con…
  • Các vấn đề tâm lý: căng thẳng, lo âu, sợ hãi, trầm cảm…cũng khiến phái nữ dễ bị rụng tóc
  • Lạm dụng hóa chất: Sử dụng quá nhiều phương pháp làm đẹp bằng nhiệt khiến tóc hư tổn
  • Bệnh lý: Do ảnh hưởng từ các bệnh lý như viêm nhiễm da đầu, bệnh tuyến giáp, thậm chí là ung thư…làm tóc rụng rụng nhiều

Căng thẳng, mệt mỏi cũng làm gia tăng chứng rụng tóc bệnh lý

2.3.1 Đối với nam

  • Rối loạn thần kinh nội tiết nam: Xảy ra khi có sự tăng hoặc giảm nồng độ nội tiết tố nam, thường gặp ở người rối loạn sinh lý.
  • Căng thẳng, stress: Thần kinh phải ứng phó bằng cách tiết ra chất P bảo vệ cơ thể. Vô tình đây lại là yếu tố làm tổn thương tế bào mầm tóc
  • Rụng tóc do di truyền: thường xảy ra ở nam giới trẻ tuổi bị hói đầu. Nguyên nhân là do độ nhạy cảm với các thụ thể của hậu chất nội tiết nam tăng cao, dẫn đến tóc rụng sớm.
  • Thói quen sinh hoạt: hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia…

2.4 Phải làm gì khi bị rụng tóc quá nhiều

Một khi người bệnh biết cách chăm sóc tóc bằng những thói quen tích cực và bổ sung dưỡng chất cho tế bào mầm tóc, từng sợi tóc nói riêng và mái đầu nói chung sẽ không còn nỗi lo gãy rụng, tóc sẽ mọc chắc khỏe, dày mượt.

Biết cách chăm sóc bản thân bằng thói quen tích cực để giảm rụng tóc

Trước hết, người bệnh cần khắc phục các yếu tố nguy cơ gây rụng tóc có thể phòng tránh được. Điển hình như suy nghĩ tích cực, giảm áp lực căng thẳng trong cuộc sống. Đồng thời cung cấp đủ dưỡng chất, không lạm dụng các phương pháp làm đẹp sử dụng nhiều hóa chất…
Quan trọng hơn, vì cơ chế gây rụng tóc ở nam và nữ là hoàn toàn khác nhau, bạn cần có giải pháp chuyên biệt để tác động trúng đích vào căn nguyên để đạt được hiệu quả tốt nhất.
iCare Pharma tổng hợp
1/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *